Hình thức một siêu quốc gia là gì eu năm 2024

Nếu đối chiếu với tính chất của hai vectơ liên kết quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay thì liên kết khu vực ASEAN hoàn toàn nằm trong phạm vi của vectơ toàn cầu hóa gián tiếp. Để có thể đánh giá được mức độ liên quan giữa quá trình liên kết khu vực ASEAN với hệ thống pháp luật Việt Nam thiết nghĩ, cần tiếp cận vấn đề ASEAN theo ba nội dung chủ yếu là: i) bản chất pháp lý của ASEAN, ii)khung pháp luật của ASEAN, iii) cơ chế tương tác của khung pháp luật ASEAN với hệ thống pháp luật các quốc gia thành viên.

Sự phát triển của ASEAN được triển khai theo kế hoạch dựa trên 3 cộng đồng được coi là 3 trụ cột của cộng đồng ASEAN, gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh (ASEAN Political - Security Commuity - APSC); Cộng đồng Xã hội - Văn hóa ASEAN (ASEAN Social - Cultural Community - ASCC) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC). Trong số đó, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được chính thức thành lập và đi vào vận hành từ ngày31-12-2015.

ASEAN là một khu vực có cấu trúc đa dạng. Các quốc gia thành viên ASEAN đều có những khác biệt rất lớn về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, về chính trị cũng như kinh tế. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự đa dạng ấy là điểm khác đầu tiên của ASEAN so với EU và cũng là khó khăn đầu tiên trong việc thực hiện có hiệu quả lộ trình hợp tác của Cộng đồng Kinh tế. EU là một liên kết khu vực có tính trên quốc gia và sự liên kết được bảo đảm bằng pháp luật của chính nó. Còn ASEAN thì sao? Trước hết, các nước trong ASEAN gắn kết với nhau trên nền tảng hợp tác, thỏa thuận ngoại giao và khi cần đến quyết sách thì áp dụng nguyên tắc đồng thuận (consensus) và đó chính là những nguyên tắc cốt lõi làm nên cái gọi là “cách của ASEAN” (ASEAN way). Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ASEAN có thể được giải thích trên quan điểm lịch sử. Một đặc điểm rất quan trọng của ASEAN là ở chỗ hầu hết các thành viên của nó là những quốc gia đã từng là thuộc địa của thực dân phương Tây. Vì vậy, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước ASEAN với tính cách là một sản phẩm của lịch sử. Trong khi đó, như đã nêu ở phần trên, khi nói về liên kết khu vực ở Châu Âu thì sự hội nhập xuyên quốc gia đòi hỏi sự hi sinh về chủ quyền ở những mức độ nhất định. Vì vậy, việc chưa có được ở ASEAN một cơ chế ràng buộc pháp lý và một thể chế có tính “siêu quốc gia” là điều dễ hiểu. Một số học giả phương Tây, vì vậy, đã đánh giá ASEAN là một tổ chức thương mại khu vực không bị ràng buộc bởi những cơ chế có tính pháp lý.Cũng đã có ý kiến rất xác đáng là Kế hoạch chi tiết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2007 và sự vận hành của Cộng đồng này sẽ là khả thi nếu các quốc gia thành viên ASEAN tuân thủ việc thực hiện những quy tắc pháp lý chặt chẽ và mỗi quốc gia đó phải có cho mình một nền tài phán độc lập để áp dụng các quy chuẩn của cộng đồng ASEAN mà không bị sức ép từ phía các quốc gia thành viên.

Để thấy rõ điều này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về cấu trúc thể chế của ASEAN.

Thứ nhất, xét theo tính chất về các thiết chế lãnh đạo và điều hành tổ chức. Theo Hiến chương ASEAN, cơ quan cao nhất có quyền đưa ra các quyết định chính trị cốt yếu của ASEAN là Hội nghị cấp cao ASEAN gồm các nguyên thủ quốc gia thành viên. Tiếp đến là Hội đồng các Bộ trưởng, bao gồm Hội đồng các Bộ trưởng ngoại giao và Hội đồng các Bộ trưởng về kinh tế. Đây là những cơ quan có thẩm quyền bàn định các vấn đề chuyên ngành. Cuối cùng, cơ quan điều hành hàng ngày của ASEAN là Ban Thư ký. Ban Thư ký ASEAN không có quyền quyết định mà được xem như một cơ quan hành chính trong bộ máy ASEAN. Cơ quan này thường đưa ra các đề xuất, nhưng không mang tính chính thức. Như vậy, nếu so sánh với EU - một tổ chức liên kết khu vực tương đồng - thì sự khác biệt sẽ thể hiện ở chỗ, EU có Ủy ban châu Âu - cơ quan có vị trí độc lập có quyền ban hành các đạo luật có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Trong khi đó, các cơ quan của ASEAN - từ Hội nghị cấp cao, Hội đồng các Bộ trưởng, Ban Thư ký - đều không có thẩm quyền đó mà quyền ra các quyết định vẫn nằm trong tay các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, nếu ở EU có “văn bản pháp luật của EU” thì ở ASEAN không tồn tại cái gọi là “văn bản pháp luật của ASEAN” (ASEAN Legal Act) tức là không tồn tại pháp luật “trên quốc gia” hay “siêu quốcgia”.

Theo luật quốc tế, các tổ chức quốc tế gồm hai loại: tổ chức “liên chính phủ” (intergovernmental) và tổ chức “siêu quốc gia” hay là “trên quốc gia” (supanational).Ở loại thứ nhất, quyền đưa ra quyết định vẫn nằm ở chính phủ các nước thành viên tổ chức; trong khi đó, ở loại thứ hai, tổ chức có quyền đưa ra quyết định có tính ràng buộc toàn bộ các nước thành viên và quyết định này được tổ chức thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó và cơ quan có thẩm quyền này không nằm trong số các đại diện cho từng quốc gia; đồng thời với đó là việc tổ chức này có khả năng ban hành pháp luật có hiệu lực trực tiếp đối với các nước thành viên như một trật tự pháp luật riêng do tổ chức đó đặt ra.

Đối chiếu với những đặc trưng này với cấu trúc hiến định của ASEAN, chúng ta có thể khẳng định rằng, xét theo bản chất pháp lý thì ASEAN vẫn là một tổ chức quốc tế liên chính phủ. Hiến chương ASEAN năm 2007 cũng đã không có hàm ý coi ASEAN là một tổ chức “siêu quốc gia” bởi theo các cơ chế mà Hiến chương đã quy định thì mọi quyết định ở đây là phụ thuộc vào các chính phủ và nằm trong tay Chính phủ các quốc gia thànhviên.

Thứ hai, xét theo cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp trong một tổ chức quốc tế đó là thước đo về tính chặt chẽ của tổ chức đó và quyền lực của nó. Nhận thức được điều đó, các quốc gia ASEAN đang hướng tới xác lập một cơ chế giải quyết tranh chấp với kỳ vọng “tăng cường thúc đẩy nguyên tắc pháp quyền thông qua việc bảo đảm tuân thủ và thực thi các nghĩa vụ và các cam kết trong phạm vi khu vực”, hỗ trợ đắc lực cho sự vận hành thông suốt Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Vào năm 2004, một Nghị định thư của ASEAN đã được ban hành, theo đó đã lập ra cơ chế với tên gọi “Cơ chế tăng cường giải quyết tranh chấp ASEAN” - ASEAN Enhanced Disputes Settlement Mechanism - AEDSM. Đây là cơ chế để giải quyết các tranh chấp có khả năng phát sinh từ các thỏa thuận kinh tế của ASEAN hiện tại và trong tương lai, thể hiện quyền tài phán bắt buộc của ASEAN đối với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN. Nghiên cứu cơ chế này có thể thấy rất rõ sự tương đồng cao của nó đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) với 4 yếu tố: i) có quyền tài phán bắt buộc; ii) có một cơ quan xét xử phúc thẩm thường trực; iii) có cơ chế kiểm tra lại phán quyết của cấp sơ thẩm và phúc thẩm; và cuối cùng iv) có các bảo đảm thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua một phiên họp của các quan chức kinh tế cấp cao (Senior Economic Official Meeting - SEOM) bằng cách lập ra các Hội đồng đánh giá, xây dựng báo cáo, đề ra các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện kết luận của Hội đồng. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, chưa có một tranh chấp nào giữa các quốc gia ASEAN được thụ lý tại các Hội đồngnày.

Khi đề cập đến khung pháp luậtASEAN cần phải xét từ“một mong muốn chung: hướng tới hòa bình lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực thông qua việc tôn trọng công lý, pháp luật”. Bằng chứng của sự nỗ lực cho những mục tiêu đó là sự ra đời của Hiến chương ASEAN vào năm 2007 thiết lập tư cách pháp lý cho ASEAN, tạo ra một nền tảng hiến định, theo đó, tuân thủ pháp luật được xem là mục đích và nguyên tắc cốt lõi của ASEAN. Trước thời điểm đó, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, các thành viên ASEAN đã có một loạt các thỏa thuận như đã nêu ở trên nhằm tạo ra tính ràng buộc về pháp lý cho các quan hệ trong cộng đồng, bao gồm cả thương mại và dịch vụ (1995), giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hiệp định kinh tế (1996), hợp tác công nghiệp (1997) và đầu tư (1998). Nhìn chung, các thỏa thuận đó cho thấy một tần suất của các nỗ lực trong định hướng xây dựng khung pháp luật chung của cộng đồng. Tác giả Michael Ewing-Chow xác nhận rằng, cho đến trước khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào cuối năm 2008, ASEAN đã có ít nhất 313 hiệp định chính thức, chưa kể đến các văn kiện khác như các thông cáo và các tuyên bố.

Về hình thức pháp lý, AEC vận hành trên cơ sở Hiệp định về khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area - AFTA) lần đầu tiên được ký kết vào năm 1992 và được mở rộng dần cùng với sự tham gia của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. Đến lượt nó, sự vận hành của Khu vực Mậu dịch Tự doASEAN được thúc đẩy phát triển trên cơ sở 4 Hiệp định trụ cột là:HiệpđịnhThương mại hàng hóa ASEAN (The ASEAN Trade in Goods Agreement - ATIGA) năm 2009;Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS) năm 1995; Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (The ASEAN Comprehensive Investment Agreement - ACIA) năm 2009; Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (AgreementontheMovementofNaturalPersons-MNP)năm2012.

Nói về khung pháp luật của ASEAN với tính cách là một tổ chức quốc tế thì ngoài Hiến chương ASEAN và các hiệp định đã nêu trên thì cần phải kể thêm về một dạng “luật mềm” của ASEAN - đó là hình thức thỏa thuận công nhận lẫn nhau(Mutual Recognition Agreements - MRAs) về các tiêu chuẩn - một phương thức quốc tế hóa pháp luật rất phổ biến trong thời đại toàn cầu hóa và khu vực hóa. Theo đó, chẳng hạn, tại Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995 đã xác định việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn thông qua việc ký kết nhiều hiệp định giữa các quốc gia thành viên: Thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về dịch vụ kế toán (2009), về chứng nhận trình độ (2010), về dịch vụ kỹ thuật (2005), về dịch vụ điều dưỡng (2006), về kiến trúc (2007), về hành nghề y và nha khoa (2009), về hành nghề du lịch(2012).

Khi xem xét từ cơ chế tương tác của khung pháp luật ASEAN với hệ thống pháp luật các quốc gia thànhviên có thể thấy, nếu so sánh với những liên kết khu vực khác mà trước hết là với Liên minh châu Âu, thì dường như ASEAN, từ bản chất pháp lý của nó như đã nêu ở trên, đang hướng tới pháp quyền theo một cách khác biệt mà theo nhiều nhà phân tích thìđó là cách sử dụng các cơ chế pháp lý “mềm”. Theo nhà nghiên cứu IndonesiaRandall Perenboon thì đó chính là sự kết hợp các yếu tố đặc trưng “cứng”, hìnhthức pháp lý về Nhà nước pháp quyền với các giá trị kinh tế, chính trị, tôn giáo vốnquen thuộc với các nước châu Á nói chung và với Đông Nam Á nói riêng.Khái niệm “pháp quyền mềm”, “pháp quyền mỏng” cũng được học giả AustraliaInelda Deinla sử dụng khi cho rằng, đó là một cách khác biệt của ASEAN để hướngtới pháp quyền. Rõ ràng rằng, kiểu “pháp quyền mềm” ấy đã tác động đến đặcđiểm của toàn bộ khuôn khổ pháp luật và các cơ chế thực thi pháp luật của ASEAN.

Như vậy, đặc trưng của ASEAN với tính cách là một tổ chức quốc tế liên chính phủ mà chưa phải là một tổ chức quốc tế có tính siêu quốc gia, có thể tóm lược trong ba yếu tố: thể chế lỏng lẻo, thiếu khung pháp luật chung với tính cách là hệ thống, hay là khung pháp luật ASEAN; thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực bắt buộcchung.

Đặc trưng thứ nhất thể hiện ở việc thiếu vắng những cấu trúc có thẩm quyền ban hành quyết định có hiệu lực bắt buộc chung đối với tất cả các quốc gia thành viên. Hiến chương ASEAN chưa xác lập một định chế kiểu ấy mà chỉ coi Hội nghị cấp cao ASEAN như một thiết chế điều hành, điều phối và coi Ban thư ký ASEANnhư là bộ máy hành chính có chức năng xây dựng và đệ trình các báo cáo. Việc quyền quyết định vẫn nằm trong tay chính phủ của từng quốc gia thành viên có thể tạo ra nguy cơ đối với các quan hệ thị trường và quá trình hình thành thị trường chung ASEAN, bởi nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh có khả năng đến từ sự bảo hộ của các chính phủ là rất hiện hữu. Xây dựng cho được một thị trường chung cho tự do thương mại về hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, tư bản và lao động lành nghề đòi hỏi ASEAN phải nhanh chóng tiến tới xác lập một thiết chế có đủ thẩm quyền ra quyết định xuyên quốc gia, nằm trên thẩm quyền của các quốcgia.

Đặc trưng thứ hai thể hiện ở việc các hiệp định của ASEAN chưa đạt đến trình độ có thể bảo đảm để mọi công dân của từng quốc gia thành viên có những quyền chủ thể, hoặc, nói khác đi, những quy định hiện hành của ASEAN chưa trực tiếp phát sinh hiệu lực đối với công dân tại các quốc gia thành viên, điều mà một tổ chức “siêu quốc gia” nhất thiết phải có, ASEAN chưa tạo ra được sự bảo hộ pháp lý chắc chắn cho công dân và công dân vẫn còn lệ thuộc vào thiện chí bảo vệ của chính phủ quốc gia mình khi nảy sinh tranh chấp pháp lý. Mặc dù vậy, tác giả Luận án cho rằng, việc Hiến chương và các văn kiện chính trị của ASEAN nhấn mạnh về “một bản sắc chung ASEAN” (Khoản 14 Điều 1 Hiến chương ASEAN) chắc chắn sẽ là động lực để ASEAN đạt được mức độ liên kết pháp lýấy.

Đặc trưng thứ ba của ASEAN là thiếu vắng cơ quan tư pháp của cộng đồng khu vực: không có Tòa án ASEAN. Vì vậy, không có các chuẩn mực trong việc giải thích và áp dụng các quy định của ASEAN. Điều đó dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giữa các nỗ lực xây dựng quy phạm, thể hiện ở việc đã đạt được một số lượng lớn các văn bản, văn kiện pháp lý của ASEAN, với khả năng các văn kiện đó đến được với thực tiễn của cuộc sống tại các quốc gia thành viên. Tác giả Luận án cho rằng, khắc phục được lỗ hổng này là đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập khu vực và là bước đi không thể thiếu để đạt được các mục tiêu của AEC.

Đặc trưng thứ tư, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực bắt buộc chung. Như đã nêu ở trên, khi xác lập “Cơ chế tăng cường giải quyết tranh chấp ASEAN (AEDM)” vào năm 2004, các quốc gia ASEAN đã kỳ vọng có được mộtthứ quyền tài phán hữu hiệu thúc đẩy vận hành thông suốt AEC. Tuy nhiên, nhược điểm căn bản nhất của cơ chế tăng cường giải quyết tranh chấp ASEAN là cho phép các nước thành viên ASEAN được sử dụng các công cụ khác thay vì sử dụng chính cơ chế này. Nói khác đi, mặc dù quy định quyền tài phán của Hội đồng giải quyết tranh chấp là bắt buộc nhưng quyền đó không là thứ duy nhất mà các quốc gia còn có thể linh hoạt lựa chọn cách giải quyết khác đối với tranh chấp của mình. Vô hình chung điều đó đã vô hiệu hóa cơ chế pháp lý có tính tố tụng để giải quyết tranh chấp. Thêm vào đó, nếu căn cứ vào quy định tại Điều 27 Hiến chương ASEAN thì khi một nước thành viên không tuân theo phán quyết của Hội đồng thì bên còn lại sẽ đưa vấn đề ra trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hay trước cuộc gặp thường niên của các nguyên thủ quốc gia. Như vậy, phương pháp cuối cùng được tìm đến lại là một giải pháp chính trị thay vì pháp luật. Qua đó, một lần nữa có thể khẳng định rằng, đối với ASEAN thì văn hóa đồng thuận, tránh đối đầu, các giải pháp chính trị, ngoại giao vẫn là chủ yếu mà chưa đề cao các công cụ pháp luật trong vận hành Cộng đồng. Tuy vậy, có thể tin tưởng rằng, ý thức về sự cần thiết đề cao pháp luật và pháp quyền thì đã hiện hữu và sự thay đổi trong thực tế sẽ là một tấtyếu.


Henry L. (2007), “The ASEAN Way and Community Integration: Two different models of Regionalism”, European Law Journal, (13),pp.857-879.

Goh, G. (2003), “The ASEAN way: non intervention and ASEAN's role in conflict management”, Stanford Journal of East Asian affairs,pp.113-118

Leviter L. (2011), ASEAN Charter: ASEAN failure or memberfailure?,N.Y.U. Journal of International Law and Politics, p.159-211.

Roberts, Christopher (2012), ASEAN Regionalism: Cooperation, Values and Institutionalization, London/New York:Routledge, p.2

Malanczuk,P.(1997),Akeshurst'ModernIntroductiontoInternationallaw,London: Routledge, p.96

Vergano, P. R. (2009), the ASEAN Dispute Settlement Mechanism and its Role in a Rule-Based Community: Overview and Critical comparison, Asian International Economic Law Network InauguralConference, p.1-11

Zhu W (2008), “The Dispute settlement mechanism of ASEAN Free Trade Area (AFTA)anditsimplicationsforSADC”,InternationalConference,Maputo,pp.1-11.

Michael Ewing-Chow (2010), “Translating the Design into a Bloe: The Domestic Implementation of the ASEAN Charter” in S. Tiwari, ed., ASEAN: Life after the Charter, ISEAS Publishing,p79.

EC và EU khác nhau như thế nào?

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) được đổi tên có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau khi các nước EC ( Cộng đồng Châu Âu gồm 6 thành viên sáng lập là: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức ) đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích vào Tháng 12 – 1991, hiện bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, ...

EU là viết tắt của từ gì?

EU là viết tắt của "European Union" trong tiếng Anh, còn được gọi là "Liên minh châu Âu". Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế chính trị và kinh tế, được thành lập bởi một số quốc gia châu Âu với mục tiêu tạo ra một liên minh kinh tế và chính trị mạnh mẽ.

Asean và EU có điểm gì giống nhau?

Tuy nhiên, ASEAN cũng có khá nhiều điểm giống EU, đó là: là một tổ chức luôn phát triển, biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh; là tổ chức “mở” và có quan hệ phong phú với các đối tác trên khắp thế giới; cả ASEAN và EU đều được đánh giá là các tổ chức thành công và là nòng cốt thúc đẩy chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và ...

Mục tiêu của EU khi thành lập là gì?

* Mục tiêu khi thành lập EU được đề ra là đảm bảo hoà bình bền vững cho châu Âu, giải quyết cơ bản mâu thuẫn của hai cường quốc Đức và Pháp (ngòi nổ của các cuộc chiến tranh trước đây), tăng cường hợp tác kinh tế, liên kết các ngành sản xuất cơ bản của hai nước Pháp, Đức và 4 nước đồng minh khác là Bỉ, Italia, Hà Lan, ...