Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

Các bệnh lý thần kinh thường biểu hiện đa dạng và phức tạp, bệnh cần được chẩn đoán sớm để giúp người bệnh có được phương pháp điều trị thích hợp và làm giảm các biến chứng lâu dài. Các triệu chứng gây bệnh thần kinh tùy thuộc biểu hiện và diễn tiến từng bệnh là khác nhau. Người bệnh nên đến bệnh viện gặp gỡ các Bác sĩ giỏi chuyên khoa để kiểm tra nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu dữ dội, kéo dài
  • Đau nửa đầu
  • Mất thăng bằng, choáng váng, chóng mặt
  • Tê nửa mặt, tê bì tay chân
  • Nhìn mờ
  • Thay đổi về thính giác và khứu giác
  • Thay đổi về hành vi
  • Nói lắp, mất trí nhớ, hay quên
  • Co giật, động kinh, mệt mỏi,…

Tại phòng khám chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 2, các Bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp người bệnh để đánh giá chẩn đoán bệnh chính xác, chỉ định tầm soát phù hợp như điện não, điện cơ, CT Scan, MRI các chẩn đoán huyết học, miễn dịch học cùng hệ thống t

Bệnh thần kinh thường diễn biến âm thầm, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân, về lâu về dài có thể dẫn đến biến chứng. Chính vì thế chúng ta nên chủ động đi khám thần kinh khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang mắc bệnh thần kinh và cần thăm khám, điều trị kịp thời?

1. Vai trò của hệ thần kinh

Về cấu tạo, hệ thần kinh trung ương gồm có: tủy sống, não bộ và mạng lưới dây thần kinh ở trên toàn cơ thể. Nhiệm vụ chính của hệ thần kinh trung ương là điều khiển hoạt động của cơ thể, ví dụ như: suy nghĩ, vận động, cảm giác,… Đồng thời, nhờ sự kiểm soát của hệ thần kinh trung ương, các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng

Nếu thần kinh trung ương bị tổn thương, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh thần kinh, hay còn gọi là tình trạng rối loạn thần kinh. Triệu chứng bệnh thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể chứ không riêng gì não bộ, tủy sống hay hệ thống dây thần kinh.

Trên thực tế, có khoảng 600 dạng rối loạn thần kinh khác nhau, trong đó một số căn bệnh thường gặp là: bệnh Parkinson, viêm màng não, động kinh hoặc đau nửa đầu,… Để phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta nên chủ động đi khám thần kinh ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ.

2. Khám thần kinh là gì?

Khi đi kiểm tra thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và phát hiện tình rối loạn thần kinh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Bệnh thần kinh thường diễn biến phức tạp, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nên cần đi kiểm tra và thăm khám sớm, giúp hạn chế tối đa biến chứng, duy trì chức năng của hệ thần kinh.

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và có kinh nghiệm khám thần kinh. Các yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn đơn vị thăm khám là: kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ; chất lượng máy móc, cơ sở vật chất; dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị có tốt không,…

Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

Khám thần kinh giúp bạn phát hiện kịp thời tình trạng rối loạn thần kinh

3. Dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám thần kinh?

Như đã phân tích, rối loạn thần kinh gồm nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng đa dạng. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh thần kinh và cần thăm khám, điều trị sớm?

Nếu bạn phải trải qua các triệu chứng sau, hãy theo dõi và đi kiểm tra càng sớm càng tốt:

  • Thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu.
  • Các giác quan có dấu hiệu suy giảm chức năng, đặc biệt là khứu giác, thị giác, thính giác.
  • Hay có cảm giác chóng mặt, dễ mất thăng bằng khi đi lại.
  • Có dấu hiệu tê bì ở chân tay hoặc tê ở mặt.
  • Tay chân có dấu hiệu co rút, co giật.
  • Nôn mửa mà không rõ nguyên nhân.
  • Trí nhớ suy giảm, hay quên và có biểu hiện lú lẫn; hay nói lắp,…

Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thần kinh

Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh thần kinh, nếu bệnh nhân chủ quan và bỏ qua việc khám thần kinh trong giai đoạn đầu thì bệnh sẽ diễn biến tệ hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

4. Quy trình khám thần kinh diễn ra như thế nào?

Để đánh giá chức năng của hệ thần kinh trung ương, bác sĩ thường kiểm tra một số vấn đề như:

  • Kiểm tra khả năng giữ thăng bằng.
  • Kiểm tra rối loạn cảm giác, bệnh nhân rối loạn thần kinh thường có triệu chứng đau và tê ở một số khu vực trên cơ thể. Bác sĩ cần kiểm tra để nắm được đặc điểm cơn đau, tê và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Kiểm tra rối loạn giác quan, cụ thể khả năng nghe và nhìn của bệnh nhân có suy giảm không, khả năng nói ra sao,...
  • Kiểm tra về rối loạn tâm thần, bệnh nhân rối loạn thần kinh thay đổi cảm xúc thất thường, đồng thời khả năng ghi nhớ kém hơn so với người bình thường.
  • Kiểm tra một số vấn đề khác, ví dụ như: hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch, gan, phổi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng quan tâm tới chất lượng giấc ngủ và đời sống tình dục của bệnh nhân.

Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

Bệnh nhân được kiểm tra cảm giác và phản xạ

Thông thường, trình tự các bước khám có thể là: bệnh nhân sẽ được kiểm tra khả năng vận động, khả năng phản xạ, khám cảm giác và kiểm tra nội khoa.

4.1. Kiểm tra khả năng vận động

Kiểm tra khả năng vận động gồm 3 phần chính, đó là kiểm tra vận động hữu ý, khám vận động phối hợp và khám vận động bị động. Cụ thể, khi kiểm tra vận động hữu ý, bệnh nhân thường được yêu cầu thực hiện một số động tác đơn giản như: xòe nắm bàn tay, giơ tay lên, co duỗi chân để để giác nguy cơ liệt. Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành khám cơ lực thông qua nghiệm pháp Barré và Mingazzini,…

Khi khám vận động phối hợp, bệnh nhân cần thực hiện động tác như: đưa ngón tay chỉ vào mũi, dái tai, gót chân để lên đầu gối, liên tục úp bàn tay. Bước khám trương lực (khám vận động bị động) thường dùng để đánh giá sức nặng, độ co duỗi và độ ve vẩy của cơ.

4.2. Kiểm tra phản xạ

Bác sĩ thường chú trọng kiểm tra phản xạ gân xương, da bụng và một số phản xạ bệnh lý của bệnh nhân để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn thần kinh.

4.3. Kiểm tra cảm giác

Kiểm tra cảm giác gồm 2 phần chính, đó là khám cảm giác nông và sâu để phát hiện các triệu chứng rối loạn cảm giác

4.4. Kiểm tra nội khoa

Khi kiểm tra nội khoa, các yếu tố được quan tâm hàng đầu là:

  • Tình trạng mạch và huyết áp.
  • Rối loạn xảy ra ở tim, phổi.
  • Kiểm tra vùng bụng.

Áp dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu để thăm khám chính xác hơn như chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang,...

5. Địa chỉ khám thần kinh uy tín

Nếu quý khách đang tìm kiếm một địa chỉ khám thần kinh uy tín thì có thể tham khảo và lựa chọn Phòng khám Đa khoa MEDLATEC thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị có bề dày lịch sử gần 30 năm. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế làm việc tại MEDLATEC đều là những người có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm.

Khám thần kinh bệnh viện nào tốt nhất năm 2024

MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phục vụ cho việc thăm khám

Đặc biệt, các máy móc chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ khám chữa bệnh tại MEDLATEC đều hiện đại, tiên tiến như máy chụp X - quang, máy siêu âm, máy chụp MRI,... chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ và Đức. Ngoài ra, khi tiến hành xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hoàn toàn yên tâm với kết quả. Điều đó là nhờ MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

Với những chia sẻ kể trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn thần kinh. Khi gặp các triệu chứng này, chúng ta nên chủ động đi khám thần kinh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 hoặc tới trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC tại địa chỉ 2/82 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn thêm.