Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là gì năm 2024

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo thu nhập hoặc báo cáo lãi lỗ, là một phần trong báo cáo tài chính và được lập ra để phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các số liệu về doanh thu, chi phí, lãi lỗ. Báo cáo kết quả kinh doanh được kế toán lập định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày.

Đối với các doanh nghiệp lớn, công ty cổ phần đại chúng, báo cáo tài chính của công ty bắt buộc phải được lập theo quý để công khai minh bạch thông tin trên thị trường.

Nếu có sai sót trong các kỳ trước thì phải được điều chỉnh hồi tố, hiểu đơn giản là khoản mục nào cần điều chỉnh thì điều chỉnh vào khoảng thời gian đó luôn chứ không được điều chỉnh vào báo cáo. Điều này đồng nghĩa với việc điều chỉnh khoản mục như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.

Mục đích của Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh được lập ra nhằm mục đích phục vụ các bên liên quan, bao gồm cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý, nhân viên và đối tác, hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh và sức khỏe tài chính của tổ chức. Thông tin trên BCKQKD giúp các bên nắm được tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời so sánh được với số liệu cùng kỳ năm trước, từ đó đưa ra phân tích về hiệu suất kinh doanh và sức khỏe tài chính của tổ chức đó.

Người đọc có thông tin về tình hình doanh thu của công ty từ hoạt động kinh doanh chính, từ hoạt động tài chính và những hoạt động khác. Đồng thời nắm được chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu như: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, thay đổi như thế nào so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?

Cuối cùng, người đọc có thể nắm được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ hoạt động cốt lõi hay hoạt động khác, nhằm xác định sự phát triển lâu dài của công ty.

Tầm quan trọng của Báo cáo kết quả kinh doanh

Đối với từng nhóm đối tượng, tầm quan trọng của BCKQKD có sự khác nhau. Đối với nhóm nhà quản trị, họ có thể đưa ra những thay đổi kịp thời về hoạt động của đơn vị như mở rộng hoạt động, tiếp cận thị trường mới, cắt giảm chi phí, hay thay đổi chiến lược kinh doanh. Thêm nữa, với những thông tin từ BCKQKD, nhà quản trị có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp kịp thời.

Đối với cổ đông và nhà đầu tư, họ quan tâm tới lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý và ngân hàng, họ cần thông tin để đảm bảo các tổ chức đang tuân thủ các quy định pháp lý và đưa ra các đánh giá về rủi ro tín dụng của tổ chức. Như vậy, doanh nghiệp có thể tạo niềm tin và sự minh bạch với các bên liên quan.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là gì năm 2024

Xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên WiChart

Cấu trúc của Báo cáo Kết quả kinh doanh

Cấu trúc của BCKQKD phải tuân thủ theo đúng quy chuẩn kế toán, nếu không sẽ không được tính là hợp lệ. Có thể chia báo cáo ra làm 3 nhóm chính: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Riêng tiêu chí cuối chỉ được trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp và không trình bày trong các báo cáo KQKD khác.

Nhóm doanh thu

Mục này sẽ bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu của doanh nghiệp, tới từ các hoạt động kinh doanh chính như bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong kỳ báo cáo của công ty. Lưu ý, doanh thu ở đây không bao gồm các loại thuế thu như thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị hoàn lại trong kỳ báo cáo.
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh số từ các hoạt động của công ty trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
  • Giá vốn hàng bán: Tổng giá vốn của hàng hóa, hay chi phí cần có để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Độ chênh lệch giữa doanh thu thuần của doanh nghiệp và giá vốn hàng bán
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng doanh thu của doanh nghiệp từ các hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo
    Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là gì năm 2024

Nhóm chi phí

Mục này bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra, bao gồm:

  • Chi phí tài chính: Tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,…
  • Chi phí lãi vay: Được tính vào chi phí tài chính
  • Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý kinh doanh
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp
  • Thu nhập khác: Thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán
  • Chi phí khác: Chi phí phát sinh trong kỳ kế toán
  • Lợi nhuận khác: Độ chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Chi phí thuế phát sinh trong kỳ kế toán
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ kế toán
    Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là gì năm 2024

Nhóm lợi nhuận

Mục này bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới lợi nhuận của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp)
  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu: Lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu
    Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là gì năm 2024

Các bước đọc và đánh giá chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Đọc thông tin các chỉ tiêu

Khi đọc Báo cáo kết quả kinh doanh, người đọc cần để ý các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

  • Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp: phản ánh mức độ lãi/lỗ của doanh nghiệp
  • Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành: phản ánh trong kỳ doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp
  • Chỉ tiêu về doanh thu: phản ánh chi phí từ đó xác định lợi nhuận của từng hoạt động. Trong đó, để ý tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của doanh nghiệp

Đánh giá và phân tích các chỉ tiêu

Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức tính như sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/lỗ) = Doanh thu - Chi phí

Người đọc có thể đọc các chỉ tiêu và nắm được kết quả hoạt động kinh doanh, được chia thành 4 phần:

  • Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính: Người đọc phân tích sâu hơn cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí để xem tỷ lệ tăng doanh thu và chi phí tăng có đang hợp lý không để đưa ra những nhận định về sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã đặt ra mục tiêu thì cần so sánh số liệu với các số dự toán hoặc định mức để đánh giá kết quả công tác quản trị doanh thu, chi phí trong kỳ và đưa ra điều chỉnh kịp thời nếu cần.
  • Kết quả từ hoạt động tài chính: Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ,... không có phát sinh các hoạt động đầu tư, doanh thu hoạt động tài chính chỉ bao gồm lãi các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền cho cá nhân, tổ chức vay…
  • Kết quả từ hoạt động khác
  • Kết quả tổng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các số liệu Báo cáo lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần khác thường nhỏ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp vừa và lớn, giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần khác có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kết quả kinh doanh doanh nghiệp.

Lúc này, nhà quản trị cần xem xét, đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận và có những điều chỉnh hợp lý bởi để phát triển lâu dài và bền vững doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính.

Hãy sử dụng WiChart để đưa ra quyết định tài chính thông minh và chiến lược dự trên dữ liệu tài chính. Tham khảo khóa học Phân tích Doanh nghiệp ứng dụng đầu tư của WiGroup để phân tích BCTC một cách hiệu quả hơn.