Khu vực tập trung nhiều rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi là ở dầu

Rừng mưa nhiệt đới là một kiểu hệ sinh thái xuất hiện nhiều tại vĩ độ 28 độ Bắc hay Nam của đường xích đạo (trong khu vực xích đạo giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam). Hệ sinh thái này tồn tại ở nhiệt độ trung bình khá cao và lượng mưa đáng kể. Rừng mưa có thể được tìm thấy ở Châu Á, Châu Úc, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và trên nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, vùng Caribe, Ấn Độ Dương. Theo như bảng phân loại quần xã sinh vật của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, rừng mưa nhiệt đới được cho là một dạng rừng ẩm ướt nhiệt đới (hay rừng lá rộng ẩm ướt nhiệt đới) và cũng có thể được xem là rừng thường xanh đồng bằng tại xích đạo.[3]

Rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới có thể được mô tả bằng hai chữ: nóng và ẩm. Có nghĩa là nhiệt độ hàng tháng đều vượt quá 18 độ C (64 độ F) trong cả năm.[4] Lượng mưa trung bình hàng năm không thấp hơn 168 cm (66 inch) và có thể vượt hơn 1000 cm (390 inch) dù rằng nó thường nằm giữa khoảng 175 cm (69 inch) và 200 cm (79 inch).[5] Lượng mưa cao như thế này thường làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng do các chất dinh dưỡng dễ tan thường bị rửa trôi đi.

Rừng mưa nhiệt đới thể hiện các mức độ đa dạng sinh học rất cao. Khoảng 40% đến 75% trong tất cả các loài sinh vật đều là bản địa.[6] Rừng mưa còn là nhà của một nửa các sinh vật sống và các loài thực vật của cả hành tinh.[7] Hai phần ba trong tất cả các loài thực vật có hoa có thể được tìm thấy trong các rừng mưa.[5] Một hecta rừng mưa có thể có 42000 loài côn trùng khác nhau, khoảng 807 cây trong 313 loài và 1500 loài thực vật mọc cao hơn.[5] Rừng mưa nhiệt đới còn được gọi là "kho thuốc lớn nhất thế giới", bởi vì hơn một phần tư các loại thuốc tự nhiên đã được tìm thấy tại đó.[8][9] Có vẻ như là còn hàng triệu loài thực vật, côn trùng và vi sinh vật vẫn chưa được phát hiện trong các rừng mưa nhiệt đới.

Rừng mưa nhiệt đới nằm trong những hệ sinh thái bị đe dọa nhất trên toàn thế giới do sự chia cắt quy mô lớn bởi hoạt động của con người. Sự chia cắt môi trường sống gây ra bởi các quá trình địa lý chẳng hạn như hoạt động núi lửa và sự biến đổi khí hậu xảy ra trong quá khứ, và đã được nhận biết là những nguyên nhân quan trọng của sự hình thành loài.[10] Tuy nhiên, sự hủy diệt môi trường sống gây ra nhanh chóng bởi con người bị nghi ngờ là một trong những nguyên nhân chính của sự tuyệt chủng các loài. Rừng mưa nhiệt đới đã là mục tiêu cho việc khai thác gỗ và phá rừng làm đất nông nghiệp quy mô lớn trong suốt thế kỷ 20, và những khu vực được bao phủ bởi rừng mưa trên toàn thế giới đang bị thu nhỏ nhanh chóng.[11][12]

Khu vực tập trung nhiều rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi là ở dầu

Khu vực tập trung nhiều rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi là ở dầu

Rừng mưa nhiệt đới đã tồn tại trên Trái Đất hàng trăm triệu năm. Hầu hết rừng mưa nhiệt đới ngày nay nằm trên các mảng của siêu lục địa Gondwana, Đại Trung sinh.[13] Sự chia cắt đại lục đã gây ra mất mát rất lớn ở các loài lưỡng cư, cùng lúc đó khí hậu khô hơn đã thúc đẩy sự đa dạng hóa của các loài bò sát.[10] Sự phân chia đã để lại rừng mưa nhiệt đới tại năm vùng đất chính của thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á, Madagascar, và New Guinea, với một phần nhỏ hơn nằm ở rìa ngoài của Châu Úc.[13] Tuy nhiên, những chi tiết về nguồn gốc của rừng mưa vẫn còn chưa chắc chắn bởi vì các di chỉ hóa thạch không đầy đủ.

  • Rừng mưa Congo
  • Rừng mưa Ituri
  • Rừng Kilum – Ijim
  • Rừng đồng bằng Madagascar
Khu vực tập trung nhiều rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi là ở dầu
 
So với rừng mưa ở Amazon, rừng mưa châu Phi được phát hiện có khả năng chống chọi bền bỉ hơn với tình trạng biến đổi khí hậu với 'năng lực' hấp thu khí thải CO2 của rừng mưa này trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Rừng mưa châu Phi có khả năng hấp thu khí thải CO2 cao hơn những khu rừng ở Amazon.

Khu vực tập trung nhiều rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi là ở dầu