Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Kiến Thức

Ô ăn quan (ô quan, ô làng) là trò chơi dân gian quen thuộc, hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết các bậc phụ huynh. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích. Từng rất phổ biến nhưng gần đây trò chơi này không còn được nhiều trẻ em chơi nữa vì nhiều lý do. Vậy luật chơi Ô ăn quan như nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chuẩn bị trước khi chơi

  • Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
  • Quân chơi: có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.
  • Bố trí quân chơi: quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.
  • Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
  • Ô ăn quan cũng có phiên bản chơi dành cho 3-4 người, bạn tham khảo ở đây nhé.
Kinh nghiệm chơi ô ăn quan
Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất hào hứng với trò chơi này

Luật chơi ô ăn quan (tải luật chơi dạng infographic)

  • Người thắng cuộc là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
  • Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
    • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
    • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này… Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.
    • Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
  • Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
  • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
  • Trong cách chơi truyền thống, người chơi có đọc một số bài đồng dao trong khi chơi, ví dụ: Hàng trầu hàng cau\Là hàng con gái\Hàng bánh hàng trái\Là hàng bà già\Hàng hương hàng hoa\Là hàng cúng Phật.
Kinh nghiệm chơi ô ăn quan
Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về cách chơi Ô ăn quan đơn giản và dễ dàng nhất cho người mới bắt đầu. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi chơi!

Share

Hãy cùng line98.net review về manga Boku girl bạn đọc nhé. Tình trạng: hoàn thành…

Hãy cùng line98.net review về manga Kusuriya no Hitorigoto bạn đọc nhé. Thể loại :…

Hãy cùng line98.net review về manga Made in Abyss bạn đọc nhé. Tác giả :…

Hãy cùng line98.net review về manga Billy Bat bạn đọc nhé. Thể loại: Mystery, drama,…

Hãy cùng line98.net review về manga Sidonia no kishi (Knights of Sidonia) bạn đọc nhé.…

Hãy cùng line98.net review về manga Gamaran bạn đọc nhé. Tác giả: Nakamaru Yousuke Thể…

Các trò chơi dân gian từng là một phần tuổi thơ của rất nhiều người và trong đó có trò Ô ăn quan. Vậy cách chơi Ô ăn quan như thế nào, cũng như một số mẹo giúp người chơi dễ dành chiến thắng mà có thể bạn chưa biết đến. Theo dõi bài viết của GhienCongNghe dưới đây nhé.

Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Chuẩn bị trò chơi Ô ăn quan

Hai thứ không thể thiếu để chơi Ô ăn quan chính là phấn/bút (để vẽ bàn chơi Ô ăn quan) và các quân cờ trong trò chơi.

Vẽ bàn chơi Ô ăn quan

Bàn chơi của Ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.

Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Quân cờ và vị trí trong bàn Ô ăn quan

Trước tiên bạn cần chuẩn bị quân cờ trước khi tìm hiểu cách chơi Ô ăn quan. Về quân cờ sẽ gồm 2 loại quân: Dân và Quan. Quân chơi ô ăn quan có thể được làm bằng từ nhiều vật liệu như sỏi, gạch, đá, hạt,…

Kích thước quân tùy ý người chơi, miễn là vừa phải để người chơi dễ cầm nắm cùng lúc nhiều quân. Quân Quan phải có kích thước to hơn hẳn các quân Dân để dễ dàng phân biệt. Số lượng quân Quan luôn là 2 còn quân Dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50. Thông thường 1 quân quan = 10 quân dân.

Quân quan sẽ được đặt ở 2 ô hình bán nguyệt (mỗi ô bán nguyệt tương ứng 1 quân quan). Các ô vuông còn lại sẽ để quân dân (mỗi ô vuông tương ứng với 5 quân dân).

Luật chơi Ô ăn quan

Sau khi đã chuẩn bị hết các vật dụng để chơi ô ăn quan. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chơi Ô ăn quan như thế nào nhé.

Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi tùy vào người chơi.

Kinh nghiệm chơi ô ăn quan

Khi người chơi rải đến quân cờ cuối cùng, sẽ có những trường hợp sau:

  • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Tuy nhiên nếu ô đó là một ô Quan thì chỉ được phép lấy 1 quân để rải.
  • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Người ăn được sẽ được tính thêm điểm tùy vào số quân cờ đã ăn được.
  • Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Có nghĩa người chơi có thể ăn nối chuỗi nếu cứ xen kẽ 1 ô trống, 1 ô có quân cờ.
  • Nếu liền sau đó là ô quan không có dân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Một người sẽ cứ thế chơi đến khi hết lượt thì sẽ tới lượt đối phương. Trò chơi này không chỉ dùng cho 2 người mà còn mở rộng ra 3, 4 thậm chí hơn. Nếu hết lượt người này thì lượt tiếp theo sẽ tính theo vòng tròn.

Trò chơi sẽ kết thúc khi Quan của hai bên đều bị ăn mất. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng.

Mẹo chơi Ô ăn quan thắng

Quan trọng nhất đó chính là bạn phải nằm lòng cách chơi Ô ăn quan trước khi tìm hiểu những mẹo chơi nhé.

Đây không chỉ là một trò chơi thông thường mà bạn cũng cần phải có tính toán. Để có thêm thời gian suy nghĩ, bạn cần tình các bước đi của đối thủ và tìm bước đi thuận lợi nhất cho mình.

Trò chơi này đòi hỏi khả năng tính toán, tư duy phải thật nhanh chứ chẳng phải đùa. Nếu bạn chơi nhiều có kinh nghiệm sẽ có một vài nước đi tủ cho mình thì sẽ gia tăng tỷ lệ chiến thắng được.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hết cách chơi Ô ăn quan, một trò chơi không chỉ là niềm vui của lũ trẻ mà còn là tuổi thơ của bạn, của rất nhiều người. Đừng quên Like & Share bài viết để GhienCongNghe có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.