Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào

TPO - Ngày 4/3, Công an TP Đà Nẵng đã có thông báo khuyến cáo người dân về thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Nguyễn Văn Tăng, Phó giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết: Hiện nay, lợi dụng nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đối tượng sử dụng không gian mạng để thực hiện lừa đảo bằng thủ đoạn đăng bài tuyên truyền cộng tác viên bán hàng, đây là chiêu trò nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, Công an TP Đà Nẵng đã chỉ rõ các bước thực hiện của các đối tượng lừa đảo để người dân cảnh giác. Đầu tiên các đối tượng sử dụng tài khoản mạng xã hội “ảo” đăng bài và chạy quảng cáo trên mạng xã hội với những nội dung” tuyển cộng tác viên mua bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki…” với mỗi lần mua hàng, người bị hại sẽ được hoàn trả tiền cộng thêm tiền “hoa hồng” từ 10% đến 20% giá trị đơn hàng.

Sau khi kết nối, bị hại sẽ được hướng dẫn công việc. Đối tượng sẽ gửi cho bị hại một đường link sản phẩm thật trên các sàn thương mại điện tử như Sendo, Shopee, Lazada… Yêu cầu bị hại tạo đơn hàng và thanh toán. Sau đó, “hệ thống” sẽ hoàn tiền và kèm theo “hoa hồng”. Đối với những đơn hàng giá trị nhỏ đầu tiên bị hại sẽ được thanh toán kèm "hoa hồng" như đã hứa đầy đủ nhằm tạo lòng tin và đánh vào lòng tham bị hại vì việc kiếm tiền quá dễ dàng.

Trong những lần tiếp theo với số lượng đơn hàng lớn hơn các đối tượng đã đưa ra nhiều lý do như: cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi…bị hại muốn nhận lại tiền thì chuyển khoản thêm tiền cho đơn hàng, nếu không sẽ bị mất toàn bộ tiền. Bị hại với tâm lý muốn nhận lại tiền, lại tin vào lời hứa số tiền chuyển vào sẽ được hoàn trả mà liên tục chuyển tiền cho các đối tượng cho đến khi không còn khả năng chi trả thì bị các đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt.

Với thủ đoạn này, nhiều người đã mất từ vài triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Công an TP Đà Nẵng đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác không để bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, Công an TP sẽ tập trung xác minh, đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm ngăn chặn và xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Gần đây nhiều đối tượng xấu có biểu hiện giả mạo thông tin Lazada để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc lừa tiền Nhà bán hàng và người tiêu dùng. Bài viết này giúp NBH nhận biết đâu là những kịch bản thường được dùng bởi kẻ xấu; cách nhận biết thông tin chính thức từ Lazada và những việc NÊN và KHÔNG NÊN làm khi phát hiện các cá nhân và tổ chức mạo danh Lazada.

Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào

1. Các thông tin về Lazada giả mạo

Một số kịch bản mạo danh Lazada để lừa đảo thường gặp:

  • Tự nhận là nhân viên Lazada hỗ trợ về việc đổi trả về đơn hàng mà bạn đã đặt trên Lazada trước đó. Lợi dụng nhu cầu phát sinh đổi trả từ bạn, các đối tượng sẽ hứa thu hồi và hoàn tiền/đền tiền gấp 3 lần, sau đó lừa bạn bấm vào link giả mạo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.
  • Gửi tin nhắn/cuộc gọi với nội dung “Bạn được nhận một phần quà vì bạn là khách hàng may mắn trúng thưởng của chương trình nào đó” hoặc “Bạn là khách hàng thân thiết”… Các đối tượng này sẽ yêu cầu bạn phải trả thêm phí vận chuyển hoặc phí hỗ trợ.
  • Gửi tin nhắn SMS đến khách hàng, bằng cách giả mạo tên SMS của Lazada. Các tin nhắn này bị các đổi tượng thay đổi thông tin nguồn gửi (số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh) nhằm mục đích tạo lòng tin, đánh lừa người dùng. Nội dung trong tin nhắn này có chứa liên kết lừa đảo, và yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân như: chi tiết thông tin thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng/ tài khoản Lazada. (bao gồm cả mật khẩu và/hoặc OPT).
  • Gửi tin nhắn SMS đến khách hàng hoặc đăng tin tuyển dụng trên các trang thông tin trôi nổi, bằng cách giả mạo là nhân viên/ nhân sự cấp cao Lazada và tuyển dụng cộng tác viên không chính thống, với nội dung như sau: “Hiện tại Lazada cần tuyển số lượng lớn nhân viên chuyên đặt hàng… mỗi ngày bạn có thể dễ dàng kiếm tiền bằng điện thoại di động…”. Nội dung tin nhắn yêu cầu người dùng kết bạn trên ứng dụng thông tin khác nhằm trục lợi thông tin cá nhân cũng như với những mục đích không tốt khác.
  • Kêu gọi người dùng liên kết ví điện tử với tài khoản Lazada để nhận Voucher/Mã giảm giá thông qua việc quét mã QR trên các trang web không chính thống. Xem thêm TẠI ĐÂY
  • Tự nhận là nhân viên đến từ công ty TNHH QC Lazada và gọi đến số điện thoại/ zalo/ viber của bạn để giới thiệu, gửi link khảo sát về chương trình tri ân tặng quà vào các dịp lễ lớn như 30/4.

Một số hình ảnh tham khảo:

Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào
Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào

2. Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi phát hiện các cá nhân và tổ chức mạo danh Lazada

Vậy khi gặp các tình huống trên, bạn KHÔNG NÊN và NÊN làm gì:

Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào
Lazada lừa đảo khách hàng như thế nào

Nhà bán hàng tham khảo thêm các cách liên hệ PSC nhanh chóng để được “giải cứu” ngay trong những trường hợp khẩn cấp ngay tại đây.