Lỗi sổ ngân hàng an bình du học nhật năm 2024

+ Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp THPT, TC, cao đẳng hoặc đại học. Thời gian tốt nghiệp bằng cấp cao nhất chưa quá 3 năm (tính đến lúc xuất cảnh).

+ Tuổi từ 18 đến 26 (tính đến lúc xuất cảnh).

+ Có đủ điều kiện sức khỏe để đi học tập và làm việc tại nước ngoài.

+ Không săm trổ với diện tích lớn và đặc biệt ở khu vực như cổ, cánh tay, chân.

+ Nhanh nhẹn, hoạt bát, chưa kết hôn, không có thai hoặc có con trước khi xuất cảnh.

+ Học sinh chưa bị cấm xuất nhập cảnh, chưa từng nộp hồ sơ đi du học nước ngoài hoặc XKLĐ.

– Về học lực:

+ Điểm trung bình của 3 năm cấp 3 đạt từ 6,0 trở lên. Trong đó không có năm nào dưới 5,0 (điểm phải có sự tiến lên từ lớp 10 – lớp 12), số môn từ 4,0 – 4,9 không quá 6 lượt, không có môn dưới 4,0.

+ Không có hạnh kiểm yếu/kém. Không có lời phê ý thức kém, vi phạm kỷ luật, nội quy, hay nghỉ học. Số buổi nghỉ học không quá 15 buổi/3 năm.

– Về tài chính: gia đình có khả năng đầu tư số tiền từ 190 triệu đến 250 triệu đồng.

– Về ngoại ngữ: đạt chứng chỉ N5 trước khi nộp hồ sơ sang Cục nhập cư Nhật Bản.

Trả lời:

– Do các trường chuyên ngành tại Nhật Bản khai giảng cố định vào tháng 4 hàng năm nên tùy vào thời điểm nhập học mà khóa học tiếng có thời gian học khác nhau:

+ Nhập học tháng 4: học tiếng từ 1 đến 2 năm.

+ Nhập học tháng 7: học tiếng 1 năm 9 tháng.

+ Nhập học tháng 10: học tiếng 1 năm 6 tháng.

+ Nhập học tháng 1: học tiếng 1 năm 3 tháng.

– Thời gian học: Từ thứ 2 đến thứ 6 (học một trong 2 ca: sáng hoặc chiều). Thời lượng học khoảng 4 tiếng/ ngày.

– Kỳ học và kỳ nghỉ: Đa số các trường tại Nhật Bản đều chia làm 3 học kỳ trong 1 năm học:

+ Học kỳ 1: từ tháng 4 đến tháng 7.

+ Học kỳ 2: từ tháng 9 đến tháng 12.

+ Học kỳ 3: từ tháng 1 đến tháng 3.

(Giữa các học kỳ sẽ có kỳ nghỉ hè dài khoảng 40 ngày hoặc kỳ nghỉ đông và kỳ nghỉ xuân khoảng 2 tuần)

Tuy nhiên, cũng có một số trường học chia 1 năm học thành hai học kỳ:

+ Học kỳ 1: từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Học kỳ 2: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

(Ngoài kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân còn có kỳ nghỉ thu giữa 2 học kỳ, thời gian nghỉ từ 4 – 6 tuần).

Trả lời:

Bước 1: Đăng kí tham gia du học với cán bộ Amschool

Bước 2: Học tiếng Nhật * Với học sinh đang học tại trường THPT: Học tại trường THPT từ lớp 11 đến khi tốt nghiệp sau đó học tại trung tâm Amschool khoảng từ 3 – 6 tháng.

* Với học sinh đã tốt nghiệp: Học trực tiếp tại trung tâm Amschool khoảng 6 – 8 tháng.

Bước 3: Thi chứng chỉ NATTEST: Hàng năm sẽ thi chứng chỉ NATTEST vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12. Học viên cần đỗ chứng chỉ của kỳ thi trước kỳ bay tối thiểu 6 tháng.

Bước 4: Học sinh chọn trường Nhật ngữ và phỏng vấn

– Sau khi học viên chọn trường Nhật, Amschool sẽ liên hệ với trường để hẹn ngày phỏng vấn.

– Đại diện trường Nhật sẽ sang Việt Nam phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua skype.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ gửi cục Nhập cư Nhật

Gồm hai loại: hồ sơ của học sinh và hồ sơ của người bảo lãnh (Amschool sẽ làm hồ sơ)

Bước 6: Nhận giấy phép lưu trú (COE)

Bước 7: Học sinh nộp tiền học phí: Gia đình học sinh chuyển tiền học phí sang trường Nhật với số tiền khoảng từ 140 đến 200 triệu đồng, gồm tiền học phí 1 năm và kí túc xá 6 tháng.

Bước 8: Nhận thông báo nhập học từ trường Nhật

– Giấy báo nhập học.

– Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc.

– Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản.

Bước 9: Nộp hồ sơ xin VISA tại đại sứ quán Nhật Bản

Bước 10: Nhận VISA và xuất cảnh.

  • Tất cả các khoản chi trong một tháng, bao gồm: – Tiền học phí: khoảng từ 10 đến 12 triệu. – Tiền nhà ở: từ 3 đến 6 triệu. – Tiền ăn: từ 3 đến 6 triệu. – Tiền điện thoại: từ 500 đến 1 triệu. – Tiền đi lại: từ 500 đến 2 triệu. – Tiền ga, điện, nước: từ 500 đến 1 triệu. – Tiền bảo hiểm: từ 500 đến 1 triệu. Tổng chi phí sinh hoạt và học phí của DHS tại Nhật Bản dao động trong khoảng từ 18 triệu đến 29 triệu/tháng, tuỳ từng vùng.

– Làm thêm theo quy định 28 tiếng/tuần: thu nhập trung bình từ 22 đến 36 triệu/tháng (chỉ cần chăm chỉ, chịu khó, tiết kiệm và năng lực tiếng Nhật tốt là có thể dư tiền sau khi trừ chi phí).

– Làm thêm theo thực tế của DHS làm nhiều việc: thu nhập trung bình khoảng từ 40 đến 60 triệu/tháng (không khuyến khích làm nhiều, sai quy định, ảnh hưởng đến học tập).

* Lưu ý: Nhật Bản là Quốc gia tư bản nên rất sằng phẳng trong vấn đề trả lương. Họ trả lương theo giờ làm và theo trình độ tiếng Nhật: Tiếng Nhật tốt thì lương cao, tiếng Nhật kém thì lương thấp. Trung bình 1 giờ làm việc, DHS được trả lương từ khoảng 180 nghìn đến 240 nghìn đồng/1 giờ.

– Nếu làm quá giờ. Tùy vào tình hình, tính chất sự việc mà có các hình thức xử lý khác nhau đối với, cụ thể:

+ Nếu bị cảnh sát phát hiện trực tiếp trong khi làm thêm quá nhiều: Bị phạt tiền, nếu nặng thì bị trục xuất.

+ Nếu đi gia hạn visa mà bị cảnh sát, bộ tư pháp phát hiện số tiền đi làm thêm quá nhiều, tương đương với việc làm quá thời gian quy định, thì có khả năng không được gia hạn visa.

– Công ty có lời khuyên với các du học sinh như sau:

+ Nếu đi làm phải có giấy phép đi làm thêm theo quy định.

+ Không làm thêm quá giờ, nếu lỡ nhận việc làm thêm quá giờ quy định thì nên nhận tiền trao tay.

+ Không sử dụng tài khoản đã từng đi làm thêm sớm so với quy định hoặc nhận lương làm thêm quá giờ để đi gia hạn visa.

+ Nếu xảy ra chuyện thì phải báo ngay cho Trường và người quản lý của Amschool tại nước sở tại để được hỗ trợ. Tuy nhiên công ty không chịu trách nhiệm nếu học sinh cố tình vi phạm.

Trường hợp có anh/chị em ruột đã đi Thực tập sinh tại Nhật thì ngoài việc chuẩn bị hồ sơ theo quy định, DHS cần có thêm các giấy tờ của người Thực tập sinh, cụ thể gồm:

– Sơ yếu lý lịch cá nhân đã nộp cục nhập cư.

– Thẻ ngoại kiều (chụp ảnh/scan 2 mặt).

– Thẻ nhân viên (chụp ảnh/scan 2 mặt).

– Hồ sơ xin COE.

– Địa chỉ chỗ ở, số điện thoại cá nhân tại Nhật Bản.

– Địa chỉ, điện thoại và tên công ty đang làm việc tại Nhật.

– Giấy kê khai đăng ký người phụ thuộc để giảm thuế (nếu đã có nộp thuế).

– Thứ nhất: Tổng số tiền du học phụ thuộc vào học phí và chi phí sinh hoạt của từng vùng, từng trường của Nhật Bản; mỗi trường, mỗi vùng có mức chi phí sinh hoạt và học phí khác nhau.

Ví dụ như ở Việt Nam: học ở Thái Nguyên và Hà Nội sẽ có mức chi phí khác nhau, bên Nhật cũng vậy.

– Thứ hai: Số tiền du học còn phụ thuộc vào tỷ giá đồng Yên (tiền của Nhật) ở từng thời điểm lên xuống khác nhau sẽ có tổng số tiền là khác nhau.

* Lưu ý: Nếu ai đó tư vấn rằng “du học Nhật Bản trọn gói X triệu” là có thể đã tư vấn không đúng.

Tổng số tiền đi du học Nhật Bản là từ 190 đến 250 triệu đồng sẽ nộp thành nhiều lần, cụ thể là:

– Số tiền nộp ở Việt Nam là khoảng 50 triệu đồng, bao gồm: học phí, tiền xử lý hồ sơ, lệ phí thi, phí xin visa, tiền công của Amschool…nộp khoảng 5 lần, có giấy thông báo kế hoạch nộp ngay khi nhập học.

– Số tiền nộp sang Nhật Bản là khoảng từ 140 đến 200 triệu, bao gồm: phí xét tuyển, phí nhập học, học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng tại Nhật. Số tiền này nộp khi có COE – tức là được phép nhập cảnh vào Nhật, khi nào chuẩn bị bay mới phải nộp.

Lưu ý: Số tiền nộp sang Nhật Bản, sẽ chỉ nộp khi có COE và gia đình có thể trực tiếp nộp sang trường Nhật Bản, không phải nộp cho công ty. Trên thực tế, có những công ty du học thu số tiền này từ rất sớm với mục đích giữ chân học sinh và lấy số tiền đó để gửi ngân hàng hoặc đầu tư để hưởng lợi nhuận, như thế là không đúng quy định.

Trả lời:

– Trường hợp gia đình có nguyện vọng vay tiền của Amschool, thì Amschool không thể đáp ứng được.

– Trường hợp gia đình có nguyện vọng vay vốn ngân hàng để đi du học, Amschool chỉ có thể hỗ trợ về mặt hồ sơ thủ tục nếu cần.

Lưu ý: Trường hợp gia đình có khoảng 70 – 80% số tiền du học thì có thể tính đến chuyện vay mượn thêm từ người quen (không áp lực trả nợ, lãi) để cho con đi du học. Nhưng nếu phải vay mượn quá nhiều thì nên thôi hoặc chuyển sang XKLĐ để tránh trường hợp DHS sau khi sang Nhật lại phải mang gánh nặng trả nợ.

Trả lời: Đi du học Nhật Bản gia đình không phải đặt cọc bất cứ khoản tiền nào.

Trả lời: Theo quy định, du học Nhật Bản có 4 kỳ bay hàng năm là tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10. Do vậy, khi học sinh đăng ký một trong bốn kỳ bay thì sẽ không phải chờ đợi lâu. Thông thường cứ có COE (Giấy chứng nhận tư cách lưu trú) là sẽ bay ngay sau khoảng 10 đến 15 ngày.

Trả lời:

– Trước ngày du học sinh xuất cảnh, công ty sẽ hướng dẫn chuẩn bị hành lý (được mang gì và không được mang gì; quy cách đóng gói hành lý) và các giấy tờ cần mang theo.

– Tại sân bay ở Việt Nam, công ty sẽ bố trí cán bộ để hướng dẫn và làm thủ tục cho du học sinh.

Trả lời:

– Trước khi học sinh bay sang Nhật Bản thì công ty sẽ hướng dẫn các thủ tục cần thiết phải làm trên máy bay và trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản.

– Tại sân bay Nhật Bản sẽ có nhân sự của Amschool hoặc đại diện trường Nhật Bản đón học sinh đưa về trường hoặc về ký túc xá.

Trả lời:

– Sau khi học sinh sang Nhật sẽ có người hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết ban đầu như đăng ký điện thoại, làm sổ ngân hàng.

– Hướng dẫn mua sắm, đi lại và sử dụng các tiện ích công cộng.

Trả lời:

– Trường hợp DHS có người thân tại Nhật thì có thể đăng ký ở cùng mà không phải ở ký túc xá.

– Điều kiện: phải chứng minh được nhân thân, cung cấp được địa chỉ và số điện thoại của người thân ở Nhật dự kiến ở cùng.

Lưu ý: Thực tế là việc thuê nhà ở ngoài sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc ở KTX, do vậy nếu DHS có người thân ở Nhật thì có thể thông báo và đăng ký với công ty để được ở ngoài. Tuy nhiên, cũng có những trường Nhật Bản quy định 100% du học sinh phải ở trong ký túc xá của trường tối thiểu 6 tháng để dễ dàng quản lý và giúp du học sinh nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống tự lập.

Trả lời: Du học sinh hoàn toàn có thể được lựa chọn trường học theo nguyện vọng. Tuy nhiên, có vào được trường đó hay không thì còn phải phụ thuộc vào hồ sơ của học sinh và kết quả phỏng vấn của trường Nhật Bản.

Trả lời: Em hoàn toàn có thể đăng ký học tại trường A cùng anh/chị. Tuy nhiên, em có vào được trường đó hay không thì còn phải phụ thuộc vào hồ sơ của em và kết quả phỏng vấn của trường A có nhận em hay không.

Lưu ý: Nhật Bản có rất nhiều trường để DHS lựa chọn, do vậy không nhất thiết cứ phải học cùng trường, thay vào đó có thể lựa chọn trường gần đó, cùng thành phố hoặc cùng ga tàu là được.

Trả lời: Học phí tại Nhật trung bình khoảng từ 10 đến 12 triệu/tháng (tuỳ từng trường). Du học sinh lấy từ tiền làm thêm để nộp theo học kỳ hoặc theo năm.

Trả lời:

– Học phí tại Nhật có thể nộp theo cả năm hoặc nửa năm/1 lần hoặc theo học kỳ. Trước khi sang Nhật, gia đình đã nộp cho 1 năm đầu, do vậy năm đầu tiên đi làm thêm không phải nộp học phí, thay vào đó sẽ tích luỹ để nộp gối đầu cho năm thứ 2, năm thứ 2 đi làm tích luỹ nộp cho năm thứ 3, năm thứ 3 làm thêm nộp cho năm thứ 4…

– Trong quá trình học và làm thêm, nếu du học sinh chịu khó và tiết kiệm thì có thể dư ra để gửi về cho gia đình, đặc biệt đến năm cuối đi làm thêm không còn phải nộp học phí thì có thể hoàn trả số tiền đầu tư ban đầu cho gia đình.

Trả lời: Luật pháp và chính sách xã hội của mỗi nước là khác nhau. Do vậy, Nhật Bản không có chính sách miễn giảm cho du học sinh thuộc diện hộ nghèo tại Việt Nam.

Trả lời:

– Trường hợp du học sinh chăm chỉ, chịu khó, tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu hợp lý thì “hoàn toàn có thể đủ, thậm chí là dư ra để gửi về phụ giúp gia đình”.

– Trường hợp nếu học sinh lười làm lại chịu chơi (nay đi du lịch chỗ này, mai lại liên hoan gặp gỡ người kia…) thì sẽ không thể đủ. Do vậy phải xác định ngay từ đầu là sang đó phải chăm chỉ, chịu khó và tiết kiệm.

Lỗi sổ ngân hàng an bình du học nhật năm 2024

Trả lời: Thực tế, do Nhật Bản là quốc gia dân số già, thiếu lực lượng lao động nên việc làm thêm tại Nhật Bản rất nhiều. Do đó, để có việc làm thêm thì có thể thông qua các cách sau:

  1. Trường Nhật Bản sẽ giới thiệu việc làm cho du học sinh.
  2. Nhân sự của Amschool sẽ hướng dẫn, tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho du học sinh.
  3. Những du học sinh đi trước (học cùng trường hoặc cùng chỗ ở) sẵn sàng giới thiệu việc làm cho du học sinh sang sau (bản chất là người giới thiệu sẽ được chủ nhận người làm thêm trả tiền công giới thiệu).

4. Du học sinh có thể tự tìm kiếm và liên hệ phỏng vấn việc làm thêm. Trường hợp này thì sẽ giúp du học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp và bản lĩnh. Bên cạnh đó có thể lựa chọn công việc làm thêm theo đúng ý của mình.

Trả lời:

– Trong điều kiện du học Nhật Bản không quy định những trường hợp bệnh nêu trên, do đó em có thể đăng ký đi du học bình thường. Tuy nhiên, bản thân em và gia đình cần tự đánh giá mức độ của bệnh để có thể yên tâm trong quá trình du học.

– Hệ thống y tế và trình độ kỹ thuật tại Nhật Bản rất tốt nên du học sinh có thể yên tâm nếu có phát sinh xảy ra.

Trả lời:

– Du học sinh sau khi sang Nhật có thể về thăm gia đình bất cứ lúc nào khi đã báo cáo và xin phép nhà trường. Đặc biệt, hàng năm ở Nhật có rất nhiều ngày nghỉ lễ hoặc kỳ nghỉ dài giữa các học kỳ, nêu nếu học sinh muốn về thăm gia đình thì có thể lựa chọn những ngày nghỉ đó và đặt vé trước thì chi phí sẽ ít đi rất nhiều.

– Lời khuyên: nếu không có việc quá quan trọng/đột xuất thì du học sinh nên về ít thôi (1 năm hoặc 2 năm 1 lần). Hãy tranh thủ những kỳ nghỉ dài đó để đi làm thêm. Trường hợp về thì lại vừa mất tiền vé đi về, tiền quà cáp, mà lại không có tiền làm trong những ngày nghỉ đó.

Trả lời:

– Trường hợp du học sinh đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam trước khi đi du học thì sau khi học xong trường tiếng có thể chuyển visa đi làm chính thức tại Nhật. Tuy nhiên, làm công việc gì thì phụ thuộc vào chuyên ngành học ở Việt Nam và kết quả phỏng vấn khi đi xin việc.

– Trường hợp du học sinh đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành kỹ thuật, điện, điện tử, cơ khí chế tạo,…ở Việt Nam trước khi đi du học thì cơ hội chuyển visa sau khi học xong trường tiếng để đi làm là rất cao.

Trả lời:

– Theo thống kê, trung bình ở Nhật có khoảng 50 trận động đất mỗi ngày. Tuy nhiên, bình thường mọi người sẽ không cảm nhận được sự rung lắc. Mặt khác, cơ sở hạ tầng của Nhật Bản có kết cấu xây dựng có thể chống hoặc làm giảm thiệt hại bởi các trận động đất có cường độ nhẹ.

– Cần làm gì: ở các trường học Nhật Bản, du học sinh sẽ được nhà trường tập huấn và hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn khi có động đất xảy ra. Do vậy, du học sinh cần phải làm theo hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo an toàn.

Chuyển đổi nội dung

Trả lời:

* Điều kiện học lên chuyên ngành tại Nhật Bản gồm:

– Hầu hết các trường yêu cầu trình độ tiếng Nhật đạt N2.

– Trải qua 1 kỳ thi (gồm 3 môn: viết văn, toán, tiếng Anh) hoặc phỏng vấn hoặc xét hồ sơ.

* Kết thúc giai đoạn học tiếng: du học sinh có thể học tiếp (học chuyên sâu) về chuyên ngành tiếng hoặc một chuyên ngành khác tuỳ theo nguyện vọng.