Lương tháng 13 có đóng BHXH

Bạn đọc “Trần Thị T”, quê quán: xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Chị T có gửi đến câu hỏi đến Tuvanbhxh như sau: “Dạo gần đây tôi có nghe mọi người nhắc tới “lương tháng 13”, tôi chỉ hiểu đó là tiền thưởng tết, không biết có đúng không? Mà nếu NLĐ được nhận “lương tháng 13” thì có đóng BHXH không? Tôi xin cảm ơn!”

  • Điều kiển để hưởng trợ cấp mất việc làm là gì?
  • Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 10/2022 khi kết thúc giảm 1% quỹ BHTN
  • Thông báo mức đóng BHYT học sinh 2022-2023 trên địa bàn Kiên Giang
  • Làm hồ sơ rút BHXH một lần thì bao lâu nhận được tiền?
  • Lao động tự do có được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi trên TUVANBHXH, chúng tôi xin thông tin đến cho bạn như sau:

Có thể nói, cụm từ “lương tháng 13” được NLĐ quan tâm và đề cập rất nhiều trong khoảng thời gian cuối năm dương lịch hoặc dịp tết Nguyên đán hằng năm. Như vây, đó có phải là khoản tiền thưởng tết và có phải đóng BHXH hay không?

Lương tháng 13 có đóng BHXH
Lương thưởng tết có đóng BHXH không?

I – LƯƠNG THÁNG 13 LÀ TIỀN THƯỞNG TẾT?

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

2. Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở”.

Thấy rằng, cụm từ “lương tháng 13” không được Bộ luật Lao động quy định cụ thể, rõ ràng, do đó không thể xem như “lương tháng 13” là tiền thưởng Tết. Tuy nhiên, ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước cũng đã đề cập đến, ví dụ: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH, ngày 06/02/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định “lương tháng 13” là tiền thưởng.

Trên thực tế, tại các đơn vị NSDLĐ khác nhau thì sẽ xảy ra các trường hợp khác nhau. Một số công ty, doanh nghiệp,… NLĐ nhận được khoản tiền gọi là “lương tháng 13” và một khoản tiền khác thêm nữa gọi là “thưởng Tết” hoặc chỉ nhận được một trong hai khoản tiền trên hoặc không nhận được khoản tiền nào cả.

Như vậy, “lương tháng 13” sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ thông qua hợp đồng lao động. Theo đó, những thỏa ước lao động trên còn phải căn cứ dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc, năng suất, hiệu quả của NLĐ hoặc doanh thu, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp…. hằng năm.

II – LƯƠNG THÁNG 13 CÓ ĐÓNG BHXH KHÔNG?

Nhận thấy, “lương tháng 13” cũng chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt, bản chất đều là khoản tiền “thưởng”. Theo đó, căn cứ mục 2.3 Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH, ngày 26/6/2020 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Hơn nữa, tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH, ngày 06/02/2018 thì cũng có hướng dẫn khoản tiền “Lương tháng 13” không làm căn cứ đề phải tính đóng BHXH. Nếu trong hợp đồng lao động ghi nhận “lương tháng 13” nằm ở một mục riêng và không gộp chung với khoản tiền lương hàng tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong sẽ hữu ích đối với bạn!

Chia sẽ bài viết:

Vì lý do kỹ thuật nên hiện tại chức năng bình luận tại thời khóa. Mọi câu hỏi quý đọc giả vui lòng gửi vào trang chuyên hỏi đáp BHXH tại địa chỉ: https://hoidapbhxh.vn/

Lương tháng 13 là một chế độ phúc lợi của nhiều công ty dành cho người lao động và thường được chi trả vào dịch cuối năm. Nếu công ty khó khăn có phải trả lương tháng 13 không?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi năm 2012;
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC;
  • Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
  • Công văn số 560/LĐTBXH-BHXH năm 2018.

Hiện nay nhiều công ty chi trả lương tháng 13 (còn gọi là thưởng tháng lương 13) cho người lao động khi kết thúc năm tài chính, và đa số người lao động thường trông đợi vào khoản tiền này để sử dụng cho dịp lễ, tết.

Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp không chi trả được khoản này, khiến nhiều người lao động băn khoăn. Vậy quy định pháp luật hiện hành đối với việc chi trả lương tháng 13 như thế nào?

  1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải chi trả lương tháng 13?

Lương tháng 13 là khoản thu nhập mà rất nhiều người cho rằng chắc chắn họ sẽ được nhận. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động.

Việc trả lương tháng 13 cho người lao động hay không sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Thỏa thuận này phải được ghi nhận trong các văn bản như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các văn bản khác tùy theo từng doanh nghiệp.

Ngoài ra cần lưu ý, doanh nghiệp có quyền quy định về điều kiện để chi trả lương tháng 13, số tiền cụ thể mà mỗi người lao động nhận được có thể sẽ khác nhau. Ví dụ: điều kiện về mức độ hoàn thành công việc, mức độ đóng góp vào hoạt động của công ty, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, …

Năm 2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 560/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn cho Ngân hàng Mizuho về đóng BHXH. Theo đó, tiền thưởng lương tháng thứ 13 không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

  1. Người lao động có phải nộp thuế TNCN khi được hưởng lương tháng 13?

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền là một loại thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ 1 số khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ các khoản tiền thưởng được quy định tại điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC)

Từ các quy định trên, tiền lương tháng 13 (tiền thưởng lương tháng 13) là thu nhập chịu thuế TNCN và người lao động phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập này.