Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Nhiều người cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp kiểm soát sinh đẻ tạm thời. Vậy mẹ đang cho con bú có thai được không?

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dù việc một người mẹ cho con bú hoàn toàn và liên tục sẽ bảo vệ cơ thể ít có khả năng rụng trứng nhưng điều này không có nghĩa là mẹ sẽ không rụng trứng hay thụ thai trong suốt quá trình này. 

Tác dụng bảo vệ của việc cho con bú ngày càng kém hiệu quả kể từ lúc mẹ sinh con. Sự rụng trứng luôn đến trước chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

Do đó, dù chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh em bé nhưng không đồng nghĩa với việc chưa có rụng trứng trước đó. Nói cách khác, nếu mẹ đợi đến khi có kinh mới áp dụng biện pháp ngừa thai thì đã quá muộn để tránh thai.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

8 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Đáp án của thắc mắc “Mẹ đang cho con bú có mang thai được không?” là có. Khả năng tránh thai của chị em trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đạt khoảng 99%, nghĩa là vẫn có khả năng mang thai. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mẹ đã có em bé:

  • Bé đột nhiên mất hứng thú với sữa mẹ: Mùi vị và chất lượng sữa sẽ không giống như trước do nội tiết tố đột ngột thay đổi. Bé sẽ ít bú, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng bị tiêu chảy thường xuyên.

  • Lượng sữa giảm đột ngột: Đa phần các trường hợp sữa mẹ sẽ giảm rõ rệt sau 2 tháng đầu mang thai.

  • Thường xuyên cảm thấy khát do thai nhi cần lượng nước lớn để phát triển. Việc cơ thể có nhu cầu cần nước tương đối lớn để cung cấp sữa sẽ khác với nhu cầu nước để nuôi thai nên mẹ sẽ dễ dàng phát hiện ra.

  • Cảm thấy ngực đau hoặc mẫn cảm: Núm vú của mẹ sẽ tăng dần độ mẫn cảm, thậm chí toàn bộ bầu ngực bị nhức và rất đau, cảm giác khó chịu càng tăng lên khi cho bé bú.

  • Mệt mỏi, kiệt sức vào khoảng tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân là cơ thể mẹ sẽ phải thực hiện cùng một lúc 3 việc là phục hồi sức khỏe sau khi sinh, chuyển hóa dinh dưỡng để tạo sữa nuôi con, chia sẻ dưỡng chất để nuôi thai nhi trong bụng.

  • Dấu hiệu ốm nghén bao gồm choáng váng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, đau đầu. Nguyên nhân là cơ thể bạn đang có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, sức khỏe chưa hồi phục sau sinh hoàn toàn, dưỡng chất phải cung cấp cho sữa nên triệu chứng ốm nghén sẽ biểu hiện rõ ràng, gây khó chịu cho mẹ.

  • Chuột rút có thể lặp lài mỗi tuần vài lần khiến mẹ khó chịu, làm gián đoạn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

  • Tăng cảm giác đói dù mới vừa ăn no. Cảm giác này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc, rõ rệt hơn hẳn. 

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Khi nhận thấy cơ thể mình khác lạ, mẹ hãy đối chiếu các dấu hiệu kể trên để kiểm tra xem mình có mang thai hay không.

Xem thêm: Phụ nữ còn sản dịch có thai được không? Cần chú ý điều gì?

Những điều mẹ cần biết về phương pháp tránh thai khi đang cho con bú

Người đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể mang thai. Do đó, mẹ hãy áp dụng các biện pháp tránh thai trong giai đoạn này.

Cho con bú sữa mẹ là biện pháp tránh thai?

Nếu theo đúng phương pháp ngừa thai vô kinh cho con bú (LAM) thì có thể tránh thai. LAM là phương pháp cho bé bú hoàn toàn, bao gồm cho bú ít nhất 4h một lần vào ban ngày, ít nhất 6h một lần vào ban đêm, xuyên suốt 6 tháng đầu sau sinh và trước khi có kinh nguyệt trở lại. 

Đây được coi là hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả nếu mẹ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Tuy nhiên, nếu mẹ không thỏa mãn đủ những tiêu chí trên, nhất là nếu mẹ bổ sung sữa công thức, thức ăn dặm cho bé, không cho bé bú trực tiếp thì việc cho con bú không còn tác dụng tránh thai kể cả khi kinh nguyệt vẫn chưa trở lại.

Chính vì thế, nếu mẹ không muốn mang thai lần nữa thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện một biện pháp tránh thai khác ngay sau khi sinh. 

Mẹ cũng có thể hoàn toàn yên tâm rằng một số hình thức tránh thai sẽ không làm ảnh hưởng đến việc cho bé bú, bao gồm vòng tránh thai và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Một số phương pháp tránh thai an toàn khi đang cho con bú 

Để không có thai ngoài ý muốn sau khi sinh em bé và đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ về việc áp dụng hình thức tránh thai phù hợp. Một số biện pháp tránh thai an toàn mà chị em có thể tham khảo là:

  • Đặt vòng tránh thai: Đưa dụng cụ tránh thai bằng nhựa dẻo gắn một lượng nhỏ đồng vào tử cung để tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng trước khi chúng gặp nhau.

  • Dùng bao cao su để giữ tinh dịch trong thời gian giao hợp, không cho tinh trùng tiếp xúc với trứng, ngăn ngừa quá trình thụ thai.

  • Uống thuốc tránh thai: Mẹ chỉ được sử dụng loại thuốc tránh thai một phần là progestin để sữa và bé không bị ảnh hưởng.

  • Dùng màng chắn âm đạo với thiết kế có hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng chất liệu latex. Nó được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

  • Cấy que tránh thai sau sinh: Bác sĩ sẽ tiến hành cấy một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone cấy vào dưới da tay, ngăn cản quá trình thụ thai.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về thắc mắc đang cho con bú có thai được không. Nếu không muốn có em bé, mẹ hãy áp dụng phương pháp tránh thai trong giai đoạn này. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau sinh.

Nếu bé thường ngày ít ốm, bú mẹ nhiều thì đây là tình trạng đáng lưu ý. Thêm vào đó, mẹ xuất hiện những phản ứng về thức ăn giống như ốm nghén. Đây là dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú. Ngay lập tức chị em nên nghĩ ngay đến khả năng có thể mình đã cấn thai.

2. Ngực đau dữ dội

Đây là dấu hiệu tương đối giống với việc mang thai khi không cho con bú. Phụ nữ có thai khi cho con bú cũng trải qua cảm giác đau ngực, nhưng có thể mức độ đau ngực sẽ tăng.

Như vậy, khi bạn cảm thấy ngực đau dữ dội, và việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bé bú, thì lúc này cũng có khả năng mẹ đã mang thai.

3. Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú: Mệt mỏi rã rời

Chăm con thôi cũng đủ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi khó chịu rồi. Song mẹ đang cho con bú mà có thai, thì sự mệt mỏi này tăng gấp bội, trở nên cùng cực, có lúc khiến mẹ muốn phát điên.

Vì, cơ thể mẹ lúc này vừa phải cho con bú, vừa phải chia sẻ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng, nên sự mệt mỏi, kiệt sức xảy đến cũng là điều dễ hiểu.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không
Mệt mỏi là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thường thấy nhất

4. Ốm nghén

Dù đang cho con bú hay không có thai vẫn sẽ bị ốm nghén hành. Triệu chứng ốm nghén của chị em có thể là nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi….

5. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Cho con bú đã tiêu tốn một nguồn năng lượng lớn của người phụ nữ khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nếu thêm mang thai thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng.

Tránh thai khi đang cho con bú

Để tránh việc có thai ngoài ý muốn sau khi sinh, mẹ nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp khi đang cho con bú.

1. Đặt vòng tránh thai

Dụng cụ tránh thai này được làm bằng nhựa dẻo gắn một lượng nhỏ đồng. Nó được đưa vào tử cung nhằm tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng trước khi gặp nhau.


Page 2

IUI là viết tắt cho bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Phương pháp này dùng một ống thông nhỏ, bên trong có chứa tinh trùng đã lọc rửa, chọn lọc, đưa qua cổ tử cung và bơm trực tiếp vào buồng tử cung. Riêng tại khoa Hiếm Muộn bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, tỉ lệ có thai khi áp dụng phương pháp này là 20%. Vậy dấu hiệu nào cho thấy việc thụ thai nhờ IUI đã thành công?

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không
Mô tả quy trình IUI – Bơm tinh trùng vào tử cung

1. Ra máu

Ra máu nhiều mới là mối nguy, nhưng nếu chỉ ra chút ít, bạn có thể chuẩn bị đón tin vui rồi đấy. Sau khi thực hiện thủ thuật IUI, chuyện ra máu chứng tỏ trứng đã cấy ghép thành công. Tuy nhiên, bạn phải chờ thêm một vài ngày nữa để kiểm tra và theo dõi.

2. Chuột rút hay vọp bẻ

Bạn có thể phải chịu sự tác động nhẹ của chứng chuột rút hay vọp bẻ sau khi áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung. Khi phôi bắt đầu hình thành, triệu chứng này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng và bạn không thể chịu nổi, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

3. Căng tức vùng ngực

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến núi đôi của bạn. Chính vì vậy, hiện tượng đau tức ngực, quầng vú trở nên sẫm màu hơn chính là hai trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.

4. Mệt mỏi

Bất kỳ sự thay đổi hormone nào trong cơ thể cũng dẫn đến sự mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Vì vậy, không lấy làm lạ khi bạn mệt mỏi hơn lúc mang thai.

5. Đau lưng

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không
Dấu hiệu có thai sau IUI có thể là chứng đau lưng

Đây cũng là hệ quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể do mang thai.

6. Ốm nghén buổi sáng

Dù thụ thai tự nhiên hay nhân tạo, bạn đều phải trải qua chứng ốm nghén buổi sáng. Cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngửi thấy mùi hôi, tanh hoặc quá nồng.

7. Tiểu tiện nhiều hơn

Mang thai dẫn đến một số áp lực lên bàng quang, vì vậy bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Để IUI thành công, người phụ nữ phải có buồng trứng đang hoạt động, tối thiểu phải còn một ống dẫn trứng thông. Tinh trùng của người chồng không quá yếu. Trong tất cả các bệnh nhân khám và điều trị vô sinh, nhóm bệnh nhân vô sinh không rõ lý do thường được chỉ định thực hiện phương pháp IUI. Ngoài ra, bơm tinh trùng vào tử cung cũng được áp dụng cho những cặp đôi:

  • Lạc nội mạc tử cung nhẹ
  • Tinh trùng yếu, ít
  • Nam giới có kháng thể kháng tinh trùng hoặc nữ giới có kháng thể kháng tinh trùng đóng tại cổ tử cung
  • Cổ tử cung yếu
  • Phối hợp IUI sau điều trị rối loạn phóng noãn.

Những điều cần biết khi tiến hành IUI

1. Chuẩn bị về mặt tâm lý và thời gian

Quyết định thực hiện IUI thường đến khi các cặp vợ chồng đã cố gắng để thụ thai tự nhiên nhưng không thành công. Tỷ lệ thành công của phương pháp này dao động từ 10-26%, do đó, bạn sẽ vẫn phải chuẩn bị cho tình huống thất bại.

Một lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này là các cặp vợ chồng nên tạo cho mình tâm lý thoải mải. Thời gian bơm tinh trùng vào buồng tử cung diễn ra rất nhanh chóng, thường là từ 24-48 giờ sau khi bác sĩ tiêm hcg (thuốc gây rụng trứng), nhưng trước đó thời gian theo dõi sự phát triển của các nang noãn cần nghiêm ngặt theo đúng lịch hẹn.

2. Cần tiến hành càng sớm càng tốt

IUI là một kỹ thuật quan trọng trong điều trị vô sinh ở Việt Nam vì các lý do: đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng, ít tai biến, và có áp dụng rộng rãi cho hầu hết các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, kể cả người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì tỷ lệ có thai của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tuổi của người phụ nữ. Với phụ nữ trên 40 tuổi thì phương pháp này không mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, hiệu quả đạt được cũng tùy thuộc vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn đã xảy ra bao lâu. Một cặp đôi được tính là vô sinh hiếm muộn khi hai vợ chồng chung sống với nhau, không thực hiện bất kì biện pháp tránh thai nào mà trên 1 năm chưa có con. Đây cũng là thời điểm thực hiện phương pháp IUI cho kết quả cao nhất. Tỷ lệ thành công giảm rõ rệt khi thời gian vô sinh hiếm muộn lâu trên 6 năm.

Mục đích

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

3. Cần kiểm tra số lượng nang noãn và số lượng tinh trùng

Trước khi tiến hành phương pháp này, nên kiểm tra để biết số lượng nang noãn trưởng thành ở thời điểm tiêm thuốc kích rụng trứng từ 3 trở lên sẽ có tỷ lệ thụ thai cao hơn. Ngoài ra, mật độ tinh trùng, độ di động của tinh trùng sau khi lọc rửa càng cao thì tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Nếu tinh trùng kém cả về số lượng, chất lượng và khả năng di động, có thể cặp đôi sẽ phải sử dụng tinh trùng hiến tặng.

4. Chuẩn bị tài chính

Phương pháp IUI là phương pháp ít tốn kém trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Chi phí bơm tinh trùng vào tử cung chỉ khoảng 1 triệu đồng, nhưng tổng số tiền mà bạn đầu tư cho một ca IUI sẽ dao động từ 3 đến 10 triệu tùy vào loại thuốc kích trứng được sử dụng. Ngoài ra, cặp đôi còn phải tính đến các chi phí thăm khám, theo dõi rụng trứng, kiểm tra và sàng lọc tinh trùng… Thông thường chi phí cho một ca IUI sẽ dao động trong khoảng 10-20 triệu tùy vào quy trình kích trứng và sự đáp ứng thuốc.

Một số bệnh viện thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI

  • Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh (284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. HCM)
  • Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (128 Hồng Bàng, P. 12, Q. 5, TP. HCM)
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội (43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội (49 Trần Điền, Q. Hoàng Mai, Hà Nội)
  • Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Hạnh Phúc Bình Dương (Đại lộ Bnh Phú, QL13, huyện Thuận An, Bình Dương)

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.