Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với người mắc COVID-19, tổn thương phổi là tổn thương nặng nhất. Ngoài ra, có những tổn thương khác như bệnh nhân điều trị hồi sức lâu có thể bị yếu cơ, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông. 

"Với bệnh nhân nhẹ (chưa có tổn thương phổi), nhiều người phàn nàn việc bị mất ngủ, chán ăn, rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt,…" - PGS Hải cho hay. Những biến chứng hậu COVID-19 này tồn tại ở mỗi người khác nhau, người ít người nhiều, có người thậm chí kéo dài nhiều tháng.

Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không

Bên trong khu điều trị F0 nặng, nguy kịch ở Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Võ Thu

BS Hoàng Thanh Tuấn, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, thành viên nhóm "Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà" cho hay, vài ngày hoặc 1 vài tuần sau nhiễm COVID-19, một số người có thể xuất hiện "móng tay COVID", thể hiện cơ thể bệnh nhân đã trải qua quá trình chống lại nhiễm khuẩn, phá huỷ mạch máu, nguy cơ đông máu cao.

Có 3 dạng hình thái móng tay COVID-19: Các đường kẻ ngang, lõm ngang móng; Móng tay hình nửa vầng trăng đỏ; Móng tay có đường Mees (ngang hoặc dọc)

Móng tay COVID-19 không tồn tại mãi, sẽ phục hồi dần sau khoảng 6 tháng nên mọi người không lo ngại, cần dưỡng móng nhiều hơn và hạn chế dùng hoá chất, TS Tuấn hướng dẫn. 

Âm tính rồi vẫn đau nhức, mệt mỏi nhiều

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, cho biết sau khi khỏi bệnh COVID-19, một số người bị đau nhức cơ thể, đau khớp, đau đầu, tay chân, đau lưng...  

Ông giải thích thêm, với người từng đau khớp, đau cơ trước khi mắc COVID-19 khi khỏi bệnh, tình trạng đau nhức có thể nhiều hơn. Người ít vận động khi mắc COVID-19 do bệnh nặng hay do lo lắng cũng có thể đau nhiều hơn.

Theo ông, nếu cơn đau không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cơn đau sẽ dần hết. Nếu cơn đau ảnh hưởng đến vận động, người dân vận động tăng dần sẽ giảm đau, có thể tập thể dục tăng dần các môn đã từng tập, làm việc nhà cũng là cách vận động tăng dần để giảm đau.

Nếu cảm thấy đau người, đau cơ quá, BS Khanh khuyên uống thuốc hay bôi các loại thuốc giảm đau, đặc biệt người dân có thể đi khám bệnh xem có phải đau do hậu COVID không. 

Rất nhiều người phàn nàn tình trạng mệt mỏi, cảm giác suy kiệt, bải hoải toàn thân sau mắc COVID-19. Thậm chí có bệnh nhân sau khỏi COVID-19 nhiều tháng nhưng "thở thôi cũng mệt, sức khoẻ đi xuống trầm trọng". Lại có người trở lại công việc sau khi khỏi bệnh nhưng "làm việc 1 ít thôi đã choáng váng con mắt".

Theo BS Khanh, tình trạng này ở người từng nhiễm SARS-CoV-2 cũng như nhiễm các virus khác (như thương hàn hay sởi), có người bị mệt mỏi vài ngày, có khi lại vài tuần, thậm chí hàng tháng. 

Có nhiều vấn đề làm tình trạng mệt mỏi nhiều hơn và kéo dài hơn như thiếu ngủ; lo lắng, căng thẳng, stress; càng chán nản lại càng mệt mỏi; thậm chí có người nhiều việc và ham việc, muốn chứng minh mình đã khoẻ nên lao vào công việc... nên càng mệt mỏi. 

Theo BS Khanh, F0 sau khi khỏi bệnh, nếu mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, không nên gắng sức mà cần làm việc chậm rãi, từ tốn. Ngủ đủ giấc, điều độ, thư giãn bằng thiền hay tâp yoga cũng rất hợp lý. 

Sau khi mắc COVID-19, cơ thể mệt mỏi do hậu nhiễm trùng cơ thể cần năng lượng tạo kháng thể, người bệnh nặng có khi kéo dài 6 tháng. Do đó, cần tiết kiệm năng lượng, không nên "ham công tiếc việc" không lượng sức. Đặc biệt, dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh rất quan trọng, cần thực hiện điều độ, tránh tình trạng tăng cân béo phì. Nếu tình trạng mệt mỏi tăng nặng, kéo dài suốt nhiều tuần thì nên đi khám bệnh.

Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không
F0 nặng, nguy kịch điều trị ở Hà Nội tăng


Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không

Bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: BVCC

Chị Nguyễn My (33 tuổi, Hà Nội) xét nghiệm dương tính từ ngày 10-12-2021, đến ngày 5-1-2022 chị khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính. Khi mắc COVID-19, chị không có triệu chứng nặng, chỉ sốt, sổ mũi như người bị cúm thông thường. 

Khi F0 thì nhẹ, hậu COVID-19 lại nặng nề

Thế nhưng đến nay sau 20 ngày âm tính, chị My thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. "Không biết tôi có phải bị mắc hậu COVID-19 hay không nhưng các triệu chứng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung làm việc", chị My nói.

Cũng như chị My, anh Lê Văn Quang (30 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, sốt 2 ngày kèm theo sổ mũi. Sau khi điều trị tập trung 7 ngày anh khỏi bệnh và được ra viện, nhưng thời điểm hiện nay anh gặp nhiều triệu chứng hậu COVID-19. 

"Tôi thường xuyên khó thở, ho kéo dài, sợ nhất là những cơn ho đến tức ngực, váng đầu. Hơn nữa cảm giác người lúc nào cũng nóng dù đo nhiệt độ chỉ hơn 36 độ C. Không hiểu lý do gì, trước đây cơ thể rất khỏe còn giờ thì cảm giác người như 'đi mượn'", anh Quang khổ sở.

Mất khứu giác từ khi mắc COVID-19, anh Nguyễn Văn Tâm (quận Đống Đa, Hà Nội) đến nay vẫn chưa ngửi rõ mùi. "Muốn ngửi được tôi phải gí sát mũi mới cảm nhận được. Do đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên khi mắc, triệu chứng của tôi khá nhẹ, đến ngày thứ 5 mới bị mất khứu giác. Nhưng đến giờ sau khi khỏi bệnh 15 ngày rồi nhưng vẫn không lấy lại được khứu giác", anh Tâm chia sẻ.

Mất khứu giác khiến việc ăn uống của anh Tâm cũng không được như trước, luôn có cảm giác chán ăn kèm theo mất ngủ khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi.

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, sống vui vẻ, không lo âu

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ F0, chia sẻ anh đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân có tình trạng như các trường hợp kể trên, tức khi là F0 thì nhẹ nhàng, gần như không cần điều trị mà tự khỏi. Nhưng sau khi âm tính thì mệt mỏi, không đi làm được kể cả chân tay lẫn trí óc, kèm theo những rối loạn về sức khỏe, suốt ngày phải đi khám bệnh.

"Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là những vấn đề về phổi như xơ hóa phổi, giảm dung tích phổi sau COVID-19, thứ 2 là rối loạn thần kinh thực vật. Những rối loạn thần kinh thực vật có thể tồn tại sau khi hết COVID-19 và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cụ thể là làm rối loạn điện giải, cơ thể như không có sức, người hồi hộp, thở gấp, nóng phừng phừng, ra nhiều mồ hôi...", bác sĩ Hoàng cho biết.

Thông thường những triệu chứng này có thể hết sau 6-8 tuần nếu được điều chỉnh hợp lý về lối sống, chế độ tập luyện, ăn nghỉ... Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng những người thần kinh yếu dễ gặp tình trạng này hơn.

"Chưa biết được tỉ lệ người gặp biến chứng hậu COVID-19 trong số F0, nhưng hầu hết F0 mà tôi có dịp trò chuyện hoặc tư vấn đều cho biết hậu COVID-19 họ đều gặp một hay một số vấn đề sức khỏe, chỉ có một tỉ lệ nhỏ nói họ khỏe mạnh ngay sau khi khỏi bệnh, y như người bình thường. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 2,1 triệu ca từ đầu mùa dịch, nên có khảo sát về vấn đề này", bác sĩ Hoàng đề xuất.

Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng ngoài tập thở để hỗ trợ cho phổi, mỗi F0 sau khi khỏi bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy sức khỏe. Bên cạnh đó là thư giãn đầu óc, tránh lo lắng, nếu cần tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

"Rối loạn thần kinh thực vật hay gặp ở người hay lo, lo bị COVID-19, lo khi đi tiêm vắc xin..., khi lo thì lập tức có rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến co bóp mạch máu, thiếu máu lên não", bác sĩ Hoàng lưu ý.

Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không
Hậu COVID-19 ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, tình dục ra sao?

LAN ANH - DƯƠNG LIỄU

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Virus gây bệnh cúm hiện nay có sự khác nhau về chủng và về loại. Hiện tượng cúm dường như gặp ở mọi đối tượng và xảy ra quanh năm, rất nhiều người khi bị cúm đã chọn cách đi truyền nước để chữa trị nhanh. Tuy nhiên, liệu sốt virus ở người lớn có nên truyền nước hay không, phải điều trị như thế nào mới đúng?

Khái niệm bệnh sốt virus

Cúm – sốt là một loại bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp, được gây ra chủ yếu bởi virus cúm Influenza Virus, thuộc nhóm Orthomyxoviridae. Thông thường, sốt virus ở người lớn sẽ diễn biến tương đối nhẹ và tự khỏi sau 2 – 7 ngày. Nhưng cũng có trường hợp người lớn bị cúm, sốt cao trên 39 độ và diễn biến nặng gây ra viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản,... Đó là trong trường hợp sức đề kháng của bạn quá yếu do các bệnh mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt virus ở người lớn

Hầu hết các cơn bệnh cảm cúm, sốt virus đều sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

  • Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt virus ở người lớn vì khi bị bệnh, virus sẽ làm cân bằng sinh học trong cơ thể của bệnh nhân bị rối loạn, gây ra mệt mỏi.
  • Đau nhức người: Khi mệt mỏi và thân nhiệt tăng cao, cơ thể của bệnh nhân sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức, đặc biệt là các cơ. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời gian bệnh, khiến bệnh nhân khó chịu.
  • Sốt: tùy theo sức đề kháng của mỗi người mà tình trạng sốt của bệnh nhân nhẹ hay nặng. Khi sức đề kháng kém hoặc mật độ tấn công từ virus quá mạnh mẽ, cơ thể bị nhiễm trùng nặng, bạn sẽ sốt rất cao. Nếu không xử trí kịp thời, thậm chí bạn sẽ tử vong.
  • Ngạt mũi / chảy nước mũi: Khi nhiễm trùng, virus sẽ gây cảm giác lạnh từ bên trong, dẫn đến việc chảy nước mũi và ho rất nhiều. Nếu như không hạn chế tiếp xúc, mỗi cơn ho của bạn sẽ cho ra hàng triệu virus cúm và gây bệnh cho người xung quanh. Bên cạnh đó, tình trạng ngạt mũi cũng sẽ diễn ra gây khó thở.
  • Nhức đầu: Sốt và đau nhức cơ thể sẽ dẫn đến nhức đầu. Bạn có thể uống thuốc để hạn chế, tránh căng thẳng và nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Mắt thấy khó chịu: Cảm giác nóng rát, đau nhức nhãn cầu cũng sẽ xảy ra khiến bệnh nhân khó chịu. Mắt sẽ có màu đỏ và rát rất sâu.
  • Phát ban trên da: Một số loại virus gây cúm cũng sẽ tác động và làm da phát ban đỏ. Một số trường hợp bị phát ban do không do virus mà do kích ứng.

Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không

Triệu chứng đầu tiên của sốt virus là sốt cao

Nhiều bệnh nhân quan niệm rằng, khi bị sốt virus cần phải được truyền dịch thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thật sự đúng?

Dịch truyền là gì?

Hiện nay, có 3 loại dịch truyền chủ yếu là dung dịch Glucose (5% hay 10%), dịch nước muối (nước biển với hàm lượng NaCl là 9/1000) và dung dịch tổng hợp chất điện giải.

Những dung dịch trên hoàn toàn vô khuẩn và được truyền trực tiếp vào cơ thể thông qua tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền sẽ có nhiều tác dụng nhất định đối với sức khỏe bệnh nhân như nâng cao huyết áp, cân bằng điện giải đối với bệnh nhân mất máu, mất nước...

Một số loại dịch truyền có chứa chất dinh dưỡng như acid amin hay vitamin để bù đắp cho cơ thể, nhờ đó giải độc và kháng khuẩn, tăng bài tiết nước tiểu,...

Qua một số thông tin về dịch truyền trên, có thể thấy những dung dịch này hầu hết được sử dụng trong trường hợp cấp cứu như mất máu – mất nước quá nhiều trong tai nạn, khi phẫu thuật, bị ngộ độc thực phẩm,...

Mỏi khỏi COVID có nên truyền nước không

Thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi truyền nước

Đối với trường hợp sốt virus ở người lớn, truyền dịch sẽ có những tác dụng tích cực. Tuy nhiên, nếu như truyền tùy tiện, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều tai biến nghiêm trọng.

Nguyên tắc cơ bản nhất khi bị sốt virus là không truyền muối, đường và các chất điện giải. Những chất này khi được truyền trực tiếp vào cơ thể sẽ gây áp lực lên vùng sọ và tăng phù não, khiến bệnh tình thêm nặng. Bên cạnh đó, đến nay vẫn không có nghiên cứu nào xác định rõ tác dụng của dịch truyền trong việc hạ sốt. Việc giảm sốt hầu hết là do tác dụng từ thuốc hạ sốt.

Bên cạnh đó, thuốc đi vào cơ thể đều sẽ gây ra tác dụng phụ và nếu truyền trực tiếp, nguy cơ của những tác dụng này lại càng cao. Thậm chí, truyền dịch bừa bãi ở các cơ sở y tế không uy tín còn gây nhiễm trùng, lây nhiễm một số bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, HIV, AIDS,...

Việc truyền nước khi bị sốt virus ở người lớn chỉ nên được tiến hành nếu có nghi kèm với sốt xuất huyết (thể hiện ở các dấu hiệu ngoài da). Bên cạnh đó, nếu người bệnh gặp tình trạng nôn mửa liên tục, tiêu chảy và mất nước... thì mới được chỉ định truyền nước. Việc truyền nước trong trường hợp này cũng phải được theo dõi cẩn thận.

Tai hại của việc tự ý truyền dịch và điều trị cúm là cực kỳ to lớn. Hãy tìm gặp bác sĩ, thăm khám cụ thể và nhận điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện bệnh tình.

For direct consultation, please dial 1900 232 389 (press 0 to connect with Vinmec) or register for an appointment at the hospital HERE. If you need a remote health consultation with our doctors, you can book a consultation HERE. Download the exclusive MyVinmec to make appointments faster and be able to track your orders.

XEM THÊM: