Năm 2023 tính lương như thế nào

Bộ này dự kiến có 2.000 DN thuộc nhiều nhóm, ngành tại 18 tỉnh, TP đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước sẽ được tiến hành khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu. Đón nhận thông tin này, nhiều người lao động rất phấn khởi, bởi từ năm 2020 Nhà nước chưa điều chỉnh lương tối thiểu.

Theo số liệu thống kê mới đây, các yếu tố liên quan đến tiền lương như tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng hơn 5%, năng suất lao động cũng tăng bình quân tới 5,8%/năm. Chính vì thế việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, hiện nhiều DN vẫn dựa vào mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng) để làm căn cứ tính lương cho công nhân.

Trong khi tình hình vật giá leo thang, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, với đồng lương eo hẹp khiến cuộc sống của người lao động (NLĐ) và gia đình họ càng khốn đốn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thời gian qua diễn ra tranh chấp giữa NLĐ và sử dụng lao động tại một số khu công nghiệp.

Từ những phân tích về các chỉ số GDP, CPI, năng suất lao động, các chuyên gia lao động cho rằng, chúng ta đang nợ NLĐ một khoản tăng lương trong 2 năm 2020 và 2021 khoảng 10%, rất cần phải thực hiện ngay trong năm 2022. Nếu chúng ta cứ trì hoãn, đời sống của công nhân lao động càng khó khăn hơn, khó có thể yên tâm lao động sản xuất. Không những thế, nếu chờ đến năm 2023 mới điều chỉnh tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với phải tính toán mức bù đắp được phần của 3 năm không tăng cho NLĐ. Và, nếu mức tăng lương tối thiểu nhiều sẽ gây sốc và vượt quá khả năng chi trả của DN.

Mặt khác, theo quy định, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, hiện nay, theo tính toán của chuyên gia công đoàn, mức lương tối thiểu đang “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Đó là lý do công nhân luôn có nhu cầu làm thêm, kể cả những người đang đi tìm việc đều hỏi chủ sử dụng lao động có tăng ca thì mới nộp hồ sơ.

Một vấn đề hiện nay, đó là mức sống tối thiểu của NLĐ đang được thực hiện theo tỷ lệ: 48% lương thực thực phẩm và 52% phi lương thực thực phẩm. Các chuyên gia nghiên cứu về lao động cho rằng, cũng cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ phi lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ lương thực thực phẩm. Cũng bởi trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc ăn uống đủ chất để phòng chống dịch bệnh, người công nhân còn phải chi phí cho việc khám chữa bệnh, thuê người trông giữ con…

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hậu quả dịch Covid-19”, các DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho NLĐ hoàn toàn chính đáng. Để giữ chân NLĐ trong bối cảnh tuyển dụng người làm rất khó khăn, đã có những DN chấp nhận tăng lương để động viên và chia sẻ với NLĐ. Về phía NLĐ rất phấn khởi đã làm việc hăng say, tăng năng suất lao động để đáp lại tấm chân tình của chủ sử dụng lao động.

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho những khó khăn sau 2 năm đối phó với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hộ trở lại.

Kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra đã đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Chủ trương cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lao động trong doanh nghiệp được Trung ương đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2018; thời gian dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này đã phải lùi lại hai năm liên tiếp. Ban đầu Trung ương dự kiến lùi thời điểm cải cách tiền lương một năm so với mục tiêu ban đầu, tức là từ 1/7/2022 thay vì 1/7/2021. Sau đó các cấp có thẩm quyền tiếp tục quyết định chưa thực hiện trong năm 2022.

Năm 2023 tính lương như thế nào

Lương cơ sở điều chỉnh hai mươi năm qua. Đồ họa: Tiến Thành

Nghị quyết của Quốc hội nêu sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào "thời điểm phù hợp", không xác định cụ thể thời gian. Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đề xuất, nếu đại dịch được khống chế và kinh tế phục hồi, Trung ương nên chuẩn bị nguồn lực để bắt đầu cải cách vào thời điểm đầu hoặc giữa năm 2023.

Theo ông, mục tiêu và lộ trình cải cách đều đã có, các khâu kỹ thuật cũng không phải vấn đề lớn, song nền kinh tế sau đại dịch sẽ có nhiều nhiệm vụ ưu tiên khác nhau, do vậy để đưa vấn đề tiền lương vào nhóm việc cần làm thì "phải chuẩn bị nguồn lực và sự quyết tâm của cả hệ thống".

"Việc cải cách tiền lương khu vực công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, nếu sản xuất tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu sẽ rất khó thực hiện, do vậy chúng ta phải chủ động chuẩn bị nguồn lực ngay từ bây giờ", ông nói thêm, và cho rằng thực chất cải cách tiền lương là động lực của cải cách bộ máy hành chính, do vậy, không nên trì hoãn quá lâu việc này.

Một yếu tố quan trọng khác để cải cách tiền lương, theo ông Huân là cần xem lại "biên chế tinh gọn thực chất hay chưa". "Chỉ cần tinh giản được 10% biên chế, sẽ có khoản đáng kể để tăng lương. Các khu vực sự nghiệp như giáo dục, y tế, Nhà nước chỉ bao cấp một phần còn lại để các đơn vị tự chủ", ông nói.

Với kịch bản không mong muốn là kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, ông Huân nói thời điểm cải cách tiền lương có thể lùi tiếp, song "nên tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức vì thời gian tạm dừng điều chỉnh đã quá lâu". Trong kịch bản này, việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa thực hiện, cách tính lương khu vực công vẫn như hiện nay (lương = lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp nếu có), tuy nhiên cần tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức mới.

Về định hướng cải cách tiền lương sau năm 2022, ông Huân cho hay Trung ương đã quyết định thiết kế cơ cấu tiền lương mới khu vực công gồm lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), các khoản phụ cấp (chiếm 30%); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Việc cải cách sẽ tiến tới xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bảng lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Trung ương cũng định hướng xây dựng ban bảng lương khác nhau, gồm bảng lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm); bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức; bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Theo ông Huân, việc quy định lương bằng lương cơ sở nhân hệ số nhiều năm liền đã không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Lương trả theo hệ số và cào bằng cả hệ thống công chức cùng hưởng lương như nhau, dù trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc mỗi người khác nhau. Do vậy, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ giúp bảng lương mới khắc phục được các hạn chế vừa nêu, đồng thời khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Năm 2023 tính lương như thế nào

Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Phạm Minh Huân. Ảnh: Xuân Hoa

Một điểm mới của cải cách tiền lương tới đây là đối với khu vực công sẽ không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Trước năm 1993, bên cạnh lương có khoảng 50 loại phụ cấp, dù đã được cắt giảm đi nhiều song sau đó lại phát sinh. Tất cả đều do ngân sách chi trả. Mức lương cơ sở hiện duy trì 1,49 triệu đồng, song các chế độ phụ cấp đi kèm có khoảng 20 loại.

Nghịch lý lương không đủ sống mà phụ cấp quá nhiều, được cho xuất phát từ sự quản lý không cân đối, áp lực lương thấp đè nặng buộc các ngành phải tìm cách bổ sung phụ cấp. Tới đây, cùng với bảng lương mới, các cơ quan sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Dự kiến trong năm đầu tiên thực hiện cải cách, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp, sau đó tăng dần theo lộ trình 5 năm.

Với khu vực doanh nghiệp áp dụng lương tối thiểu vùng, lộ trình cải cách đặt ra từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Song hai năm qua, mức lương tối thiểu vùng chưa thể tăng, vẫn giữ nguyên mức cũ với bốn vùng. Vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước.

Theo ông Dung, lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động, theo nguyên tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Người lao động được tăng lương dựa trên tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số giá cả, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Năm 2023 tính lương như thế nào

Một dãy phòng trọ của công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM, thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Hữu Khoa

Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân phân tích, lương trong khu vực doanh nghiệp những năm qua cơ bản vẫn do thị trường quyết định. Nhà nước can thiệp vào lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động không bị bần cùng hóa hay nghèo đi. Phần còn lại thị trường tự điều phối, song phụ thuộc vào hai bên: Sức khỏe của doanh nghiệp và khả năng thương lượng của người lao động.

Với lao động chuyên môn cao, những năm qua cũng đã tự thương lượng được với giới chủ. Bằng chứng là thị trường cần trình độ nào thì thuê lao động ở trình độ đó, không đáp ứng được sẽ bị đào thải. Điều này bắt buộc đào tạo những năm tới phải đổi mới, gắn với nhu cầu của thị trường, tránh lãng phí.

Với lao động chuyên môn thấp, cần thiết phải có tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động đứng ra thương lượng với giới chủ. Tổ chức này nằm trong doanh nghiệp, do người lao động tự thành lập, tham gia, như quy định của Bộ luật Lao động 2019. "Từ trước đến nay, người lao động luôn ở trong thế yếu, nên nếu trả lương theo sức lao động, vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động thương lượng với giới chủ về tiền lương là cực kỳ quan trọng", ông Huân nói.

Theo ông, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự nhận thức trách nhiệm xã hội qua vấn đề lương, phúc lợi xã hội để giữ chân lao động. Việc các cơ quan nhà nước cần làm là tăng cường kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin thị trường, giúp người lao động có cơ sở thương lượng với giới chủ.