Nên đi làm công nhân hay học nghề

Nên đi làm công nhân hay học nghề

“Chúng ta còn cả đời để kiếm tiền, vậy tiêu một chút cho tuổi trẻ để học hỏi thì có đáng gì”.

“Năm 18 tuổi – mình đã từng làm công nhân…”

Đó là câu chuyện mà cô nàng 9x có nickname Diệp Hạ, đến từ Bắc Ninh chia sẻ. Sau khi học xong cấp 3, Diệp Hạ không học lên tiếp mà quyết định nghỉ học một năm,

Thời điểm đó, vì thi không đủ điểm vào Đại học, gia đình lại có biến cố nhỏ khiến cô gái trẻ lựa chọn đi làm công nhân tại một khu công nghiệp thay vì tiếp tục cố gắng học tập. Bây giờ nghĩ lại, cô vẫn không thể nào quên được khoảng thời gian đó.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

“Hồi ký” kể chuyện đi làm công nhân năm 18 tuổi thu hút sự quan tâm của dân mạng sau

“Đi ăn cơm trưa phải chạy thật nhanh để không phải xếp hàng lâu và ăn thật nhanh. Như vậy sẽ nghỉ trưa thêm được 5-10 phút. Thời gian mong chờ nhất trong ngày là 15 phút nghỉ giữa ngày và giờ nghỉ trưa.

Khi ấy mình may mắn được vào chỗ làm việc chân tay nhẹ nhàng, nhưng phải đứng cả ngày, hai chân xuống máu sưng vù. Mệt đến nỗi chỉ mong làm rơi một con hàng để được ngồi xuống nhặt trong vòng 2 -3 giây.

Giờ ngủ trưa nào mình cũng ước đồng hồ công ty chạy sai 5 phút để có thể ngủ thêm. Rồi những ngày mùa đông đi làm ca đêm, những buổi sáng về sớm lạnh buốt chỉ có mình mình đi trên đường, lúc ấy thực sự rất tủi thân… Trong khi bạn bè được đi học còn mình thì không”.

Tuy nhiên, đó không phải là điều đáng sợ nhất khiến Diệp Hạ nhanh chóng từ bỏ công việc sau một năm để tìm cho mình hướng đi khác.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

Diệp Hạ – nhân vật chính trong câu chuyện bỏ học đi làm công nhân đang “gây bão” mạng xã hội.

9x Bắc Ninh kể tiếp: “Điều mình thực sự sợ khi đi làm công nhân đó chính là trở thành một cái máy. Ngày nào cũng làm đúng một công việc, 10 ngày giống y như một ngày. Nếu mình mãi là công nhân thì đến già vẫn chỉ sống 1 ngày.

Chính thời gian ấy đã giúp mình trưởng thành không ít. Mình từng hỏi một đứa bạn thân hồi cùng làm công nhân với nhau rằng: “Sao mày không đi học nữa?”. Nó nói: “Học xong cũng chỉ làm văn phòng, có khác gì công nhân đâu, vừa mất tiền lại vừa mất thời gian…”

Đó cũng là suy nghĩ của Diệp Hạ tại thời điểm đó, đồng thời không ít bạn trẻ khi rời xa mái trường phổ thông cũng từng đắn đo liệu có nên tiếp tục sự nghiệp học hành, mà chắc sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc nhưng không hề hứa hẹn một tương lai đảm bảo.

Tuy nhiên, sau tất cả, Diệp Hạ vẫn quyết tâm nghỉ làm công nhân – một công việc đều đều “10 ngày như 1” để tiếp tục sự nghiệp học hành.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

“Cho đến bây giờ, bạn mình đã lấy chồng và có hai đứa con, mình thì vừa học vừa đi làm, nếu xét về lương cơ bản có khi chỉ ngang lương công nhân của bạn.

Nhưng mình được tự do, được phát triển, học và làm những gì mình muốn. Mình có thể nghỉ vài hôm mà không sợ mất chuyên cần, đi ăn có thể nhàn nhã cà phê mà vẫn đủ thời gian nghỉ ngơi.

Nếu chán, mình có thể bỏ việc làm freelancer ở nhà mà không lo chết đói. Khi gặp những bạn trẻ muốn bỏ học đi làm công nhân, mình luôn thực lòng khuyên hết lời để các bạn đi học. Có thể học xong bạn sẽ làm những ngành nghề khác hoàn toàn, có thể bạn mất số tiền lớn đi học. Nhưng những thứ bạn học được hoàn toàn xứng đáng.

Nhiều bạn khi đọc bài của mình xong thì nói rằng giá như đọc được sớm hơn, nên mình quyết định chia sẻ rộng rãi để những bạn trẻ đang phân vân giữa các lựa chọn có thể cân nhắc”.

Bạn có thể khởi nghiệp khi còn trẻ và không cần học Đại học, nhưng không phải ai cũng thành công

Chia sẻ của Diệp Hạ nhận được hàng nghìn lượt quan tâm cùng bình luận bày tỏ quan điểm của dân mạng. Đa số những người trẻ cho hay câu chuyện chân thực của cô đã giúp họ có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực học tập.

Một số khác thì cho rằng, câu chuyện của 9x Bắc Ninh có thể đúng với người này, nhưng  người khác lại chọn cho mình hướng đi khác. Chỉ cần muốn nỗ lực, cố gắng học hỏi thì dù môi trường nào cũng học được, thậm chí là khi làm công nhân.

“Đi còn đường nào mà mình thành công, mình yêu thích thì tự nhiên thấy nó đúng. Có người thì lại bảo học Đại học làm gì, có người bảo “phi thương bất phú” – đi buôn cho giàu. Tóm lại là nên nhìn nhận bản thân mình có gì và đam mê gì thì đi theo nó” – Nickname Tuấn Minh chia sẻ.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

Diệp Hạ đang theo học chuyên ngành Kế toán tại Hà Nội, đồng thời còn nhận viết bài và biên tập cho các trang báo

Diệp Hạ cũng chia sẻ thêm: “Mình học kế toán nhưng lại kiếm thêm thu nhập nhờ viết bài. Công việc viết lách đến cũng thật tình cờ, kiểu có duyên thôi. Trước mình học rất dốt văn, chưa bao giờ được 7 điểm, mà bây giờ lại làm biên tập nên cũng muốn khuyên mọi người không nên tự ti về bản thân và bó buộc khả năng của mình.

Mình nhận ra, lựa chọn đi học tiếp luôn đúng với mình, đó là bước đệm nhẹ nhàng nhất để tiếp xúc với xã hội. Đang là công nhân mà đến bây giờ là như thiên đường ấy”.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

Bill Gate, Steve Job có thể bỏ học giữa chừng mà vẫn thành công. Nhưng họ có tố chất đặc biệt để vượt qua lợi thế cạnh tranh của bằng đại học. Bạn có thể khởi nghiệp khi còn trẻ, nhưng nó không áp dụng cho quá nhiều người (Ảnh minh họa)

Có vô vàn lý do để người ta quyết định không học đại học: Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống bản thân. Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo, thể hiện xu hướng ngành ưu thế chứ không đảm bảo bạn có thành công hay không.

Nắm trong tay cả gia sản “khổng lồ” nhưng có những vị tỷ phú nổi tiếng thậm chí còn chưa tốt nghiệp trung học…Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa bạn nên bỏ học để làm giàu. Mà hãy chỉ tìm hiểu về khởi nghiệp, tham gia khởi nghiệp từ khi còn đi học.

Bởi việc học là cần thiết, hãy xác định học cái gì và học ở đâu. Bằng đại học không đảm bảo cho bất kỳ ai một cuộc sống dễ chịu, tuy nhiên vào đại học lại là một lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện cho bạn tiếp xúc với nhiều người, hòa nhập cuộc sống hiện đại.

Cơ hội để học từ cuộc sống rất nhiều, nhưng cơ hội để học đại học chỉ có một lần. Việc học sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân trước khi lao vào công cuộc mưu sinh.

Soha.vn


Học nghề là để tìm kiếm một cái nghề, một cái "nghiệp" chứ không phải đi học nghề để rồi lại thất nghiệp với chính ngành nghề mình học.Hãy chọn nghề bằng trái tim chứ đừng bằng hư danh hay do ai thúc ép.

Khi được hỏi về hình ảnh và công việc trong tương lai, nhiều người đều nghĩ đến những điều tuyệt vời nhất như việc nhàn, lương cao, mặc vest... nhưng con đường thực tế lại chẳng đẹp như vậy...
Hiện nay, không dám nói 90% nhưng cũng tầm 80% trong suy nghĩ của rất nhiều gia đình và các bạn trẻ đều muốn học những ngành có vẻ” sang chảnh”, nơi làm việc là văn phòng, điều hòa mát lạnh chứ không nhiều người muốn chọn việc học nghề, bởi lẽ học nghề ra là làm công nhân, lương thấp lại có vẻ nhem nhuốc. Thế là mọi người đổ xô nhau vào học kế toán, quản trị kinh doanh, ngân hàng.. với ước mơ làm sếp nhưng rồi đến khi ra trường thì thất vọng vì công việc đã bão hòa. Doanh nghiệp giải thể, ngân hàng sáp nhập đã đánh tan giấc mộng “làm thầy” của hầu hết mọi người. Đồng thời các trường đại học mở ra quá nhiều, đầu vào dễ dãi, đầu ra thì dù học hành “ với vẩn” vẫn được ra trường. Từ đó giá trị của tấm bằng đại học, cao đẳng trở nên “rớt giá” thê thảm.

Nên đi làm công nhân hay học nghề

Nhất định phải học đại học dường như là suy nghĩ của đại đa số


Mọi người vẫn chưa nhận thức được rằng, đất nước chúng ta là nước nghèo, đang phát triển. Mà để phát triển bước đầu thì cần những người thợ lành nghề, có chuyên môn giỏi trong các ngành nghề tạo ra sản phẩm cụ thể như nghề điện tử, nghề may mặc, ô tô, xây dựng.... và thực tế những ngành này đang vô cùng thiếu lao động có “chân tài thực học”.
Những ngành nghề đó có lớp dạy nghề ngắn hạn, dạy dài hạn từ sơ cấp cho đến đại học ngay. Người học cũng có thể chọn phương án vừa học, vừa làm chứ không nhất thiết phải ngồi đến 4 năm trên ghế nhà trường. Làm nghề gì cũng được, làm thầy hay làm thợ cũng không quan trọng. Quan trọng là công việc đó phù hợp với tính cách, sở thích và năng lực bản thân chứ không phải là cái danh ảo. Thu nhập và danh vọng của một người không phải ở tấm bằng hay xuất thân mà nằm ở những điều thực tế mà họ làm được, phân biệt thầy thợ là ở tay nghề chứ không phải ở bằng cấp.

Một người bạn của tôi chẳng học đại học nào vì không thích, bố mẹ thì lo lắng suốt ngày tìm cách khuyên nhủ nó. Nhưng bạn tôi cứ thích học nấu ăn vì sở thích và bây giờ đang làm một đầu bếp tại một nhà hàng 5 sao ở Mỹ và mức lương thì khỏi phải bàn đến( đơn vị nghìn USD). Bố mẹ ở nhà thì chẳng phải lo nghĩ gì ngoài trừ việc... bao giờ bạn tôi chưa lấy vợ. Những người thợ may quần áo cho nhà tôi một tháng thu vài chục triệu là chuyện thường, đến tết thì cả trăm triệu/tháng. Mà đấy toàn là những người mới chỉ tham gia lớp dạy may thời trang tại các trung tâm dạy nghề chứ không đâu phải là những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng.


 

Nên đi làm công nhân hay học nghề

Hãy chọn nghề phù hợp với tính cách, đam mê của bạn chứ
 


Còn anh thợ sửa chữa xe máy gần nhà tôi thì ngày nào cũng làm không hết việc.Mỗi ngày thu nhập từ cửa hàng sửa chữa xe máy của anh không dưới 1 triệu/đồng. Làm tốt, uy tín, không “chặt chém”, không “rút ruột” của khách nên nhiều người tin tưởng gửi xe đấy. Việc lo toan cho một người đi học không phải là điều khó khăn nhưng cũng chẳng hề dễ dàng với những gia đình ở nông thôn, có kinh tế khó khăn. Đi học là để tìm kiếm một cái nghề, một cơ hội đổi đời chứ không phải đi học để rồi lại thất nghiệp với chính ngành mình học. Chúng ta đừng quá ảo tưởng vào những chức danh, những vị trí làm việc mà cần đánh giá nghề nghiệp thông qua năng khiếu và nhu cầu thực tế của xã hội. “Nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”, nhưng cũng đừng bị động mà các bạn phải chủ động tìm kiếm những nghề nghiệp, công việc mà mình yêu thích chứ đừng loay hoay với việc mình không thích và không có năng lực vì trước sau gì bạn cũng sẽ quay trở lại với nghề đúng với năng khiếu của bản thân. Và một điều nữa, nghề nào cũng được dù có hào quang như ca sĩ hay lấm lem như người nông dân  thì cũng phải tận tụy, phải nhiệt tình và cầu tiến nếu không bạn sẽ chẳng có gì ngoài hai chữ “thất bại”.