Người tiếp đón trong nhà hàng là làm gì

Để tạo được ấn tượng tốt và ghi điểm trong mắt thực khách, quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là yếu tố bước đầu cho thấy tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhà hàng. Vậy các bước chào đón khách hàng như thế nào và đón tiếp ra sao đảm bảo đúng quy trình? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Thietbibuffet để tìm hiểu rõ hơn.

Show

    Trên thị trường hiện nay, việc canh tranh giữa các nhà hàng với nhau càng xảy ra náo nhiệt hơn. Chính vì vậy, để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác một cách lành mạnh, việc nâng cao chất lượng khi tiếp đón khách là hoàn toàn cần thiết. Trong đó, quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng cần phải đường thay đổi, nâng cao chất lượng thường xuyên để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho thực khách.

    Đối với một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, chắc chắn không thể nào không biết đến quy trình chào đón khách tại nhà hàng. Nói nôm na, đây đơn giản là quy trình chào đón khách tại nhà hàng trước khi bước vào bàn ăn. Đây cũng là một công đoạn nằm trong quy trình phục vụ khách hàng tại nhà hàng, tính từ lúc khách bước vào nhà hàng.

    Ở mỗi nhà hàng, quy trình tiếp đón khách sẽ được quy định khác nhau, nhưng mỗi nhân viên phục vụ cần phải nắm được một cách chắc chắn. Lợi ích dễ thấy nhất của quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng đó là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất ngay từ khi bước đến nhà hàng. Đây cũng là cơ hội để mỗi nhà hàng tạo được sự khác biệt so với những đối thủ khác.

    Để xây dựng và đưa ra các quy tắc phục vụ nhà hàng chuẩn nhất, các bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:

    • Nhà hàng cần làm những gì để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất?
    • Nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng được sơ đồ quy trình đón tiếp khách hàng tại nhà hàng chuyên nghiệp?
    • Bộ phận nào, con người nào sẽ trực tiếp thực hiện quy trình đón tiếp tại nhà hàng?
    • Làm như thế nào để có thể duy trì được những quy tắc khi phục vụ nhà hàng này?

    Công tác chuẩn bị trước khi chào đón khách tại nhà hàng

    Trước khi thực hiện quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng, nhân viên phục vụ cần đảm bảo công tác chuẩn bị như sau:

    • Phân công lau dọn toàn bộ sàn nhà, cửa kính, thiết bị nội thất…Đảm bảo vệ sinh khu vực bàn ăn mà mình đảm nhận: bàn ghế, thực đơn và khu vực xung quanh.
    • Bài trí bàn ăn và ghế ngồi theo quy định của nhà hàng hoặc theo sắp ghế theo số lượng khách đã đặt bàn trước rồi trải khăn bàn, bao ghế..
    • Sắp xếp đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho bữa ăn như dao, nĩa, dĩa nhỏ, chai nhỏ đựng nước tương, giấm bình hoa… theo đúng tiêu chuẩn. Lưu ý: nên chuẩn bị sẵn dụng cụ dự phòng như đôi đũa, ly uống nước, bình đựng gia vị bổ sung… để thay thế nhanh chóng khi khách yêu cầu.
    • Kiểm tra trang thiết bị, cơ sở vật chất trong sảnh tiệc và toàn bộ nhà hàng như: máy lạnh, đèn, toilet, cửa thoát hiểm, hệ thống loa âm thanh…
    • Kiểm tra lại thông tin đặt bàn và các yêu cầu của khách (nếu có).

    Quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng chuẩn

    1. Chào khách, xác nhận đặt bàn

    Ngay khi khách bước chân vào nhà hàng, nhân viên Phục vụ cùng với Lễ tân chào đón khách bằng câu từ, cử chỉ phù hợp với tiêu chuẩn của nhà hàng. Lễ tân bắt đầu hỏi khách các vấn đề như có đặt bàn trước hay chưa, khách đi bao nhiêu người, có muốn ngồi ở phòng riêng tư hay phòng dành cho người hút thuốc không… để phục vụ khách chính xác theo nhu cầu hơn.

    2. Hướng dẫn đưa khách đến vị trí ngồi như mong muốn

    Quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng sau khi thực hiện xong đó là cần dẫn khách đến vị trí bàn đã đặt (nếu có) hoặc theo nhu cầu.

    • Sau khi đã chào hỏi các vấn đề cơ bản, nhân viên phục vụ hướng dẫn khách về vị trí ngồi bằng bàn tay phải với các ngón tay khép lại, hướng thẳng bàn tay về vị trí bàn, bàn tay trái khuỵu nhẹ trước người.
    • Nhân viên Phục vụ giữ khoảng cách khoảng 1 - 1,5 để đảm bảo lịch sự.
    • Khi đã đến vị trí bàn ăn, nhân viên Phục vụ nhà hàng cần giới thiệu đây là bàn ăn của khách.

    3. Mời khách ngồi xuống, giới thiệu thực đơn

    3.1. Kéo ghế mời khách và trải khăn ăn

    Quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng tiếp theo đó là mời khách ngồi vô bàn, cụ thể như sau:

    • Nhẹ nhàng kéo ghế để mời khách ngồi xuống. Lưu ý tránh gây tiếng động lớn làm ảnh hưởng xung quanh, ưu tiên mời phụ nữ, người già và trẻ nhỏ trước.
    • Nhân viên phục vụ trải khăn ăn cho khách. Nếu bữa ăn của khách diễn ra theo kiểu Alacarte thì nhân viên khéo léo trải khăn ăn vào lòng khách hoặc phục vụ gấp khăn ăn thành hình tam giác rồi để bên trái vị trí ngồi của khách để khách tự trải.

    3.2. Giới thiệu thực đơn

    Nhân viên Phục vụ đưa thực đơn cho khách bằng tay phải, nghiêng thân mình khoảng 30 độ. Sau khi khách cầm thực đơn, nhân viên đứng lùi về phía sau khách khoảng 1 mét và đợi khách lựa món. Nhân viên cần nắm rõ thực đơn để có thể tư vấn cho khách khi họ yêu cầu. Để hợp ý khách thì các món ăn được giới thiệu cần dựa trên sở thích và chi phí mà khách có thể chi trả.

    Tiến hành quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng đúng theo tiêu chuẩn sẽ làm khách hàng cảm thấy luôn được đón tiếp chu đáo và có những trải nghiệm tốt nhất tại nhà hàng mình, từ đó đọng lại ấn tượng tốt với khách và làm tăng tỉ lệ khách quay lại nhà hàng. Là một nhân viên Phục vụ, bạn cần nắm rõ cách đón tiếp khách tại nhà hàng, chuẩn chỉnh trang phục và tác phong chuyên nghiệp để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.

    Một số yêu cầu khi chào đón khách tại nhà hàng

    Công việc phục vụ tuy dễ mà khó, để làm tốt thì người nhân viên cần đảm bảo một số yêu cầu khi thực hiện quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng dưới đây:

    1. Thực hiện đúng các quy định về trang phục

    Là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với thực khách, nên nhân viên phục vụ cần luôn duy trì vẻ ngoài tươm tất chỉn chu. Chắc hẳn một vẻ ngoài lịch sự, thân thiện, sạch sẽ sẽ làm cho mọi người khách ưng ý.

    Nhân viên cần mặc đúng đồng phục quy định, nếu là áo sơ mi hay quần tây thì cần được là ủi phẳng phiu, giặt giũ thơm tho sạch sẽ. Đầu tóc luôn gọn gàng, không lòa xòa luộm thuộm. Nữ cần búi tóc cao, nam cắt tóc ngắn và vuốt keo thẳng thớm.

    Ngoài ra, móng tay của người phục vụ cần cắt tỉa gọn, sạch sẽ, tránh mang trang sức rườm rà. Chỉ một vài chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng có thể vô tình để lại ấn tượng mạnh về “an toàn vệ sinh thực phẩm” của khách hàng trước khi dùng món tại nhà hàng.

    2. Nắm chắc yêu cầu công việc

    Bất cứ vị trí nào, dù là công việc về trí óc hay lao động tay chân, chỉ khi người làm hiểu sâu về công việc của mình thì mới có thể làm tốt và hiệu quả. Là một nhân viên của nhà hàng, bạn cần nắm rõ quy trình quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng, các công việc mà vị trí của mình đảm nhận là gì và có liên quan tới các phòng ban khác như thế nào thì mới có thể phục vụ khách hàng chu đáo nhất và mang tới những trải nghiệm tuyệt nhất cho khách.

    3. Biết cách gợi ý thực đơn

    Một trong số công việc của nhân viên phục vụ là gợi ý món ăn cho khách khi có yêu cầu. Bởi thế nhân viên phục vụ nhà hàng cần nắm rõ các thông tin trong thực đơn như tên món ăn, giá cả, thành phần nguyên liệu, món ăn còn hay hết...để khi khách hàng hỏi thì có thể trả lời nhanh chóng. Quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng được diễn ra hiệu quả cũng cần phải lưu ý đến thực đơn.

    Cần hạn chế tối đa trường hợp khách hỏi thì trả lời mơ hồ không nắm chắc hay ấp úng sẽ khiến khách không vui và có thể mất hứng khi ăn uống, để lại ấn tượng xấu cho khách. Việc hiểu rõ tường tận thực đơn sẽ giúp nhân viên phục vụ tự tin, linh hoạt và nhanh nhạy trong quá trình tư vấn món ăn. Đôi khi nhờ cách trình bày khéo léo của người nhân viên mà nhà hàng có thể tăng thêm doanh thu mà khách hàng lại rất hài lòng.

    Đơn cử như khi giới thiệu món ăn, nhân viên nói “món A này sẽ rất ngon khi ăn kèm với món B, anh/chị dùng thử nhé” sẽ khác với “anh/chị dùng thử không?” vì cách hỏi thứ hai dễ đưa khách hàng vào trạng thái trả lời ngay lập tức có hoặc không.

    4. Hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết

    Công việc phục vụ nhà hàng bao gồm rất nhiều công đoạn, những công việc nhỏ tỉ mỉ. Bởi thế, người nhân viên chuyên nghiệp cần phải trau dồi kỹ năng thiết yếu, phẩm chất cá nhân để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc của mình, nhất là quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng.

    Nhân viên phục vụ nhà hàng yêu cầu phải có những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, chịu được áp lực công việc cao, đủ sức khỏe để làm việc cường độ cao, tính tình hòa đồng hoạt ngôn lại nhanh nhẹn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách khéo léo nhất.

    Những mẫu câu đón tiếp khách bằng tiếng Anh trong nhà hàng

    Trong giao tiếp với khách hàng, ngôn từ rất đa dạng. Thế nên thay vì dùng những câu chào hỏi thông thường như Hi hoặc Hello vì không đủ trang trọng và chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ có thể sử dụng các mẫu câu sau trong quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng: – Good morning/ Good afternoon/ Good evening, Sir/Madam (Chào buổi sáng/trưa/chiều ông/bà). – Welcome to Dong Khoi Restaurant (Xin chào mừng quý khách đến với nhà hàng Đồng Khởi).

    Giao tiếp từ quy trình đón khách để lấy thông tin

    – What can I help you, Sir/Madam? (Tôi có thể giúp đỡ gì cho quý ông/quý bà?). – Did you make a reservation? (Quý khách đã đặt bàn chưa ạ?). – How many people, please? (Quý khách có bao nhiêu người?). – Where would you like to sit? Private room or open area? (Quý khách muốn ngồi ở đâu ạ? Phòng riêng hay bàn ở khu vực mở?).

    Hướng dẫn vị trí ngồi cho thực khách

    – I’ll show you your new table. This way, please. (Tôi sẽ dẫn quý khách đến bàn ăn mới. Mời đi lối này). – I’m afraid that position is under preparation (Tôi e là khu vực đó vẫn còn đang dọn dẹp ạ). – Your table is on the second floor, please go up the stairs and see the waiter up there for further guidance. (Bàn của quý khách ở trên lầu hai, vui lòng đi lên cầu thang và gặp phục vụ ở trên để họ hướng dẫn nhé) – Would you mind sharing a table with other guests ? (Quý khách có phiền nếu ngồi chung bàn với khách khác không ạ?)

    Hướng dẫn chọn món cho thực khách

    – How would you like your steak? (Quý khách muốn món bít tết được nấu như thế nào?) – The salmon this season is very rich. Would you like to try our salmon salad? (Mùa này cá hồi vị rất béo. Quý khách có muốn dùng thử món salad cá hồi không ạ?). – Would you like to take a look at our menu? (Quý khách có muốn xem qua menu của chúng tôi không?). – Another waitress will come to serve your table. Please wait a moment. (Một nhân viên khác sẽ phục vụ bàn của bạn. Xin quý khách vui lòng đợi trong chút lát). – Should you have any request, please feel free to contact me at any time. (Nếu quý khách cần gì thêm, cứ gọi tôi bất cứ lúc nào).

    Tham khảo thêm Cách tiếp khách trên bàn tiệc nhà hàng, tiệc cưới, khách sạn lịch sự

    Xin lỗi khách hàng khi cần

    Trong một số trường hợp bạn phải xin lỗi khách hàng vì lí do nào đó, bạn có thể tham khảo các mẫu câu sau đây: – Sorry to keep you waiting such a long time (Thành thật xin lỗi vì để quý khách đợi lâu). – I am afraid that dish is out of the menu. (Tôi e là món ăn này hết rồi ạ) – I am really sorry for the mistake (Tôi thành thật xin lỗi vì sự nhầm lẫn này).

    Trên đây là một số thông tin về quy trình đón tiếp khách tại nhà hàng mà Thietbidungcubuffet vừa gửi tới bạn. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và có thể phần nào giúp đỡ bạn tránh bối rối khi làm công việc phục vụ của mình nhé!