Hàng hóa là gì lấy ví dụ minh họa năm 2024

Hàng hóa (tiếng Anh: Commodity) là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

Hàng hóa là gì lấy ví dụ minh họa năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: commoditytrademantra

Hàng hóa (Commodity)

Định nghĩa

Hàng hóa trong tiếng Anh là Commodity. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Đặc trưng của hàng hóa

- Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải.

- Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

Giá trị sử dụng của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Ví dụ: Giá trị sử dụng của gạo là để ăn...

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quyết định. Do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.

Giá trị của hàng hóa

- Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng khác loại nhau.

Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc

Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc. Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1 : 5). Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó.

Câu trả lời là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy với nhau.

Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó chính là giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Giá trị hàng hóa là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá trị hàng hóa là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giá trị hàng hóa là gì? Ví dụ giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa là sự kết tinh của lao động hao phí của người sản xuất vào bên trong hàng hóa. Đây được xem là một thuộc tính quan trọng của hàng hóa. Giá trị hàng hóa được thực hiện khi hai hàng hóa được trao đổi với nhau.

Hàng hóa là gì lấy ví dụ minh họa năm 2024
Giá trị hàng hóa là sự kết tinh của lao động hao phí của người sản xuất vào bên trong hàng hóa (Ảnh minh hoạ)

Để hiểu hơn về giá trị hàng hóa, ta có một ví dụ sau: 1 mét vải = 5kg gạo.

Câu hỏi đặt ra là tại sao vải và thóc là hai loại hàng hóa khác nhau mà lại có thể trao đổi được với nhau theo tỷ lệ 1:5 như vậy? Bởi vì 02 loại hàng hóa này có một điểm chung đều là sản phẩm của lao động, đều là kết tinh của hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở để đánh giá tỷ lệ trao đổi của 02 loại hàng hóa này, điều này có nghĩa là thời gian lao động để sản xuất ra 1 mét vải bằng với thời gian lao động để sản xuất 5kg gạo nên giá trị hàng hóa của 2 loại sản phẩm này tương đương nhau.

Như vậy, ta có thể kết luận hàng hóa có hao phí lao động càng cao thì giá trị hàng hóa sẽ càng lớn và ngược lại. Ngoài ra, nếu hàng hóa không tạo ra từ hao phí lao động thì hàng hóa đó không có giá trị.

Hao phí lao động bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, dẫn đến giá trị hàng hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, cụ thể là 3 yếu tố sau đây:

  • Đầu tiên là năng suất lao động: Năng suất lao động là tổng số lượng hàng hóa mà một người sản xuất được trong một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm là khi năng suất lao động càng cao thì số lượng hàng hóa tăng theo. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa sẽ bị giảm vì khi sản xuất càng nhiều thì thời gian và công sản xuất bỏ ra càng ít.
  • Yếu tố cường độ lao động: Yếu tố thể hiện mức độ hao phí của người sản xuất khi sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa sẽ không đổi bởi cường độ lao động do yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến hao phí lao động.
  • Độ phức tạp của hàng hóa: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hàng hóa, hàng hóa có mức độ thi công, sản xuất càng phức tạp thì giá trị hàng hóa càng cao và ngược lại.

2. Đặc trưng của giá trị hàng hóa

Vậy thì đặc trưng của giá trị hàng hóa là gì? Giá trị hàng hóa sẽ có những đặc trưng sau đây:

  • Giá trị là yếu tố thuộc tính chất xã hội của hàng hóa.
  • Giá trị là một phạm trù lịch sử, giá trị chỉ có thể tồn tại khi có sự sản xuất và trao đổi hàng hóa ở những phương thức sản xuất.
  • Giá trị hàng hóa là biểu hiện của quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. đó là biểu hiện của quan hệ sản xuất trong xã hội. Trong nền kinh tế dựa trên chủ yếu là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm cho quan hệ kinh tế giữa con người trở thành quan hệ giữa vật với vật gây ra sự sùng bái hàng hóa. Còn khi xuất hiện tiền tệ thì sự sùng bái hàng hóa này sẽ bị biến tướng thành sự sùng bái tiền tệ.
  • Giá trị là cơ sở để xác định giá trị trao đổi, giá trị thay đổi kéo theo giá trị trao đổi cũng thay đổi.

3. Các thuộc tính của giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản gồm: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Mỗi thuộc tính đều mang đặc trưng riêng.

Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là những lợi ích, công dụng mà hàng hóa đem lại cho con người khi sử dụng; là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể là trong tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện ra bên ngoài khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, của cải, chúng cấu thành nên bản chất của mọi của cải không ngoại trừ hình thái xã hội của của cải đó. Ví dụ: giá trị sử dụng của lò vi sóng là hâm nóng, rã đông thực phẩm vì chức năng của nó là hâm nóng và rã đông.

Giá trị sử dụng mang những đặc trưng sau đây:

  • Một hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị mà có nhiều giá trị khác nhau.
  • Thuộc tính tự nhiên của vật thể sẽ quyết định giá trị sử dụng hàng hóa, vì vậy đây là một phạm trù vĩnh viễn.
  • Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật dẫn theo sự đa dạng của hàng hóa ngày càng tăng, vì vậy mà giá trị hàng hóa ngày càng cao.
  • Đây là yếu tố chỉ có thể trở thành hiện thực khi được sử dụng hoặc tiêu dùng.

Giá trị trao đổi

Giá trị trao đổi được hiểu là số hàng hóa hoặc dịch mà ta có thể đổi được từ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác trên thị trường, đây là quan hệ về số lượng. Có thể hiểu giá trị trao đổi là giá của hàng hóa. Các loại hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau là do chúng có chung một thuộc tính là đều là sản phẩm lao động, được tạo ra từ hao phí lao động. Khi ta trao đổi hàng hóa, thực chất là ta đang trao đổi hao phí lao động của hàng hóa đó. Lấy ví dụ như khi trao đổi 1 mét vải với 10kg gạo, thật chất ta đang trao đổi 5 giờ làm ra 1 mét vải với 5 giờ sản xuất ra 10kg gạo.

Đặc trưng của giá trị trao đổi:

  • Giá trị trao đổi là yếu tố mang tính xã hội của hàng hóa
  • Giá trị trao đổi là phạm trù lịch sử vì chỉ khi có sản xuất và trao đổi thì giá trị này mới tồn tại.
  • Giá trị trao đổi có mối quan hệ mật thiết với giá trị sử dụng: cái này thay đổi thì cái kia cũng thay đổi.
  • Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ xã hội, tức là quan hệ giữa những người sản xuất.

Hàng hóa là gì lấy ví dụ minh họa năm 2024
Giá trị hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi (Ảnh minh hoạ)

4. Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu?

Giá trị hàng hóa được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là những yếu sau đây:

  • Lượng giá trị hàng hóa: Là lượng thời gian và công sức bỏ ra khi sản xuất hàng hóa của người sản xuất. Ví dụ như người thợ A chỉ mất khoảng 3 giờ để dệt 1 mét vải, người thợ B lại mất 5 giờ để hoàn thành 1 mét vải.
  • Lượng giá trị đặc biệt: Là bản nâng cấp của lượng giá trị hàng hóa do lượng giá trị hàng hóa của mỗi người sản xuất là khác nhau tùy theo tay nghề của từng người.
  • Lượng giá trị xã hội: Ngoài dựa vào yếu tố thời gian và công sức trong quá trình sản xuất ra, chúng ta còn phải xét đến trình độ, tay nghề của mỗi người sản xuất. Người sản xuất có kỹ thuật tốt hơn sẽ có lợi thế lớn hơn.
  • Thời gian sản xuất lao động: Thông thường, thời gian sản xuất của một loại hàng hóa sẽ được xác định dựa vào thời gian trung bình sản xuất ra hàng hóa đó của xã hội.

5. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu?

Nếu thắc mắc biểu hiện của giá trị hàng hóa thì câu trả lời chính là giá trị trao đổi của hàng hóa. Nếu là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải vật nào có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Hàng hóa phải là sản phẩm của lao động được sản xuất và trao đổi, buôn bán, nói cách khác là phải có giá trị trao đổi. Như vậy, giá trị hàng hóa chỉ được thực hiện khi hàng hóa đó có giá trị trao đổi đúng với quan điểm của Kinh tế chính trị Mác:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau

Ví dụ của hàng hóa là gì?

Ví dụ hàng hóa: gạo, vải, phương tiện di chuyển, ... Hàng hóa có một số giá trị nhất định. Cụ thể: giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa dùng để do các đơn vị đầu tư định giá.

Khái niệm về hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm thu được từ lao động và có thể thỏa mãn những nhu cầu của con người, có thể đi vào tiêu dùng qua quá trình trao đổi – mua bán. Theo định nghĩa của Karl Marx thì hàng hóa trước hết là vật có hình dạng và có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người tùy vào tính chất của nó.

Hàng hóa thông thường là gì ví dụ?

Nó phản ánh xu hướng tăng nhu cầu mua sắm và tiêu thụ của người dân khi họ có thu nhập cao hơn. Ví dụ cụ thể, một số sản phẩm như điện thoại thông minh, xe hơi, và du lịch có thể được coi là hàng hóa thông thường.

Thị trường hàng hóa là gì ví dụ?

Thị trường hàng hóa: Là thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Ví dụ như Vàng, cao su, dầu mỏ, các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu nành, thịt lợn,...