Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương

Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bàn tay yêu thương”

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển chuyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người.

(Bàn tay yêu thương)

Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương

Hướng dẫn làm bài:

Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực để những con người bất hạnh trong cuộc sống có động lực để tiếp tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mang mọi người xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “Bàn tay yêu thương” đã phần nào nói lên được điều đó.

Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa em học sinh tên là Douglas và cô giáo. Vào giờ ra chơi, cô giáo thường dắt tay Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, không được may mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của em đối với cô.

Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương không chỉ được bộc lộc qua những lời nói, động viên, mà còn được thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành.

 

Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương
Quả thật như vậy, câu chuyện khiến mọi người hiểu rằng nếu tình yêu thương được xuất phát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong cuộc sống. Tình yêu thương của cô giáo được thể hiện qua một hành động nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp em hòa đồng cùng bè bạn. Chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho Douglas ý vượt qua mặc cảm, khuyết tật của bản thân. Bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

Cô giáo đã gửi hết vào đó tất cả tấm lòng yêu thương chân thành đối với đứa học trò nhỏ. Cô vô tư thể hiện tình cảm của mình đối với em và mong muốn em sẽ được vui vẻ như những bạn khác. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy được bù đắp một phần thiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy được an ủi. Chính vì thế Douglas đã rất biết ơn cô giáo và thể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ hai bàn tay cô.

Không chỉ bằng kiến thức môn vẽ đã giúp em hoàn thành bức tranh mà chính tất cả tấm lòng biết ơn cô khi được đưa vào đó đã giúp bức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành động của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bất ngờ.

Trong cuộc đời, có biết bao con người bất hạnh và cần giúp đỡ, dù đây chỉ là tình yêu thương giữa con người với con người được thể hiện qua những hành động nhỏ bé nhất. Đôi khi những cử chỉ thoạt tưởng bình thường nhưng đấy lại chính là biểu tượng của tình yêu thương.

Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương

Tuy nhiên, trong cuộc sống quanh ta vẫn thường bắt gặp những con người thờ ơ, chế giễu nỗi bất hạnh của người khác. Đôi khi trở thành những con người vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lại với đạo lí truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Đó là những con người đáng bị lên án và phê phán. Vì thế hãy thể hiện niềm yêu thương người khác qua những việc làm nhỏ nhoi. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương, tri ân được san sẻ cho nhau.

Đối với mỗi học sinh chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn. Mọi người không nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả một động lực giúp người khác vươn lên bất hạnh. Vì yêu thương là không có giới hạn và khi trao niềm yêu thương cho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi được xuất phát bằng cả trái tim và không toan tính.

Ai cũng cần được yêu thương và yêu thương ai đó. Chúng ta thường bỏ đi vì muốn biết ai sẽ theo mình. Chúng ta khóc để xem ai sẽ lau đi giọt lệ. Và chúng ta để trái tim tan vỡ, muốn thấy ai sẽ đến và chữa lành trái tim ta. Trái tim không tình yêu thương thì cũng chẳng khác gì dòng sông không có nước, ban ngày không có ánh sáng mặt trời. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng chắc chắc sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

 

 

  • Bàn tay yêu thương
  • Tình mẫu tử

 

 

 

PAGE

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG

Môn : Ngữ văn 6 (2018-2019)

Thời gian làm bài: 150 phút

Trọn bộ 25 đề thi HSG tự biên soạn theo cấu trúc phát triển năng lực, không có trên mạng.

Ai cần cứ họi điện mình gửi cho. Không tin xin đừng gọi, gửi đúng niềm tin chỗ bạn sẽ thấy yên tâm. Đừng tiếc cú điện thoại bạn nhé. Một vài bạn cứ nghĩ người ta lừa mình chứng tỏ các bạn ấy chả hiểu gì về luật pháp cả.

Cứ gọi 0833703100.

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

Top of Form

(Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

Nội dung chính của bài bàn tay yêu thương

Câu 1(0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2(1 điểm): Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh ?

Câu 3(1 điểm) : Hình ảnh “bàn tay” trong văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 4(1.5điểm) : Nêu nội dung văn bản và bài học rút ra cho bản thân em.

Phần II. Làm văn: (16 điểm)

Câu 1 (4 điểm):Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bức tranh đạt giải nhất trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh

Câu 2 (12 điểm):

Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.

........................................Hết......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG

Môn : Ngữ văn 6

Yêu cầu chung

- Giáo viên phải nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo, có giọng điệu, văn phong.

- Giáo viên cần chủ động linh hoạt trong đánh giá cho điểm, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản đảm bảo tính hợp lí, có sức thuyết phục, dựa vào tình hình thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.

- Hướng dẫn chấm manh tính chất định hướng vì chú trọng phát huy tính “mở”

- Thang điểm 20, chi tiết đến 0,5 điểm

2. Yêu cầu cụ thể

PhầnCâuNội dungI

(4,0đ)1Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự. (0.5 điểm)2-Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo (0.5 điểm)

- So sánh ngang bằng (0.5 điểm)3-Ý nghĩa:Biểu tượng cho tình yêu thương (1 điểm)4Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Câu chuyện giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống. (1.0 điểm)

Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người bất hạnh.( 0.5điểm)

Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nếu đúng ý vẫn cho điểm tối đa.II

Câu 1

(4,0đ)* Yêu cầu về kĩ năng:

HS trình bày thành một đoạn văn, có kết cấu, bố cục hoàn chỉnh.

Biết dựa vào nội dung và chủ đề của văn bản để viết.

Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.

* Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Cần phải đạt được các nội dung sau:

Là một kiệt tác nghệ thuật:

+ Vẽ bằng tài năng thiên bẩm (0,5đ)

+Vẽ bằng niềm đam mê và tình yêu hội họa (0,5đ)

+Vẽ bằng tâm hồn nhân hậu, bao dung, độ lượng (0,5đ)

+ Vẽ về đề tài quen thuộc, gần gũi (0,5đ)

=>Bức tranh ấy đã chinh phục được giám khảo , lay động lòng người , đã cảm hóa được người anh (2,0đ)II

Câu 2

(12,0đ)a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, học sinh nhập vai để kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của Dế Mèn (câu chuyện phải được kể ở ngôi thứ nhất).

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1.Mở bài :

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc.(1,0đ)

Hs có thể tuơng tượng ra một tình huống để viết

2.Thân bài:

- Diễn biến của sự việc:( căn cứ vào những tình tiết trong câu chuyện để kể lại sự việc )(6đ)

+ Sự xuất hiện của chị Cốc trong buổi chiều ở trước cửa hang

+ Cuộc đối thoại với Dế Choắt khi bày mưu trêu chị Cốc

+ Trêu chị Cốc và chui vào hang.

+ Tai họa đến dẫn đến cái chết của Dế Choắt

+kể kết hợp với miêu tả cảnh sắc thiên nhiêu đê bộc lộ cảm xúc tâm trạng của Dế Mèn

- Diễn tả tâm trạng khi đứng trước mộ bạn(4đ)

+Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra vói đế Choắt

+ thương cảm,

+ ăn năn hối hận vì thói ngông cuồng dại dột của mình khiến dẫn đến cái chết thương tâm của dế choắt .

+ xin được dế choắt that ha thứ.

+Lời hứa vói bạn

Kết bài(1,0đ)

- Bài học được rút ra qua sự việc.

-Bài học về sự gắn bó,yêu thương,đùm bọc,giúp đỡ nhau trong cuộc sống

-Bài học của dế choắt giúp tôi nhận ra được lẽ phải,sống tốt hơn…..

Khuyễn khích những bài viết sang tạo ,giàu ý nghĩa .

Vĩnh Thành,ngày 21/02/2019

GV: Lê Thị Lân