Cách lập dự toán lắp dựng dàn giáo ngoài nhà năm 2024

), được quan tâm đặt biệt. Từ thiết kế, chọn lựa phương pháp tối ưu đến lắp dựng dàn giáo, bố trí và tính chi phí cho việc lắp dựng dàn giáo. Khi dự toán để đấu thầu, bên thi công phải nắm bắt được Chủ đầu tư sử dụng dàn giáo mới, dàn giáo cũ hay thuê dàn giáo. Nhưng đa số nhà thầu dự toán là dàn giáo mới 100%. Dàn giáo được tính cụ thể và chi tiết cho từng hạng mục, từng giai đoạn, sử dụng cuốn chiếu hay dùng cho cà công trình. Dàn giáo lắp dựng phần thô xong, thu giọn luôn hay để tô trát, sơn... Tránh tình trạng sau này phát sinh chi phí và tranh cãi.

Ví dụ: Mình đang làm thanh quyết toán với CĐT, trước đây hồ sơ mời thầu của CĐT thiếu công tác LD giàn giáo ngoài, và bên mình khi nộp hồ sơ dự thầu cũng đã làm 1 bảng kê những khối lượng ngoài hồ sơ mời thầu và nộp cùng rồi. Trong quá trình thi công bên mình đã làm biên bản xác nhận KL phát sinh (có phần LD giàn giáo ngoài..đã được TVGS và Kỹ thuật ban QLDA xác nhận), giờ Giám đốc Ban QLDA xem lại hồ sơ và bảo phải cắt KL đó đi với lý do:1. Trong công tác xây tường đã tính lắp dựng giàn giáo rồi, vậy khi trát ngoài thì sẽ dùng lại giáo đã dựng lúc xây tường (nếu ko họ bảo bên A sẽ phải trả thêm 1 lần phí LD giàn giáo nữa..)2. Còn công tác lắp dựng giàn giáo ngoài chỉ áp dụng trong công tác khác ví dụ như sửa chữa (VD: khi cạo tường cũ để trát lại, lúc này mới tính LD giàn giáo ngoài mới..!

Theo mình, giáo ngoài có thể phục 2 loại công việc phổ biến:

1. Giáo ngoài để bắc lưới an toàn, chống bụi vv... Là giáo an toàn, chi phí này có thể nằm trong Trực tiếp phí khác của công trình. Tuy nhiên từ TT04/2010, BXD có quy định " Với nhà cao 9 tầng trở lên, silo, ống khói ...thì biện pháp an toàn được lập dự toán và tính thêm vào dự toán công trình" (anh em nhà thầu nên lưu ý điều này :) )

2. Giáo ngoài để trát, ốp và sơn bả (nếu sơn bả bằng giáo), cái này quy định rõ trong DM1776 rồi. Tính theo kinh nghiệm như bạn hunter chỉ khi đi đấu thầu, tính dự toán dự thầu. Với chỉ định thầu hay hợp đồng giá điều chỉnh, phải nghiệm thu thời gian sử dụng giáo, thời gian thông thường bắt đầu khi bắc giáo tầng 1 và kết thúc khi công tác cuối cùng liên quan đến giáo được nghiệm thu. Cụ thể công tác trát thì thường trát tầng cuối cùng + 28 ngày!

Đối với nhà phố 2-3 tầng, giàn giáo ngoài được tính cho những công trình có chiều cao > 4m , như vậy nhà phố nhỏ vẫn phải áp dụng giàn giáo ngoài, nhưng giàn giáo này mục đích chính là để thi công các công tác hoàn thiện bên ngoài như tô trát sơn .... Thời gian thi công thường nhỏ nên có thể bị CĐT cắt bỏ đi....nhưng nếu nhà thầu muốn tính phát sinh thì cũng có thể lý giải được.!

Theo mình, Nhà phố 2-3 tầng thì không được tính băc giáo vì thường chiều cao công trình <16m! Trong ĐM 1776, đã quy định giáo ngoài được tính khi chiều cao công trình >16m!

Như trường hợp trên thì giải quyết thế nào? vấn đề trở nên phức tạp khi không giải quyết triệt đế khi dự toán đấu thầu, bởi quyền lợi mâu thuẫn nhau.

Đối với nhà cao tầng, bắt buộc phải tính giàn giáo bên ngoài, giàn giáo này ngoài mục đích là phục vụ cho công tác tô trát bên ngoài còn có mục đích là bao che, thời gian lắp dựng được tính từ lúc đổ sàn tầng 1 đến lúc hoàn thiện xong phần tường ngoài, theo kinh nghiệm thi công thì thời gian này được tính bằng T/2 , T là tổng tiến độ thi công cả công trình.

Hiện nay khi mời thầu thông thường CĐT cố ý làm lơ phần này, nhà thầu lúc dự thầu hay đàm phán hợp đồng phải chú ý thêm phần này.

Tham khảo nội dung trên Internet.

Dàn Giáo Xây Dựng Phoenix: Cung cấp Dàn Giáo, Giàn Giáo Xây Dựng, Giàn Giáo Nêm, Dàn Giáo VietForm cho các nhà Thầu Xây Dựng

- Dàn Giáo Khung Cổ Điển

Cách lập dự toán lắp dựng dàn giáo ngoài nhà năm 2024

- Dàn Giáo Nêm, Giàn Giáo VietForm

Cách lập dự toán lắp dựng dàn giáo ngoài nhà năm 2024

Dự toán dàn giáo nêm cho công trình xây dựng: tối ưu cho công trình đang sưe dụng và luân chuyển qua công trình khác không mất nhiều chi phí đầu tư thêm.

Luôn được tính (tức là các công tác hoàn thiện như trát, ốp và kể cả sơn bả nếu phải bắc giáo, kể cả công tác bắc giáo an toàn). Không hề quy định chiều cao <16 hay >16 như các bạn vẫn nói (có thể các bạn nhầm lẫn phần quy định vật liệu vận chuyển lên cao).

Cách tính diện tích dàn giáo ngoài là lấy = diện tích hình chiếu đứng của kết cấu cần hoàn thiện.

Lưu ý: Định mức vật liệu trong 1776 chỉ mới tính cho một tháng và 1 lần bắc giáo. Nếu thi công trong nhiều tháng hoặc ít hơn thì cần nhân hệ số tháng vào. Khi tính giáo hoàn thiện trát ngoài, nhớ cộng thêm 28 ngày sau ngày hoàn thành trát tầng trên cùng (phải đạt R28 mới được tháo). Trường hợp tháo giáo trước thì cần phải trừ thời gian đi (thi công cuốn chiếu).

2. Dàn giáo trong:

Chỉ được tính khi thi công ở trên độ cao 3,6m và cho tất cả các công tác từ cốp pha (btct) đến các công tác xây trát, ốp lát, .....Tuy nhiên ĐM lại quy định thêm: Phải vượt khẩu độ thêm 0,6m (Tức 3,6+0,6=4,2m) mới được tính bắc giáo trong thêm.

Tức giả sử kết cấu có chiều cao hoàn thiện 6,5m thì tính như sau: 6,5=3,6+1,2+1,2+0,5; Nhìn vào công thức ta thấy chỉ được tính thêm 2 lần bắc giáo cho kết cấu này. Ở khẩu độ cuối 0,6m chưa đủ 0,6m nên không được tính thêm 1 lần giáo. Tuy nhiên nếu là 6,7m = 3,6+1,2*2+0,7m thì lại được tính thành 3 lần bắc giáo thêm.

Dàn giáo trong tính theo diện tích hình chiếu bằng. Ví dụ trần thì chiếu thẳng góc xuống sàn để tính diện tích.

Lưu ý: Nếu là trát tường hay cột thì mình nghĩ tính diện tích hình chiếu bằng là không chuẩn, vì lúc này công tác trát chẳng khác nào trát ngoài cả. Tuy nhiên đã theo quy định thì cứ tính thôi, và lúc này chỉ có tính theo diện tích hình chiếu bằng của giáo thì có lẽ phù hợp hơn.

http://www.giaxaydung.vn - Levinhxd

Hỏi: Theo 04 thì dàn giáo ngoài được tính trong chi phí khác ( Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình ) thế nên không phải lập chi phí dàn giáo ngoài. Hiểu vậy đúng không?

Trả lời: Theo mình, bạn hiểu vậy chưa chính xác, vì 2 lý do:

1, Giàn giáo ngoài không chỉ phục vụ mỗi an toàn lao động, các công tác hoàn thiện như trát ngoài, ốp ngoài, treo biển vv... thậm chí sơn bả (nếu không dùng dây) đều cần phải bắc giáo hoàn thiện.

2, Trường hợp chỉ nói đến giáo cho công tác an toàn (để phủ lưới che bụi, lưới an toàn) thì cũng có hai trường hợp:

-"Đối với những công trình có yêu cầu riêng biệt về an toàn lao động như nhà cao từ 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói của công trình công nghiệp hoặc tương tự thì phải lập thiết kế biện pháp an toàn lao động, dự toán và chủ đầu tư phê duyệt để bổ sung vào dự toán xây dựng công trình" (Mục 4- PL3- TT04/2010)