Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

Nghiên cứu sự chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả cà chua, giống NHP11 trồng trong vụ Xuân 2019 tại tỉnh Thanh Hóa từ khi hình thành cho đến khi quả chín nhằm xác định thời điểm chín sinh lý là cơ sở cho việc thu hái và bảo quản quả được tốt hơn. Kết quả cho thấy quả cà chua đạt kích thước gần như tối đa khi được 46 ngày tuổi. Hàm lượng diệp lục a và b tăng dần từ khi quả mới hình thành đến 26 ngày tuổi, sau đó giảm nhanh đến khi quả chín, hàm lượng carotenoid tăng dần đến khi quả chín. Hàm lượng tinh bột và acid hữu cơ tổng số tăng dần và đạt cực đại khi quả 26 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Hàm lượng đường khử và vitamin C tăng lên trong suốt những giai đoạn đầu và đạt giá trị cao nhất ở 46 ngày tuổi, sau đó giảm xuống. Hoạt độ của α - amylase biến động phù hợp với sự biến động của tinh bột và đường khử, hoạt độ cactalase tăng dần và đạt cực đại khi quả được 46 ngày, hoạt độ peroxydase tăng liên tục cho đến khi quả chín. Kết quả này cho thấy quả cà chua nên...

Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng nồng độ ferritin huyết thanh và các thành tố của hội chứng chuyển hóacũng như các nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, nghiên cứu đưa ra một số kết luận rằng có thể xem ferritin như là một dấu hiệusớm dự báo nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:Khảo sát các thành tố của hội chứng chuyển hóa và xác định nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 207 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Nội Tổng hợp - Lão Khoa, Bệnh viện Trung ương Huếtừ 5/2016 đến 8/2017. Bệnh nhân được phân thành hai nhóm: nhóm có hội chứng chuyển hóa gồm 104 người (nhóm bệnh); nhóm chứng gồm 103 người không mắc hội chứng chuyển hóa và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết th...

Chúng tôi nghiên cứu hiện tượng chuyển pha của mô hình q-state clock hai chiều bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Chúng tôi tính toán các đại lượng vật lý như là: nhiệt dung riêng, độ từ hoá và mô đun xoắn cho q > 5 (cụ thể q = 6 và 8). Nhiệt dung riêng và độ từ hóa chỉ ra mô hình có hai chuyển pha, bao gồm chuyển pha trên, T2, giữa pha mất trật tự và pha giả trật tự và chuyển pha dưới, T1, giữa pha giả trật tự và pha trật tự. Mô đun xoắn không những chỉ ra T2 là chuyển pha Kosterlitz-Thouless mà còn có biểu hiện của chuyển pha T1.

Đặt vấn đề: Can thiệp sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (THTMT) là thử thách lớn trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da với tỉ lệ thất bại thủ thuật cao hơn can thiệp các sang thương khác. Các nghiên cứu về kết quả can thiệp qua da sang thương THTMT tại Việt Nam không nhiều nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm có thêm dữ liệu về kết quả can thiệp sang thương THTMT ĐMV. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, các yếu tố liên quan thất bại của thủ thuật can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát trên 194 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 67,3±11,3; với 73,7% nam cao so với nữ; 82,5% có tiền sử ghi nhận tăng huyết áp, 26,3% nhồi máu cơ tim cũ, can thiệp ĐMV qua da trước đây (26,3%), đái tháo đường (29,9%), bệnh thận mạn (9,8%) và 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là 21,7±7,2. Tỉ ...

Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động. Các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate và chất béo được enzyme phân giải trong hệ tiêu hóa, sau đó phục vụ cho các tế bào cần sử dụng. Cơ thể bạn sẽ sử dụng các chất này ngay lập tức hoặc dự trữ chúng ở gan, mỡ hoặc các mô cơ bắp.

Sự thúc đẩy quá trình trao đổi chất là chìa khóa quan trọng đối với những người quan tâm về trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, làm thế nào để thúc đẩy và tăng cường cơ thể đốt cháy calo một cách nhanh chóng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một số người sinh ra đã may mắn có được sự trao đổi chất hoạt động nhanh chóng hơn những người khác. Đàn ông có xu hướng đốt cháy nhiều calo hơn so với phụ nữ, ngay cả khi họ nghỉ ngơi. Đối với hầu hết mọi người, sự trao đổi chất chậm dần sau tuổi 40. Mặc dù bạn không thể kiểm soát tuổi tác, giới tính hay yếu tố di truyền của chính mình để thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhưng vẫn có những cách khác để quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Bạn có thể tham khảo 11 cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất dưới đây để cải thiện quá trình này của bản thân.

1. Tập luyện cơ bắp giúp tăng cường trao đổi chất

Cơ thể chúng ta liên tục đốt cháy calo, thậm chí khi ta không hoạt động. Đối với những người có cơ bắp thì quá trình này lại càng diễn ra nhanh hơn. Mỗi 450g cơ bắp tiêu thụ khoảng 6 calo/ngày chỉ để duy trì hoạt động, trong khi mỗi 450g mỡ chỉ đốt được 2 calo/ngày.

Sau mỗi buổi luyện tập thể lực, các cơ bắp toàn cơ thể được kích hoạt, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa hằng ngày. Do đó, cách tăng cường trao đổi chất hiệu quả là bạn nên thực hiện các bài tập luyện cơ bắp.

2. Nâng cao những bài thể dục

Các bài tập aerobic có thể không giúp bạn tăng cường cơ bắp nhưng giúp tăng sự trao đổi chất sau luyện tập. Quan trọng là bạn phải tự cố gắng nỗ lực. Ngoài ra, các bài tập cường độ cao sẽ giúp quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo dài hơn.

Vì thế, nếu muốn đạt được kết quả rõ rệt, bạn hãy thử đăng ký một khóa tập gym nâng cao hoặc thêm những bài chạy bộ ngắn vào trong thói quen đi bộ hằng ngày.

3. Uống nhiều nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

Cơ thể bạn cần nước để chuyển hóa calo. Khi cơ thể không đủ nước thì quá trình trao đổi chất cũng bị chậm lại. Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành uống 8 ly nước (khoảng 2 lít nước hoặc nhiều hơn) mỗi ngày có thể đốt cháy được nhiều calo hơn những người chỉ uống 4 ly.

Do đó, cách làm tăng trao đổi chất và để giữ cho cơ thể luôn đầy đủ nước, bạn nên uống một ly nước hoặc thức uống không đường khác trước mỗi bữa ăn hay ăn nhẹ. Đồng thời, thay vì ăn khoai tây chiên hay bánh ngọt, bạn cũng nên ăn nhiều rau quả hoặc những loại thực phẩm tự nhiên có chứa nước.

4. Uống nước tăng lực vừa phải

Một vài thành phần trong nước tăng lực có thể đẩy mạnh quá trình chuyển hóa, chẳng hạn như chất caffeine có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể; đôi khi trong đó cũng chứa taurine – một loại axit amin làm tăng tốc chuyển hóa và đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước tăng lực cũng gây tăng huyết áp, lo lắng và mất ngủ cho một số người.

5. Uống cà phê đen

Nếu uống được cà phê đen, bạn sẽ có thể tận hưởng nguồn năng lượng mà thức uống này đem lại. Việc uống một lượng vừa phải cà phê đen có thể giúp bạn tăng cường quá trình trao đổi chất. Caffeine trong cà phê có tác dụng giúp bạn ngăn ngừa mệt mỏi và thậm chí nâng cao sức bền khi bạn luyện tập.

6. Bổ sung thêm omega-3 hỗ trợ quá trình trao đổi chất

Tại sao ăn nhiều cá giàu axit béo omega-3 (cá hồi, cá trích, cá ngừ…) lại giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn? Lý do là omega-3 giúp cân bằng lượng đường trong máu và giảm các bệnh viêm cũng như giúp điều tiết quá trình trao đổi chất. Nó cũng có thể làm giảm lượng hormone leptin giúp đốt lượng mỡ thừa nhanh hơn.

Do đó, nếu đnag tìm cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bạn đừng ngần ngại thêm các loại cá giàu omega-3 kể trên vào thực đơn nhé!

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

7. Phục hồi năng lượng với trà xanh

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

Trà xanh từ lâu đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa. Những nghiên cứu mới đây cho thấy các thành phần hoạt chất trong trà có thể thúc đẩy sự trao đổi chất. Các nhà khoa học đã tiến hành một loạt các nghiên cứu ở người ăn kiêng và thấy rằng những người đã sử dụng trà xanh giảm nhiều cân hơn so với những người không sử dụng. Điều này cho thấy những hoạt chất trong trà xanh có thể cải thiện quá trình oxy hóa chất béo và đốt cháy calo.

Trà xanh hoặc trà ô long chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa caffeine với catechin – một chất có khả năng tăng cường sự chuyển hóa trong vài giờ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống từ 2-4 tách trà thúc đẩy cơ thể đốt cháy thêm 17% calo khi kết hợp với việc luyện tập trong thời gian ngắn.

Vậy để thúc đẩy quá trình tăng cường trao đổi chất, bạn phải uống bao nhiêu trà? Theo một nghiên cứu, nếu uống từ 150-240ml trà xanh mỗi ngày, bạn có thể tăng khả năng tiêu hao năng lượng đến 90 calo. Bạn cũng có thể uống với đá để có một ly trà thơm ngon và sảng khoái hơn.

8. Lựa chọn thức ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe

Việc ăn nhẹ thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân. Khi bạn ăn những bữa chính cách nhau trong nhiều giờ, sự trao đổi chất chậm lại giữa các bữa ăn. Khi bạn ăn nhẹ hoặc ăn vặt mỗi 3-4 giờ, quá trình chuyển hóa cũng được tăng cường nên lượng calo được đốt cháy nhiều hơn suốt cả ngày dài. Vài nghiên cứu chỉ ra rằng những người hay ăn nhẹ thường ăn ít hơn trong bữa ăn chính.

9. Thêm vị cay cho bữa ăn giúp tăng cường trao đổi chất

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

Với nhiều người ăn cay được xem là một cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nguyên do là bởi thức ăn cay có chứa những chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Việc tiêu thụ một thìa ớt xanh hoặc đỏ có thể tăng sự chuyển hóa bên trong cơ thể bạn. Hiệu quả có thể tạm thời nhưng nếu bạn ăn cay thường xuyên, lợi ích có thể lớn hơn bạn nghĩ.

10. Tiếp thêm năng lượng bằng protein

Cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn khi hấp thụ protein so với khi bạn hấp thụ chất béo hoặc carbohydrate. Một bữa ăn tốt cho sức khỏe cần có những thực phẩm giàu protein bởi chúng làm tăng mạnh quá trình chuyển hóa trong bữa ăn. Các nguồn protein phổ biến là thịt nạc bò, cá, thịt gà, đậu phụ, các loại đậu, hạt, trứng và chế phẩm ít béo từ sữa.

11. Tránh tuyệt đối chế độ ăn kiêng cấp tốc

Chế độ ăn kiêng cấp tốc là chế độ ăn mà phụ nữ ăn ít hơn 1.200 calo/ngày và đàn ông ăn ít hơn 1.800 calo/ngày. Chế độ này rất có hại cho những người muốn tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Mặc dù chế độ ăn kiêng cấp tốc có thể giúp bạn giảm được vài kg nhưng nó cũng có một tác dụng phụ là làm giảm cơ bắp, từ đó giảm luôn quá trình chuyển hóa của cơ thể bạn. Cuối cùng, thậm chí bạn sẽ tăng cân nhanh hơn lúc trước vì một khi quá trình trao đổi chất chậm lại, cơ thể cũng đốt cháy ít calo hơn.

Việc thay đổi lối sống cùng với 11 cách ở trên có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn. Tỷ lệ trao đổi chất cao có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý và cho bạn nhiều năng lượng hơn.

Quá trình chuyển hóa của cơ thể là gì?

Chuyển hóa là quá trình trong đó cơ thể chuyển những thứ mà chúng ta ăn vào thành nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể để thực hiện các chức năng, các hoạt động và duy trì sự tồn tại. Một quá trình chuyển hóa nhanh cũng giống như một cái bếp lò nóng có thể đốt cháy nguyên liệu (calorie) rất nhanh.

Tại sao cơ thể phải luôn thực hiện quá trình trao đổi chất?

Trao đổi chất giúp cơ thể chúng ta liên tục đốt calo, ngay cả khi chúng ta không hoạt động. Đối với người thường xuyên tập thể dục và có sức bền ổn định thì quá trình đó sẽ diễn ra nhanh hơn, tốt hơn. Chỉ cần duy trì một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp, để cơ bắp luôn được kích hoạt, các chất luôn được chuyển hóa.

Quá trình chuyển hóa các chất diễn ra ở đâu?

Chuyển hóa vật chất là tổng hợp các phản ứng sinh hóa diễn ra ở bên trong tế bào, quá trình này luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

Năng lượng chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể là tập hợp các quá trình biến đổi chất dinh dưỡng từ thức ăn (carbohydrate, lipid, protid) thành năng lượng để cơ thể sử dụng hoặc dự trữ. Các quá trình này diễn ra qua con đường trao đổi chất phức tạp trong tế bào, được chia thành 2 loại là đồng hóa và dị hóa.