Quạt điện gồm mấy bộ phận chính

Quạt điện gồm mấy bộ phận chính? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và cấu tạo của quạt điện qua bài viết sau đây nhé! 

Kiến thức tham khảo về Quạt điện

1. Khái niệm quạt điện

- Quạt điện hay Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điệnđược dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người(nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trongmôi trườngsống.

2. Lịch sử ra đời và phát triển của quạt điện

- Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùngTrung Đôngvào đầu thế kỷ 19. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộccách mạng công nghiệpvào cuốithế kỷ 19, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832.

-Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt ly tâm này được sử dụng rất thành công ở trong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khiThomas Alva EdisonvàNikola Teslaphát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuốithế kỷ 19và đầuthế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

-Vào cuốithế kỷ 19, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạtđối lưunhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc làdầu hỏađã phổ biến khắp thế giới vàothế kỷ 20.Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mỹ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ở lồng quạt (bằngsắt,đồnghoặcnhômtạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thể nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương ở bàn tay hoặc cánh tay do cánh quạt gây ra.

-Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang chí quạt ra đời (Quạt hình Thiên nga).

-Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máyđiều hòa không khíra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện.

-Vào những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỷ 20, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Trongthập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mỹ tương thích với nhà đã trở thành một mối qua tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ở một số nước nhưViễn Đông,Nhật Bản,Tây Ban Nhavà một số các nước khác.

3. Cấu tạo quạt điện

a. Cấu tạo bên ngoài của quạt điện

-Các bộ phận bên ngoài của quạt điện là những bộ phận có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần tháo rời thiết bị. Các bộ phận cơ bản này bao gồm: lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, động cơ quạt và đế quạt. Các bộ phận này có chất liệu và hình dạng phù hợp để thực hiện các chức năng của chúng.

-Động cơ: Động cơ được coi là trái tim của quạt điện. Bộ phận này đóng vai trò chính trong việc tạo ra sức gió của thiết bị. Động cơ càng êm càng ít tỏa nhiệt trong quá trình sử dụng nhưng vẫn tạo ra làn gió mát thì chất lượng càng tốt.

 

-Cánh quạt: Cánh quạt có nhiệm vụ tạo ra gió. Khi động cơ quạt chạy sẽ làm cánh quạt quay và tạo ra gió. Số lượng và độ dày của cánh quạt sẽ phụ thuộc vào từng mẫu quạt cụ thể. Đặc biệt, thiết kế của cánh quạt sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo gió mạnh hay yếu, rộng hay hẹp.

-Thân quạt: Thân quạt có nhiệm vụ nâng đỡ cánh quạt và động cơ, đảm bảo cho quạt luôn ở đúng vị trí khi hoạt động. Thông thường, thân quạt có thể linh hoạt điều chỉnh độ cao, tháo lắp dễ dàng.

-Lồng quạt: Đây là bộ phận đóng vai trò bảo vệ cánh quạt bên trong và đảm bảo an toàn cho người dùng không bị va chạm vào cánh quạt gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

b. Cấu tạo bên trong của quạt điện

-Mô tơ: Là một cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng được ghép lại với nhau nhằm tránh dòng điện Phu – Cô

-Rotor: Bộ phận này cũng được sản xuất từ nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo ra chuyển động cho bộ chuyển hướng

-Tụ điện: Làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện lệch pha

-Vỏ nhôm: Có tác dụng chính trong việc ghép giữa rotor và stator

-Bạc thau: Có trang bị ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát

4. Nguyên lý hoạt động của quạt điện

Dựa trêncấu tạo quạt điện, bạn sẽ thấy nguyên lý hoạt động của quạt điện thể hiện như sau:

-Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (phe silic) tạo thành một lực tác động lên rotor. Phe silic thường làm từ tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau.

-Vị trí các cuộn dây chạy và dây đề được đặt lệch nhau. Đồng thời tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau.

-Vì 02 lực hút lệch nhau về phương và thời gian nên tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho roto quay được.

-Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy. Khi dòng điện tăng lên hoặc giảm xuống do điện trở của cuộn dây thay đổi sẽ tạo ra nên một từ trường mạnh hoặc yếu hơn, làm cho quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

5.Một số loại quạt điện

-Quạt đứng: dùng để dưới đất, độ cao có thể thay đổi được, có thể xoay.

-Quạt để bàn: gồm quạt để bàn thông thường và quạt hộp. Quạt để bàn thông thường có thể xoay nhưng độ cao cố định. Quạt hộp thường có hai lớp cánh, có lợi ích là dễ di chuyển.

-Quạt trần: có hai dạng: quạt trần thông thường và quạt trần dùng trang trí.

-Quạt treo tường

-Quạt đá

-Quạt từ các công cụ điện tử

-Quạt hộp: Loại quạt này khá gọn gàng, hình chữ nhật, hình vuông hay hình cầu, có chắn quay theo các hướng khác nhau, tránh trẻ cho tay vào quạt, giữ an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.