So sánh thi tuyển và xét tuyển công chức năm 2024

Thi công chức cần những gì là thắc mắc đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Việc dự thi công chức cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định. Ngoài ra, để có một kỳ thi hiệu quả, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và kỹ năng.

Thi công chức cần đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện thi tuyển công chức

Căn cứ tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cần phải dựa trên cơ sở chỉ tiêu biên chế, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm cần tuyển để tuyển dụng công chức. Theo đó, để dự tuyển công chức cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây: .jpg)

  • Chỉ có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam.
  • Người đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có lý lịch rõ ràng, người dự tuyển phải làm đơn dự tuyển
  • Có chứng chỉ và văn bằng cần thiết.
  • Người dự tuyển cần có đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng.
  • Một số điều kiện khác dựa vào yêu cầu cụ thể của vị trí việc làm dự tuyển.

Trong đó, các điều kiện khác cần được cơ quan sử dụng công chức xác định dựa trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Các điều kiện khác phải tương đồng với khung năng lực vị trí cần tuyển, tuy nhiên không trái với quy định của pháp luật, không thấp hơn so với tiêu chuẩn chung và không phân biệt giữa các loại hình đào tạo. Đồng thời, các yêu cầu khác phải căn cứ vào bản mô tả công việc gắn với kỹ năng, chuyên môn đào tạo... của ngạch công chức dự tuyển. Ngoài ra, cần phải báo cáo với cơ quan thẩm quyền quản lý công chức để được phê duyệt trước khi tiến hành tuyển dụng chính thức. .png) Cá nhân muốn đăng ký dự tuyển công chức còn phải không thuộc các trường hợp được quy định như sau:

  • Không cư trú tại Việt Nam.
  • Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã hoặc đang chấp hành xong quyết định, bản án hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị xử lý hành chính...

Hồ sơ đăng ký thi công chức

Nếu đáp ứng được những điều kiện trên, hãy sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi công chức, cụ thể như sau:

  • Giấy khai sinh (bản sao).
  • Sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, có giá trị sử dụng trong vòng 30 ngày từ khi đăng ký dự tuyển thi công chức.
  • Giấy chứng nhận thuộc diện ưu tiên (nếu có).
  • Các giấy tờ liên quan khác (có chứng thực).
  • Chứng chỉ, văn bằng liên quan, kết quả học tập (bản sao) để dự thi.
  • Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế, có thời hạn sử dụng trong 30 ngày tính từ ngày đăng ký dự tuyển thi công chức.

.jpg) Người dự thi nên thường xuyên cập nhật thông tin trên website hệ thống nơi đăng ký thi tuyển sau khi đã nộp hồ sơ dự tuyển để có thông tin chính xác về địa điểm, thời gian, lịch thi cụ thể, lệ phí cũng như một số thông tin khác.

Thi công chức cần ôn những gì?

Bên cạnh việc đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định dự thi công chức, bạn cũng nên nắm rõ nội dung kỳ thi để biết nên ôn những kiến thức gì? Để dự thi công chức, hiện nay, thí sinh dự thi phải thực hiện 02 vòng thi theo quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Vòng 01: Kiểm tra về kiến thức, năng lực chung thông qua hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc trên giấy. Đề thi vòng 01 gồm 3 phần:
    • Phần kiến thức chung có tổng 60 câu hỏi, thời gian thi 60 phút. Nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống chính trị, tổ chức bố máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; công chức, công vụ; quản lý hành chính nhà nước và các kiến thức khác để đánh giá năng lực.
    • Phần ngoại ngữ có tổng 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút, nội dung thi dựa trên yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Ngôn ngữ thi có thể là một trong năm thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc hoặc cũng có thể là một thứ tiếng khác được quyết định bởi cá nhân đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
    • Phần tin học có tổng 30 câu hỏi, nội dung thi dựa trên yêu cầu vị trí việc làm dự tuyển, thời gian thi 30 phút.
  • Vòng 02: Kiểm tra nghiệp vụ chuyên ngành
    • Hình thức kiểm tra: Dựa vào đặc điểm, tính chất và yêu cầu của vị trí việc làm, hình thức thi được quyết định bởi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Có ba hình thức thi, bao gồm hình thức thi viết, thi phỏng vấn và thi kết hợp giữa phỏng vấn - viết.
    • Nội dung kiểm tra: Xoay quanh kiến thức tổng hợp về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật về lĩnh vực, ngành tuyển dụng, kỹ năng thực thi công vụ của thí sinh trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

.jpg)

Kinh nghiệm ôn thi công chức

Được đứng vào hàng ngũ công chức Nhà nước là mong muốn của rất nhiều người. Sau khi đã nắm rõ được việc thi công chức cần những gì? Mỗi cá nhân cần chuẩn bị ôn tập, đặc biệt là lưu ý một số kinh nghiệm được đúc kết như sau: Thứ nhất, nếu đơn vị tuyển dụng tổ chức các lớp ôn thi công chức trước kỳ thi, bạn nên tham gia và cố gắng ghi chép thật đầy đủ về nội dung ôn thi. Thứ hai, kinh nghiệm ôn thi theo cấu trúc đề thi công chức:

  • Môn kiến thức chung: Thực tế cho thấy phần đông các thí sinh thường bị mất điểm hoặc điểm rất thấp ở phần thi này. Để làm bài tốt, bạn cần nắm vững những kiến thức trong tài liệu ôn thi. Lưu ý, thường phần này sẽ có một câu hỏi chắc chắn được đưa vào, đó là “quyền, nghĩa vụ công chức, những điều công chức nên làm, không nên làm”.

    Những câu còn lại có thể nhấn trọng tâm vào hiểu biết về bộ máy hành chính Nhà nước, so sánh Quản lý nhà nước với Quản lý hành chính nhà nước...

    • Phần thi viết môn kiến thức chuyên ngành: Những kiến thức mang tính tổng hợp như cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn và cơ quan hành chính mà bạn thi vào cần phải học thuộc lòng. Ngoài ra, những kỹ năng và hiểu biết về các thông tư, soạn thảo Công văn, Quyết định, Chỉ thị, Tờ trình cũng cần được chú trọng, bởi chúng chiếm phần lớn điểm trong cơ cấu bài thi.
    • Phần thi trắc nghiệm môn kiến thức chuyên ngành: Không nên chủ quan đối với phần thi trắc nghiệm, nhất là với những ai chưa công tác trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Thi trắc nghiệm sẽ được máy chấm hoàn toàn, do đó đồng nghĩa với việc sẽ không được phúc khảo.

Vì vậy, để thi tốt, cần nắm vững nền tảng kiến thức về Quản lý hành chính Nhà nước. Cách ôn thi hiệu quả là thi thử thật nhiều đề thi mà bạn có thể tham khảo từ các nguồn khác nhau để luyện tập. Ví dụ:

  • Câu 1: Hội đồng nhân dân là?
    • A. Cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương
    • B. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
    • C. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương

.jpg) Với những dạng câu hỏi như vậy, bạn nên đọc và hiểu thật ký những kiến thức về Luật, luật công chức, hệ thống các Nghị định...

  • Môn Tin học và Ngoại ngữ: Đây là hai môn điều kiện, mặc dù không cần điểm quá cao (vì điểm phần này không được cộng vào tổng điểm bài thi), thế nhưng nếu cố gắng được điểm cao cũng là một lợi thế.
  • Với môn tin học, phần thi trắc nghiệm được đánh giá khá dễ, chỉ xoay quanh hiểu biết đơn giản về các phím nóng, chức năng của Excel, Word, các tác vụ trong Windows... Nếu là người có kỹ năng tin học ứng dụng thành thạo, bạn sẽ làm bài tốt. Với phần thi ngoại ngữ, về cơ bản chỉ cần bạn cố gắng ôn luyện những kiến thức căn bản một chút là làm được.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc thi công chức cần những gì? Thi công chức cần ôn những gì? Chúc các bạn có được sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi của mình!

Xét tuyển và thi tuyển công chức là gì?

  1. Thi công chức là gì? Thi công chức là hình thức thi xét tuyển, kiểm tra, phỏng vấn những người có đủ tiêu chuẩn vào những vị trí chức vụ, chức danh trong cơ quan hay bộ máy nhà nước, các đơn vị tổ chức,… cho họ vào biên chế và từ đó hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

Thi viên chức với công chức khác nhau như thế nào?

Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp.

Ai có thể tham gia thi công chức?

Để được thi công chức, công dân phải đáp ứng một số điều kiện chung như sau: Là công dân Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam. Công dân đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Có đơn đăng ký dự thi và có hồ sơ lý lịch rõ ràng bao gồm cả thông tin về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, thành tích…

Có bao nhiêu hình thức tuyển dụng viên chức?

Năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức thì việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo một trong hai hình thức là Thi tuyển và Xét tuyển.