Soạn bài tóm tắt văn bản tự sự lớp 8

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

2. - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó.

- Chọn ý b

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

a) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản "Sơn Tinh Thủy Tinh"

- Dựa vào tên nhân vật và cốt truyện nên em nhận ra được điều đó.

- Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt.

b) Sự khác nhau giữa văn bản trên với văn bản được tóm tắt:

- Văn bản tóm tắt ngắn hơn.

- Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn văn bản được tóm tắt.

c) Các yêu cầu của văn bản tóm tắt:

- Phải phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

- Phải đảm bảo ngắn hơn nhưng vẫn thể hiện được ý chính của văn bản được tóm tắt.

2. Các bước tóm tắt văn bản

- Đọc thật kĩ toàn bộ văn bản.

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

- Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí.

- Sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

1.1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác thì phải tóm tắt vãn bản tự sự.

1.2. Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:a. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự. c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.d. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.

Trả lời:

Mục đích của việc tóm tắt: ghi lại nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho mọi người.

Câu đúng: (b) ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

2.1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắtĐọc văn bản tóm tắt sau và trả lời các câu hỏi.

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái dẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chồng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đô để để bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa vê núi. Thuỷ Tinh tức giận dáng nước đánh Sơn Tinh nhưng bi thua. Từ đó hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất hại.

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, vẻ lời văn, vé sô lượng nhân vật, sự việc,...) ?c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

a. Văn bản trên kể lại văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh, dựa vào nội dung của văn bản mà ta nhận ra điều đó. Văn bản trên đã tóm tắt được một cách đầy đủ chính xác nội dung chính của văn bản.

b. Sự khác biệt giữa văn bản tóm tắt và văn bản chính.

  • Ngắn hơn
  • Lời văn có sự khái quát cao, và dùng theo lời văn của người tóm tắt để tóm tắt văn bản
  • Số lượng nhân vật, sự vật, sự kiện ít hơn, chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu và nhân vật quan trọng.

c. Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:văn bản tóm tắt phải giữ được nội dung chính (nhàn vật quan trọng, sự việc tiêu biểu); lời văn phải ngắn gọn và là lời của người tóm tắt.

2.2. Các bước tóm tắt văn bản

Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?

Trả lời:

  • Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được nội dung.
  • Xác định nội dung chính cần tóm tắt (nhân vật quan trọng, sự việc tiêu biểu).
  • Sắp xếp sự việc chính theo trật tự hợp lí.
  • Viết tóm tắt bằng lời văn của mình.

3. Ghi nhớ

  • Tóm tắt văn bản tự sự và dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó).
  • Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
  • Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ dể hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.


Page 2

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tóm tắt văn bản tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Tóm tắt văn bản tự sự và dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó).
  • Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
  • Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ dể hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thế nào là tóm tắt vàn bản tự sự?

  • Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính cùa nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm. 
  • Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự.

Đọc văn bản, xác định chủ đề (việc xác định chủ đề văn bản sẽ quyết định việc lựa chọn nhân vật, sự việc,…)

Xác định nội dung chính cần tóm tắt:

  • Nhân vật chính
  • Sự việc chính.

Sắp xếp nhân vật, sự việc theo trật tự nhất định, phản ánh trung thành câu chuyện được kể trong văn bản gốc.

Viết bằng lời văn của mình nội dung cần tóm tắt.

3. Ví dụ tóm tắt văn tự sự

Tóm tắt đoạn trích: " Tức nước vỡ bờ"

Gia đình chị Dậu thuộc hạng “cùng đinh” nhất nhì trong làng. Chị Dậu phải bán cả con đi mà không đủ tiền đóng sưu thuế, anh Dậu bị bắt ra đình đánh bất tỉnh. Được hàng xóm đưa về, chưa kịp tỉnh thì bọn lính lại vào đòi suất sưu thuế của người em chồng đã mất từ năm trước. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.


Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự trang 60 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 2. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 2

CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

b. Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật ít hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

2. Các bước tóm tắt văn bản

Muốn tóm tắt văn bản, theo em phải làm những gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?

Trả lời:

Để tóm tắt được văn bản:

- Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả

- Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại

- Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

- Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

Loigiaihay.com