Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

Sự so sánh văn bản văn học và tác phẩm văn học

Show

Lâu nay, không ít người đã đồng nhất hai khái niệm: văn bản học và tác phẩm văn học. Ở nhà trường phổ thông, cả giáo viên ngữ văn và học sinh không có ý thức phân biệt hai khái niệm này. Vì sao vậy? Phải chăng họ quan niệm văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, vậy thì sản phẩm ấy chính là tác phẩm văn học? Tuy nhiên trong cái nhìn của lý luận văn học hiện đại, cách hiểu hai khái niệm của văn bản văn học và tác phẩm văn học. | Rõ ràng, giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học có một mối quan hệ mật thiết, chi phối phần nào đến nhau. Tuy vậy, vẫn không thể đồng nhất văn bản văn học và tác phẩm văn học làm một được. Văn bản văn học là sản phẩm của cá nhân còn tác phẩm văn học là sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp nhận cùng một văn bản đó. Hơn nữa, tác phẩm văn học chứa đựng nhiều chỗ mơ hồ, đa nghĩa bởi chủ thể sáng tác vừa có ý thức vừa có trong vô thức. Chính chỗ vô thức này tạo nên khoảng trống để người đọc tham gia vào văn bản. Từ đó mở ra cho đời sống của tác phẩm văn học một đời sống mới, một quá trình, tồn atị qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức mà mỗi giai đoạn đều có sự điều chỉnh, thậm chí thay đổi của nhà văn do nhiều tác động của nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan. Và như vậy, dễ thấy phương thức tồn tại của tác phẩm văn học có những nguyên tắc khác với văn bản văn học. Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bạn đọc, hiện tượng tiêu thụ văn học, thậm chí ngay ở chính bản thân đặc trưng của tác phẩm văn học cũng làm cho tác phẩm văn học mang một đời sống mới so với văn bản văn học. Và do vậy, mối quan hệ giữa chúng được nhiều nhà nghiên cứu lý luận hiện đại khẳng định là không thể đồng nhất. Sau đây chúng tôi phân tích cụ thể các yếu tố chi phối và tạo ra đời sống mới của tác phẩm văn học, cũng chính là tạo ra khoảng cách “ranh giới” giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học.

Kim Long 8335 1 doc

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học
đang nạp các trang xem trước

Bấm vào đây để xem trước nội dung

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phương pháp khai thác các kiến thức Văn học sử trong đọc – hiểu văn bản văn học lớp 11 - Chương trình Cơ bản

146 230 11

Tìm ý tưởng để tạo lập văn bản nghị luận văn học

9 264 9

Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 32 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

11 113 0

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật

188 46 2

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản Văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Ngữ văn 11 Nâng cao)

122 440 28

Sự so sánh văn bản văn học và tác phẩm văn học

1 8195 69

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề bản chất và đặc trưng của Văn học trong giáo trình Lý luận Văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay

141 475 31

Ngữ văn lớp 10 tuần 32: Nội dung và hình thức của văn bản văn học - Giáo án

8 137 0

Đề cương chi tiết học phần: Văn bản Hán văn Trung Quốc (Chinese document of China)

5 129 2

Đề cương chi tiết môn học: Văn bản Hán văn Việt Nam

8 109 1

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29302 1385

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18543 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16837 3468

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15347 1380

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13581 2169

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13298 2425

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12325 2735

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9596 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9436 1733

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9371 337

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Ôn thi ĐH-CĐ
  • văn bản văn học
  • tác phẩm văn học
  • văn bản học
  • sự so sánh trong văn học
  • định nghĩa văn bản học
  • định nghĩa tác phẩm văn học
  • Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học
  • Kiến thức Văn học sử
  • Khai thác kiến thức Văn học sử
  • Đọc – hiểu văn bản văn học
  • Văn bản văn học lớp 11
  • Văn học 11 chương trình Cơ bản
  • Tìm ý tưởng để tạo lập văn bản nghị luận
  • Tạo lập văn bản nghị luận văn học
  • Văn bản nghị luận văn học
  • Văn bản nghị luận
  • Nghị luận văn học
  • Tạo lập văn bản
  • Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 32
  • Bài giảng lớp 10 môn Ngữ văn
  • Bài giảng điện tử Ngữ văn 10
  • Bài giảng điện tử lớp 10
  • Nội dung văn bản văn học
  • Hình thức văn bản văn học
  • Luận văn Thạc sĩ
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn học Việt Nam
  • Ngôn ngữ Việt Nam
  • Cấu trúc văn bản nghệ thuật
  • Mô hình văn bản văn học
  • Văn bản Văn học Việt Nam hiện đại
  • Thiết kế bài đọc hiểu văn bản
  • Phương pháp giáo dục Ngữ văn
  • Ngữ văn 11 Nâng ca
  • Mô hình dạy học đọc hiểu
  • Bản chất của Văn học
  • Đặc trưng của Văn học
  • Luận văn Thạc sĩ Văn học
  • Lý luận Văn học Việt Nam
  • Văn học Việt Nam từ 1960 đến nay
  • Bản chất xã hội của Văn học
  • Ngữ văn 10 tuần 32
  • Giáo án ngữ văn lớp 10
  • Văn học lớp 10
  • Đề cương Văn bản Hán văn Trung Quốc
  • Học phần Văn bản Hán văn Trung Quốc
  • Chinese document of China
  • Văn bản Hán văn Trung Quốc
  • Văn bản Hán văn
  • Hán văn Trung Quốc
  • Đề cương Văn bản Hán văn Việt Nam
  • Môn học Văn bản Hán văn Việt Nam
  • Văn bản Hán văn Việt Nam
  • Hán văn Việt Nam
  • Trung Quốc cổ đại
  • Phương pháp soạn thảo văn bản
  • Soạn thảo văn bản
  • Soạn thảo văn bản quản lý
  • Văn bản quản lý
  • Văn bản khoa học kinh tế
  • Soạn thảo văn bản khoa học kinh tế
  • Ebook Hợp tuyển văn học Nhật Bản
  • Hợp tuyển văn học Nhật Bản
  • Văn học Nhật Bản
  • Tìm hiểu văn học Nhật Bản
  • Văn học cổ đại Nhật Bản
  • Văn học thời Nara
  • Văn bản hành chính
  • Đặc điểm văn bản hành chính
  • Ngôn ngữ văn bản hành chính
  • Nhận xét văn bản hành chính
  • Chính tả văn bản hành chính
  • Từ ngữ văn bản hành chính
  • Phương pháp khai thác lý luận văn học
  • Khai thác lý luận văn học
  • Lý luận văn học trong văn bản
  • lý luận văn học
  • văn học lớp 11
  • Văn bản biểu mẫu
  • Biểu mẫu hành chính
  • Trình tự soạn thảo văn bản
  • Ban hành văn bản
  • Thủ tục soạn thảo văn bản
  • Quản lý văn bản
  • Quản lý con dấu
  • Giáo án Ngữ văn 10 tuần 31
  • Giáo án điện tử Ngữ văn 10
  • Giáo án điện tử lớp 10
  • Cấu trúc văn bản văn học
  • Dịch tác phẩm văn học Nhật Bản
  • Tác phẩm văn học Nhật Bản
  • Dạy và học văn học Nhật Bản
  • Dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam
  • Dịch tiếng Nhật
  • Văn bản tự sự
  • Đọc hiểu văn bản tự sự
  • Dạy học ăn bản tự sự
  • Chương trình Ngữ văn THPT
  • Dạy học Ngữ văn THPT
  • Dạy đọc văn bản Văn học
  • Giờ dạy đọc văn bản Văn học
  • Tổ chức dạy đọc văn bản Văn học
  • Phản hồi của người đọc học sinh
  • Mô hình dạy đọc văn bản
  • Ưu điểm mô hình dạy đọc văn bản
  • Văn học Trung đại
  • Văn học thời muromachi

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Hệ thống thực hành về dây chuyền sản xuất tích hợp trong công nghiệp

5 24 1 22-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của định lý Lagrange và định lý Rolle

43 31 2 22-02-2022

Acceptance of mHealth among health professionals: A case study on anesthesia practitioners

10 14 1 22-02-2022

Thiết kế điều khiển dự đoán mô hình cho hệ thống vây giảm lắc tàu thủy dựa trên mạng thần kinh phản hồi

7 47 1 22-02-2022

Lung "holes" after cryobiopsy: A case report

3 21 1 22-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Hóa học 10 - Chương Halogen

46 28 3 22-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hải Phòng

106 61 1 22-02-2022

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng bộ bài tập thực hành và đánh giá thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại phòng mô phỏng lái tàu NTPro 5000 thuộc Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

38 14 1 22-02-2022

Objective function-based rough membership C-means clustering

18 26 1 22-02-2022

Comparison of the impact of propofol versus sevoflurane on early postoperative recovery in living donors after laparoscopic donor nephrectomy: A prospective randomized controlled study

10 14 1 22-02-2022

Mối liên hệ euclide, afin và xạ ảnh qua một bài toán trong sách "Các phương pháp giải toán qua các kỳ thi olympic"

15 13 1 22-02-2022

Đặc điểm các dấu ấn HBV ở bệnh nhân nhiễm HBV mắc u lympho tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai

5 11 1 22-02-2022

Tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt ở phụ nữ 15 – 35 tuổi tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2018

6 45 1 22-02-2022

Highly selective separation of CO2 and H2 by MIL-88A metal organic framework

13 24 1 22-02-2022

Bài giảng Hợp ngữ (Assembly)

78 20 1 22-02-2022

Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

7 18 1 22-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Using Pre-Reading Activities to Help Students Feel More Interested in Reading

32 20 1 22-02-2022

Bài giảng Cơ học ứng dụng: Chương 2 - Nguyễn Thái Hiền

13 28 1 22-02-2022

Bài tập môn Cơ học đất nâng cao - Bài tập số 1 (Năm 2013)

2 34 1 22-02-2022

Bàn về khái niệm và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên

6 62 1 22-02-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18543 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29302 1385

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1276 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3391 334

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1742 67

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4040 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3620 597

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1563 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2108 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2980 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Sự so sánh văn bản văn học và tác phẩm văn học

Lâu nay, không ít người đã đồng nhất hai khái niệm: văn bản học và tác phẩm văn học. Ở nhà trường phổ thông, cả giáo viên ngữ văn và học sinh không có ý thức phân biệt hai khái niệm này. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Sự so sánh Văn bản văn học và tác phẩm văn học
  2. Mục lục A. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 B. NỘI DUNG ........................................................................................ 4 I. KHÁI NIỆM. .......................................................................................................................4 II. Ý KIẾN CỦA ROMAN INGARDEN. ................................................................................8 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. ..................9 C. KẾT LUẬN ...................................................................................... 16
  3. A. MỞ ĐẦU Lâu nay, không ít người đã đồng nhất hai khái niệm: văn bản học và tác phẩm văn học. Ở nhà trường phổ thông, cả giáo viên ngữ văn và học sinh không có ý thức phân biệt hai khái niệm này. Vì sao vậy? Phải chăng họ quan niệm văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, vậy thì sản phẩm ấy chính là tác phẩm văn học? Tuy nhiên trong cái nhìn của lý luận văn học hiện đại, cách hiểu hai khái niệm của văn bản văn học và tác phẩm văn học không là một, không thể đồng nhất chúng. Nhà văn là người khai sinh ra văn bản văn học, nhưng sản phẩm này chưa thể gọi là tác phẩm văn học theo cách hiểu hiện đại. Văn bản văn học mới chỉ là một “kết cấu vẫy gọi” một “sơ đồ mời gọi”, tác phẩm văn học chỉ thật sự hình thành thông qua sự đọc và chỉ thực sự trọn vẹn được trong cảm nhận của bạn đọc. Một trong những cơ sở của nó là vì, chính người đọc bằng toàn bộ kinh nghiệm thẩm mỹ của mình khi tiếp cận với tác phẩm đã đánh thức “nàng công chúa ngủ trong rừng”, và lúc đó sinh thể nghệ thuật mới hiện lên trọn vẹn và tác phẩm văn học mới trở nên đầy đặn. Như vậy, phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, có thể nói như GS.TS. Trương Đăng Dung: tác phẩm văn học như là quá trình .Trong cảm quan hậu hiện đại khi nói về tác phẩm văn học, giáo s ư đã khẳng định: văn bản văn học có tính đa nghĩa và độ mở của nó khiến cho bạn đọc có nhiều cách lý giải khác nhau và cơ hội tồn tại của các cách cắt nghĩa đều có khả năng. Và do vậy, không thể có kết luận cuối cùng về tác phẩm văn học. Như vậy, mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học hẳn còn nhiều ẩn số cần được giải mã. Thực ra, sự phức tạo trong mối quan hệ giữa chúng xuất phát từ cách hiểu: tác phẩm văn học là gì? Theo quan niệm lý liận hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học văn học ở Việt Nam đã lưu tâm đi tìm câu trả lời. Câu nói của Roman Ingarden (người Ba Lan) đã gợi mở nhiều suy nghĩ và cách hiểu mới về tác phẩm văn học: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Một khi cắt nghĩa được các yếu tố nào bên ngoài văn bản tác động đến chúng để văn bản văn bản văn học thực sự trở thành tác phẩm văn học, chúng ta sẽ xác định đúng mức mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học.
  4. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM. I.1. Văn bản. Văn bản là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Do vậy, cách hiểu văn bản có rất nhiều định nhghĩa. Sự đa dạng, phức tạp của văn bản khiến nhà ngôn ngữ học Nga Z.Vêginxev ngạc nhiên: “Các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản cũng không ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà về mặt tầm cỡ không thua kém gì vũ trụ. Thực chất đó chính là vũ trị ngôn ngữ học”. Theo các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, văn bản là “tổng của những quan hệ cấu trúc tìm được sự thể hiện ngôn ngữ học” (M.Lôtman), “ là một chuổi nào đó các câu kết hợp với nhau trong khuôn khổ ý đồ chung của tác giả” (M.Nicolaeva). Một định nghĩa khác được xem là trọn vẹn hơn, được trích dân nhiều hơn trong các bài nghiên cứu: “Văn bản đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương trong các tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và có một loại đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên hệ khác nhau bằng từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng (I.R.Gaperin). Văn bản ,định nghĩa về nó cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam quan tâm. Trong dạy học phổ thông văn bản được xác định là: “ Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp. Dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạng viết.
  5. Cách hiểu về văn bản như trên, ta thấy văn bản văn học là một dạng tiêu biểu nhất của văn bản. Phân tích định nghĩa trên, ta nhận thấy: như một chỉnh thể giao tiếp bậc cao, văn bản là một hệ thống vừa khép vừa mở. Tính chất khép của văn bản thể hiện ở các dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung, hình thức, cấu trúc. Những văn bản lại là một thực thể khách quan, sau khi ra đời sẽ tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của tác giả. Mỗi người đọc khi tiếp nhận văn bản sẽ có thể lý giải nói theo những cách khác nhau. Đây là quá trình đồng sáng tạo của người đọc. Ngay cả đối với người đọc và những thời điểm khác nhau (khi trẻ, lúc già, lúc học vấn thấp khi học vấn cao, khi vốn sống mỏng, lúc đã từng trải…) cách lí giải (sự hiểu) văn bản cũng có thể rất khác nhau. Theo lý giải này, văn bản lại là một hệ thống mở. Và phải chăng, chính quan niệm về văn bản. Như vậy, khiến cho việc hiểu băn bản văn học và tác phẩm văn học không có sự phân biệt rạch ròi? Dù sao, quan niệm đó đã cho thấy một đều rõ ràng: văn bản văn học là một dạng tiêu biểu của văn bản. Vậy thực chất văn bản văn học là gì ? I. 2. Văn bản văn học. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Văn bản văn học là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố họp thành, một thông báo mà tác giả gửi tới người đọc, người xem. Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó mà thực tại ngoài văn bản, với các văn bản khác, với từng cá nhân, với các ký ức và những phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo”. Với cuốn “Từ điển văn học” bộ mới (2004, NXB Thế giới mới) quan niệm văn bản nghệ thuật căn bản cũng thống nhất với hai ý kiến trên nhưng nhấn mạnh hơn ở vấn đề “văn bản nghệ thuật thực hiện ba chức năng: truyền thông tin, chế biến thông tin mới, bảo quản thông tin. Ở mức cao nhất, văn bản nghệ thuật thực hiện chức năng sáng tạo, nó là “ máy phát” thông tin mới, bởi vậy sự tiếp nhận thông tin ở trong hệ thống của văn
  6. bản này là không bao giờ mang tính đơn nghĩa, người nhận thông tin “bao giờ cũng có thái độ tích cực (thậm chí đồng sáng tạo) với thông báo nhận được: anh ta phải giải mã nó, tức là chọn lấy một mã ý nghĩa thích hợp, hoặc thậm chí tạo ra một mã mới”. Còn với các nhà soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập 1 hiện hành, văn bản văn bản văn học cần hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là các loại văn bản ngôn từ trong đó ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật, tức là có nhịp điệu, hình ảnh, chức năng biểu cảm. Theo nghĩa hẹp văn bản văn học là snả phẩm sáng tạo bằng hư cấu, tưởng tượng như thơ ca, tiểu thuyết, kịch. Có thể nói, các cách hiểu về văn bản văn học như vậy góp phần gợi ra ranh giới để phân biệt băn bản văn học và tác phẩm văn học. II.3. Tác phẩm văn học. Như đã nói ở phần mở đầu, ở nhà trường phổ thông, giáo viên và học sinh học ngữ văn chưa thật sự quan tâm phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học. Cho nên, khi có sự hiện diện của văn tự (ngôn từ), có kết cấu hoàn chỉnh, có hình tượng thì học sinh hiểu đó là tác phẩm văn học. Thật ra sự nhầm lẫn này có căn nguyên từ trong lịch sử lý luận văn học. Trong một thời gian dài, khi chưa có tư duy lý luận hiện đại và hậu hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã bối rối trước các khái niệm. Ngay ở phần “Dẫn luận” của công trình “Tác phẩm văn học”, Roman Ingarden đã tỏ bày sự thật: “Chúng ta đối diện với một sự thật đáng chú ý: hầu như hàng ngày chúng ta quan tâm đến tác phẩm văn học, chúng ta đọc, chúng ta luôi cuốn chúng ta, làm chúng ta thích hoặc không thích, chúng ta đánh giá và tranh luận, đưa ra những nhận xét khác nhau, viết bài nghiên cứu vẽ từng tác phẩm, nghiên cứu lịch sử của chúng, (…) thế nhưng nếu có ai đó đặt câu hỏi: thực chất tác phẩm văn học là gì, thì chúng ta buộc phải ngạc nhiên thừa nhận rằng chúng ta không tìm được, câu trả lời đích thực và thỏa đáng câu hỏi này. Thật ra tri thức của chúng ta về bản chất của tác phẩm văn học không chỉ rất thiếu mà trước hết là còn
  7. rất mơ hồ và bấp bênh” (Dẫn theo GSTS Nguyễn Khắc Sính, tiếp nhận văn học, 2007). Thực ra, có nhiều ý kiến Đông Tây bàn về tác phẩm văn học. “ Tác phẩm văn học là cái mà người đọc để cho nó xảy ra từ băn bản” (Heidegger). Quan điểm có vẻ “nôm nả” này lại định hướng rằng: Thông qua hoạt động đọc của con người để văn bản văn học biến thành tác phẩm. Cũng ở cuốn “tác phẩm văn học”, Roman Ingarden đã đưa ra một thông điệp gợi mở về cách hiểu về tác phẩm văn học cho các nhà nghiên cứu khoa học văn học ở Việt Nam, đặc biệt là với GSTS. Trương Đăng Dung. Roman Ingarden quan niệm: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. GS.TS. Trương Đăng Dung đã nghiên cứu “ Tác phẩm văn học” của Roman Ingarden và từ đó đưa ra ý kiến về cách hiểu tác phẩm văn học. Theo giáo sư, tác phẩm văn học như là quá trình, tác phẩm là sự cụ thể hóa của văn bản. Và cho đến nay, quan niệm “ Mọi tác phẩm văn học đều dang dở”( Roman Ingarden) được nhiều người đồng tình. Cho nên, cách nói của nhà thơ Chế Lan Viên về văn học được diễn đạt dưới dạng hình tượng thơ từ lâu rồi đến nay nhiều người lại thấy chí lý: Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Nói chung, tác phẩm văn học là một sản phẩm của sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của chủ thể sáng tác vừa có ý thức ( chủ ý) vừa có trong vô thức. Chính chỗ vô thức này tạo nên khoảng trống để người đọc tham gia vào văn bản để biến văn bản thành tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học thường mang bốn đặc trưng cơ bản. Trước hết, thông điệp ở đó luôn mang tính thẩm mỹ đối với người tiếp nhận. Hơn nữa, thông điệp ở tác phẩm phải mới, không trùng lại nhàm chán. Đồng thời, nó chính là sản phẩm riêng của nhà văn ( trừ văn học dân gian). Thêm nữa, tác phẩm văn học là nơi người đọc khám phá, kí gởi. Dù đơn giản có mức nào, nó cũng phải khơi gợi người đọc tìm hiểu, khám phá, nghĩa là diễn ra quá trình tiếp nhận mà không dễ gì có sự thống nhất.
  8. II. Ý KIẾN CỦA ROMAN INGARDEN. “ Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Đây là phát biểu của Roman Ingarden – một giáo sư, người Ba Lan – trong công trình “Tác phẩm văn học” Giáo sư biện luận về phương thức tồn tại, hay còn gọi là đời sống của tác phẩm văn học. Câu nói trên của ông hàm ý nhấn mạnh tính “dang dở” của tác phẩm văn học. Vậy, nên hiểu “ dang dở” của tác phẩm văn học là gì ? “Dang dở” có thể hiểu là tính không cố định, tính đa dạng, mơ hồ của tác phẩm văn học. Sự tồn tại của nó không tĩnh mà động, không phải là sản phẩm cố định mà là quá trình. Nó khác hẳn với tính hiện hữu, bất biến của văn bản văn học. Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt sự bổ sung của người đọc quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn học. Nếu như sản phẩm của nhà văn được khai sinh,tức là văn bản văn học, nó sẽ hiện hữu ở giới hạn cuối cùng của nó là văn bản được in thành sách và xuất bản, thì sự tồn tại của tác phẩm văn học không có cái gọi là “giới hạn cuối cùng” như thế. Có thể nói, phát ngôn của giáo sư Roman Ingarden đã mở ra một cách hiểu khoa học về tác phẩm văn học. Theo đó tác phẩm văn học là quá trình dang dở, một sinh thể động mà cái quyết định sự tồn tại và chất lượng của nó là sự “bổ sung” của nhiều yếu tố. Vì sao ông quan niệm về tác phẩm văn học như vậy? Phải chăng giáo sư Roman Ingarden đã xuất phát từ đặc trưng của tác phẩm văn học để nêu ra hiện tượng này? Nhà văn khi sáng tác có cả ý thức và có chỗ vô thức. Tác phẩm văn học, do đó cũng chứa đựng nhiều chỗ mơ hồ, không cụ thể, đa nghĩa. Tác phẩm là một quá trình, tồn tại qua nhiều giai đoạn: Ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc kí hiệu, sự cảm thụ của đối t ượng người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn ấy đều có thể điều chỉnh, thậm chí thay đổi của nhà văn do nhiều tác động của yếu tố chủ quan hay khách quan. Dù xuất phát từ cơ sở khoa học nào để nêu lên kết luận, vẫn có thể thấy rằng, quan niệm của Roman Ingarden đã mở ra cho lý luận hiện đại
  9. một tư duy mới, một quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. III.1. Một số quan niệm về mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Có rất nhiều nhà lý luận nghiên cứu về mối quan hệ này, có thể tóm lược và kể ra một số quan niệm sau: - H.R. Jauss trong một số công trình của ông, đặc biệt trong mỹ học tiếp nhận, đã phân biệt hai loại tầm đón nhận: tầm đón nhận đời sống và tầm đón nhận thẩm mỹ. (Một loại là ảnh hưởng xác định thông qua văn bản diễn ra bên trong tác phẩm, một loại là tiếp nhận xác định thông qua bạn đọc diễn ra bên ngoài tác phẩm liên quan đến thế giới người đọc). - J.M. Lotmann cho rằng, một trong những yếu tố cấu thành tác phẩm là văn bản, nhưng văn bản chỉ tồn tại trong mối liên hệ với thực tại nằm ngoài văn bản, mối quan hệ này cũng có mặt trong tác phẩm văn học. Cùng một tác phẩm văn học mà có nhiều ảnh hưởng nghệ thuật khác nhau nghĩa là cùng một tập hợp các yếu tố của văn bản sẽ có mối liên hệ với thực tại nằm ngoài văn bản của người đọc. - J.Kristeva quan niệm văn bản luôn ở trong tư thế vận động, kí hiệu trong văn bản nay nhiều nghĩa và có nhiều yếu tố hòa nhập vào nhau để làm nên tác phẩm văn học. Như vậy, các quan niệm trên đây dù chưa bao quát hết vấn đề. Nhưng phần nào cho thấy mối quan hệ mật thiết mà không thể đồng nhất giữa chúng (văn bản học và tác phẩm văn học). III. 2. Mối quan hệ mật thiết giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Theo cách hiểu hiện đại về tác phẩm văn học, thì trong một tác phẩm văn học có hai phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng là văn bản, tức thông điệp được nhà văn mã hóa nhằm khái quát hóa đời sống có chiều sâu, có ý nghĩa, có sức hấp dân. Phần mềm là sự cảm thụ, giải thích đời sống xã hội tùy thuộc vào “lòng” của người đọc. Nói cụ thể là phụ thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, thời đại… để giải
  10. mã khoảng trống trong tác phẩm văn học mà nhà văn để lại. Như vậy, mỗi tác phẩm không thể thiếu cái phần cứng là văn bản, cái hệ thống kí hiệu thuộc về sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Muốn có ptác phẩm văn học – thông điệp được giải mã – tất yếu ngay từ đầu phải có văn bản, cái chứa đựng thông điệp được mã hóa. Ngược lại, nếu văn bản văn học đã in thành sách mà không có quá trình tiếp nhận của bạn đọc thì nó chỉ là những dòng kí hiệu khô cứng, câm lặng. Gía trị thực sự của nó chỉ biểu hiện khi có sự “va chạm”, “giải mã” của người đọc. Nghiên cứu sơ đồ hoạt động văn học dưới ánh sáng của quan niệm mới, ta càng thấy rõ sự mật thiết trong mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Ở đó, tác phẩm văn học chỉ được khai sinh sau khi bạn đọc giải mã thông điệp vốn phong kín, mã hóa ở văn bản văn học. Còn văn bản văn học chứa thông điệp với mã càng khó, càng kích thích sự khám phá của người đọc, và như vậy sức hấp dẫn của nó càng cao. Bạn đọc VBVH Hiện thực Nhà văn (người (Thông điệp người thụ (thẩm mỹ) phát ngôn) được mã hóa) ngôn TPVH (thông điệp được giải mã) III.3. Thực chất của mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học: Rõ ràng, giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học có một mối quan hệ mật thiết, chi phối phần nào đến nhau. Tuy vậy, vẫn không thể đồng nhất văn bản văn học và tác phẩm văn học làm một được. Văn bản văn học là sản phẩm của cá nhân còn tác phẩm văn học là sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp
  11. nhận cùng một văn bản đó. Hơn nữa, tác phẩm văn học chứa đựng nhiều chỗ mơ hồ, đa nghĩa bởi chủ thể sáng tác vừa có ý thức vừa có trong vô thức. Chính chỗ vô thức này tạo nên khoảng trống để người đọc tham gia vào văn bản. Từ đó mở ra cho đời sống của tác phẩm văn học một đời sống mới, một quá trình, tồn atị qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn đều có sự điều chỉnh, thậm chí thay đổi của nhà văn do nhiều tác động của nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan. Và như vậy, dễ thấy phương thức tồn tại của tác phẩm văn học có những nguyên tắc khác với văn bản văn học. Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bạn đọc, hiện tượng tiêu thụ văn học, thậm chí ngay ở chính bản thân đặc trưng của tác phẩm văn học cũng làm cho tác phẩm văn học mang một đời sống mới so với văn bản văn học. Và do vậy, mối quan hệ giữa chúng được nhiều nhà nghiên cứu lý luận hiện đại khẳng định là không thể đồng nhất. Sau đây chúng tôi phân tích cụ thể các yếu tố chi phối và tạo ra đời sống mới của tác phẩm văn học, cũng chính là tạo ra khoảng cách “ranh giới” giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. III.3.1. Bạn đọc- đối tượng tiếp nhận văn học- mang đến cho tác phẩm văn học một đời sống mới. Có rất nhiều nhân tố tạo nên sự không đồng nhất giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, mà nhân tố hàng đầu được xem là bạn đọc. Khi nhà văn cho đứa con mình “chào đời” bằng việc xuất bản, in thành sách thì văn bản văn học mới chỉ mang dáng vẻ hình thức ( cách nói của TS. Nguyễn Khắc Sính) của một tác phẩm văn học. Chỉ khi nào người đọc xuất hiện thì mới có tác phẩm văn học theo cách hiểu của lí luận văn học hiện đại. Nói như GSTS. Trương Đăng Dung “với lớp lớp câu chữ phi vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc. Và giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau (khi đọc mà thôi “ Trương Đăng Dung, 2004”) tác phẩm văn học như là quá trình.
  12. Như vậy, nhân tố bạn đọc đã biến sản phẩm của cá nhân (văn bản văn học) trở thành sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp nhận văn học. Sản phẩm ấy trở thành tác phẩm văn học với nhiều cách tiếp nhận khác nhau của đa dạng đối tượng bạn đọc, sự phong phú của đối tượng bạn đọc thể hiện ở chỗ, công chúng bạn đọc có sự khác nhau về vốn sống, trình độ văn hóa, học vấn, kinh nghiệm thẩm mỹ… của từng người thậm chí mỗi người đọc cũng có cách tiếp nhận một văn bản khác nhau ở từng thời điểm. Rồi thời đại văn học khác nhau cũng chi phối cách hiểu tác phẩm văn học. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thế kỷ XIX và đều thế kỷ XIX đã từng có giá trị văn học khác nhau do chính người đọc tạo ra. Minh chứng cho sự biến đổi, đa dạng “ dang dở” của tác phẩm văn học do đối tượng tiếp nhận, có thể dẫn ra hàng loạt tác phẩm. Chẳng hạn, bạn đọc đã từng tiếp nhận bài thơ “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư ra sao? Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực. Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô… Đã từng có ý kiến, cho rằng hạn chế của bài thơ nằm ở nhận thức mơ hồ về chính trị. Bởi có người nghĩ rằng nỗi buồn man mác, mênh mang gieo vào lòng người từ tiếng thơ này có tác dụng gì trước họng súng phát xít đang chĩa về hành tinh trong thời đại chiến thế giới, thứ hai. Ngày nay, chúng ta trân trọng vẻ đẹp của “không khí” mơ hồ nghệ thuật ở phi phẩm. Ít ai đặt bài thơ vào bối cảnh chiến tranh chống phát xít để “cân đo” giá trị của tác phẩm này !
  13. Thêm một dẫn chứng nữa nhằm minh hoạ cho sự đa dạng của công chúng khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, văn bản được in ở sách giáo khoa trước năm 2000, giáo viên và học sinh đón đọc văn bản này với kết quả giải mã thông điệp khác nhau. Học sinh sẽ đi đến kết luận cuối cùng là: truyện ngắn “mở đường” cho giới văn nghệ sĩ về vấn đề nhận đường, nhà văn phải có cái nhìn đúng về cách mạng, về người nông dân và vai trò của mình. Còn giáo viên, ngữ văn sẽ nhận ra thông điệp của văn bản là: Cần có “đôi mắt” đúng đắn, có “cái tâm” đúng đắn để nhìn đời và nhìn người trong mọi lúc mọi nơi. Ở đây, chúng ta phát hiện ra một mối quan hệ khác của văn bản văn học và tác phẩm văn học. Giữa chúng không đồng nhất mà xuất hiện mối quan hệ phức tạp giữa cái ổn định và cái biến đổi. Văn bản văn học là một tồn tại khách quan, luôn bất biến theo thời gian bởi nó có một hình thức, một cơ sở chữ nghĩa nhất định, người đọc không có quyền thêm bớt, bịa đặt. Còn tác phẩm văn học thì luôn luôn biến đổi bởi trong quá trình tiếp nhận, người đọc sẽ có những cắt nghĩa khác nhau về tác phẩm phụ thuộc vào “lòng” người đọc. “Sự cụ thể hóa” đây là cách gọi của Roman Ingarden. Chính thông qua sự cụ thể hóa này mà khoảng trống trong văn bản văn học được bù lấp. Sự cụ thể hóa ấy có khi khác nhau đến mức đối lập (chẳng hạn, cách tiếp nhận bài thơ “ Ông Đồ “ của Vũ Đình Liên). Vì thế có người nói, văn bản chỉ có một trong khi tác phẩm có vô hạn. Vậy yếu tố nào ở người đọc nhằm biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học? Qúa trình phức tạp này phục thuộc vào cảm xúc và lý trí của bạn đọc. Khi “ tiếp cận” tác phẩm, người đọc đi từ bước cảm thụ đến bước tiếp nhận chiều sâu thông qua phân tích, cắt nghĩa tác phẩm. Nhưng bản chất của văn học là mơ hồ, đa nghĩa nên những điều nhà văn gởi gắm trong văn bản văn học, không phải bạn đọc nào cũng “giải mã” được và điều thú vị nữa là, có những điều nhà văn không hề nghĩ đến trong sáng tác lại được bạn đọc phát hiện, đúng hơn là “sáng tạo” ra khi đọc tác phẩm. Như vậy, rõ ràng có mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, mà thực chất của mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc thông quan văn bản. Thông qua việc đọc tác phẩm, bạn đọc trở thành
  14. người tạo nghĩa, bổ sung các giá trị cho văn bản và góp phần thẩm định chất lượng tác phẩm. Mối quan hệ này rất biện chứng, bình đẳng, có trách nhiệm như nhau, nếu chỉ nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của quan hệ sẽ là cực đoan và vô lý. III.3.2. Tính mơ hồ, đa nghĩa của tác phẩm văn học một yếu tố góp phần tạo tính dang sở của tác phẩm văn học. “Em là ai cô gái hay này tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối Thịt da em là sắt hay là đồng…” Các cây thơ trên đây của Tố Hữu đã làm nhiều người phân vân. Viết về chị, người con gái Việt Nam kia mà. Sao lại là em? Là nàng tiên? Vậy điều gì làm câu chữ tạo ra nhiều băn khoăn cho khách yêu thơ đến vậy? Đấy chính là do một đặc trưng của thơ, của văn học: tính đa nghĩa, mơ hồ. Văn chương có tính đa nghĩa, mơ hồ bởi ngay khi sáng tác, nhà văn có chỗ ý thức và cả phần vô thức. Tác phẩm lại là một quá trình tồn tại qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức… mà mỗi giai đoạn đều có sự thêm bớt, điều chỉnh, thậm chí những yếu tố khách quan tác động làm thay đổi… Văn chương với tính mơ hồ, đa nghĩa tạo nên cái hay, sự độc đáo của chúng. Văn chương nếu quá cụ thể, rõ ràng, một nghĩa hẳn không có sức hấp dẫn với đông đảo bạn đọc. Kiểu như: “Con mèo con chó có lông, cây tre có đất nồi đồng có quai” thì quá đơn giản, chẳng thể mời gọi bạn đọc khám phá. Tác phẩm văn học với ưu thế đa nghĩa, mơ hồ đã mô tả đúng bản chất con người với các chiều hướng thiện ác cùng tồn tại. Làm sao có thể đo được đồ thị tâm trạng con người, diễn tả chính xác các cung bậc trong nội tâm con người? Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm “Đời thừa” (Nam Cao) có khả năng kỳ diệu trong việc diễn tả bi kịch tâm hồn người trí thức, cuộc đấu tranh dai dẳng, đau đớn muốn vượt ra khỏi cuộc sống đời thừa…
  15. Đọc bài thơ “Mùa xuân chín” của thi sĩ Hàn Mặc Tử, mấy ai khỏi phải phân vân: Mùa xuân tự nhiên, mùa xuân ẩn dụ hay mùa xâun tượng trưng? Còn chín ở đây được hiểu theo nghĩa nào? Trái xuân chín đỏ, ứ mọng sắc xuân hay là khoảnh khắc duy nhất của đất trời, của lòng người bừng nở, ngân vang và rộn rã tỏa hương ? Chỉ qua một vài minh chứng, cho thấy chính “độ nhòe” của tác phẩm văn học tạo ra nhiều cách tiếp nhận khác nhau về một tác phẩm. Và vì vậy, văn bản văn học có một, còn tác phẩm khi “đi qua” mỗi người đọc sẽ hình thành thêm…và như thế ,khoảng cách giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học ngày càng xa. III.3.3. Tiêu thụ văn học – yếu tố góp phần định hướng sự tiếp nhận tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học cũng là một loại hàng hóa, vì thế nó cũng phải tuân theo quy luật lưu thông hàng hóa. “Trực tiếp của sản xuất là tiêu thụ, mà trực tiếp của tiêu thụ là sản xuất: (Marx), sản phẩm văn bản văn học trong cơ chế tiêu thụ cũng nằm trong quy luật đó. Tuy niên, quy trình tiêu thụ văn học có những điểm không trùng khớt với quy trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông thường. Sản phẩm được nhà văn sáng tạo ra (văn bản) là sản phẩm chia thành, khi vừa đến tay người tiêu dung tiêu thụ văn học. Chẳng hạn, một khi đời sống xã hội của con người “bị bao vây” bởi sự bùng nổ thông tin, nhịp sống hiện đại, các tiểu thuyết đồ sộ, nhiều tập có còn thích hợp cho bạn đọc ngày nay? Vậy nên, đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn cách viết mới, sản xuất đối tượng sao chophù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng… Thêm nữa, thị hiếu thẩm mỹ và xu thế thời đại cũng định hướng sáng tạo văn học. Sau những năm 75 của thế kỷ trước, chúng ta đã có độ lùi để nhìn về bản chất của chiến tranh, nó gây ra bao mất mát đau thương. Do đó, văn học Việt Nam giai đoạn 1975-2000 có không ít tác phẩm phản ánh thực chất “máu và nước mắt” đủ dạng trong và sau chiến tranh như: “Họ đã trở thành đàn bà”,“Người sót lại của rừng cười”…
  16. Và người đọc lý tưởng thường có nhu cầu đồng sáng tạo, do vậy nhà văn hiện đại đã “sản xuất” nhiều văn bản có cách kết thúc mở chăng hạn“Mùa hoa cải ven sông” ( Nguyễn Quang Thiều), “Người sót lại của rừng cười” ( Võ Thị Hảo)… đã sáng tạo theo hướng đó. Như vậy, mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học có sự chi phối lẫn nhau mà tác nhân tạo ra sự chi phối này có phần của tiêu thụ văn học. Trong tiêu thụ văn học phải kể đến vai trò của người lãnh đạo, quản lý, định hướng nghệ thuật. Ta hiểu vì sao những năm 1945 – 1975, dưới sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng, hàng loạt văn bản văn học đã sáng tạo theo hướng phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu nên cảm hứng chủ đạo của nhièu văn bản văn học là lãng mạn cách mạng. C. KẾT LUẬN “ Tác phẩm văn học là gì?”, tư duy lí luận hiện đại và hậu hiện đại đã gợi mở ra câu trả lời. Nhà nghiên cứu khoa học văn học Roman Ingarden quan niệm: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ
  17. đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”, Giáo sư Roman Ingarden đã nhấn mạnh tác phẩm văn học luôn ở dạng “dang dở”, không hoàn thành. Người đọc ở các thế hệ sẽ bằng sự cụ thể hóa của mình, biến mỗi văn bản học học thành cấp số nhân nhiều lần tạo ra tác phẩm văn bản học. Bởi sự đa dạng của công chúng văn học. Khách yêu văn chương đủ mọi lứa tuổi, tâm lý, tình cảm, học vấn khác nhau, việc tiếp nhận chắc nhắn sẽ phong phú vô c ùng. Phát ngôn của Roman Ingarden đã hàm ý khẳng định, tác phẩm văn học là không cố định, không tĩnh mà động, nó như là quá trình mà chính người đọc quyết định tính chất “mở”, không có giới hạn cuối cùng” của tác phẩm văn học. Ngay ở câu nói cũng gợi phần nào mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết m à không thể đồng nhất, chúng chi phối lẫn nhau không chỉ do tác động của ban đọc mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Qúa trình sáng tạo văn bản, nhà văn có phần ý thức và cả vô thức tạo ra khoảng trống ở văn bản văn học. Bản chất của văn học lại là tính mơ hồ, đa nghĩa. Thêm nữa là vấn đề tiêu thụ văn học… Có thể nói quá trình đi từ văn bản văn học và tác phẩm văn học, mối quan hệ của chúng đã có sự chi phối của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Tóm lại, mối quan hệ mật thiết mà không đồng nhất, chi phối qua lại lẫn nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học văn học khẳng định. Mối quan hệ này giữa chúng thực chất là mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc thôn qua văn bản. Tác phẩm văn học rõ ràng không có “giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Câu nói ngắn gọn mà xã nêu đúng bản chất của tác phẩm văn học theo quan niệm hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Đăng Dung, 1198, Từ văn bản đến tác phẩm văn học.
  18. 2. Trương Đăng Dung, 2004, Tác phẩm văn học như là quá trình. 3. Nguyễn Khắc Sinh, 2006, phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, NXB văn học, H. 4. Trần Đình Sử, 2004, tuyển tập, tập 1, nxb Giáo dục, H. 5. Trần Đình Sử, lý luận và phê bình văn học, NXB nhà văn, H. 6. Nhiều tác giả, 1983, nhà văn bàn về nghề văn, Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng. 7. Vũ Dương Qũy, 2000, Trên đường bình văn, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Nguyên Trứ, 1994, thơ và thẩm bình thơ, NXB Giáo dục. 9. Roman Ingarden: Tác phẩm văn học (Trương Đăng Dung dịch và giới thiệu.)

CƯƠNG ÔN THI CAO HỌC LÝ LUẬN VĂN HOC-T2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.24 KB, 12 trang )

CHƯƠNG I
PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VĂN HỌC – VĂN BẢN VÀ TÁC PHẨM
I. Khái niệm tác phẩm và phương thức tồn tại của nó.
1. Qn truyền thống:
- TPVh là một chỉnh thể hữu cơ, bao gồm hình thức và nội dung(ý nghĩa, tư tưởng,
tình cảm)
2. Qn hình thức chủ nghĩa và cấu trúc chủ nghĩa:
- TPVh là sự kết hợp giữa chất liệu và hình thức
- Văn học như một ngôn ngữ
3. Quan điểm của mĩ học tiếp nhận:
- Chú trọng phân biệt văn bản với tác phẩm
+ Văn bản là một tổ chức ký hiệu được st ra cho người đọc, tồn tại trước khi có hoạt
động đọc của người đọc.
+ Tác phẩm văn học: văn bản qua hoạt động đọc của người đọc được tái tạo và tái
hiện trở thành tác phẩm…
 Tác phẩm do hai yếu tố tạo thành:
- VB(trong chất liệu), tồn tại qua các thời đại
- Khách thể thẩm mĩ (trong tâm trí.) do người đọc đồng sáng tạo nên nó có tính lịch
sử.
=> Đem lại những nhận thức mới như sau:
- văn bản có phần trống để người đọc tự pát hiện.
- người đọc là nhân tố tc -> hìh thành tp.
- vbvh là một cấu trúc mở, tpvh là một quá trình.
- tác giả là một yếu tố của vb do người đọc pát hiện
Từ vấn đề trên ta thấy, phương thức tồn tại của TPVh là sự tồn tại của văn bản
có tiềm năng nghĩa, có kả năng tạo nghĩa trong mối quan tâm của người đọc( dựng
nên hình tượng nghệ thuật có dụng ý, được mở rộng ra nhiều chiều, ý nghĩa được kám
pá ở nhiều góc độ, ngữ cảnh chính là phương thức tồn tại của tác phẩm)
II. VĂN BẢN VĂN HỌC NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Phân biệt văn bản văn học với tác phẩm văn học.
- VBVH là một hệ thống ngôn ngữ do nhà văn st ra chờ người đọc đến đọc chưa tham


gia vào hành chức xã hội thẩm mỹ.
- TPVh là hệ thống ngôn ngữ đã người đọc đọc và phú cho một ý nghĩa nhất định.
2. Đặc trưng của văn bản văn học.
- Một là tính hư cấu: tất ca được tác giả viết ra từ tưởng tượng, kẳng định quyền sáng
tạo của nhà văn. Lời văn là lời của các hình tượng nói về một thế giới hình tượng.
- Hai là tính sinh thành: Sử dụng những từ như phát hiện lần đầu(luồng sinh, luồng
tử) để biểu hiện cảm xúc và những rung động về sự vật của nhà văn, đến lòng người
đọc câu chữ ấy lại một lần nữa sống gợi ra những cảm xúc kác thườg.
- Ba Vbvh có tính nổi bật kác thường, báo hiệu cho người đọc nó là văn học. Đó là
ngôn từ được “lạ hoá” bằng các phương tiện đặc biệt tạo nên tính đa nghĩa. Trong vh,
mọi yếu tố đều có khả năng tái ký hiệu hoá - biểu trưng hoá trở thành hình tượng văn
học.
Ví dụ: Thề non nước - Tản Đà, Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương.
- Bốn là: VBVH sử dụng mọi yếu tố ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng làm cho mọi yếu tố
đều có ý nghĩa trogn văn học. Tất cả được lựa chọn trau chuốt, được tổ chức đặc biệt
làm cho VBVh biểu hiện có ý nghĩa.
- Năm là: văn bản vh là một đối tượng thẩm mỹ , để người đọc thưởng thức phê bình,
kám pá ý nghĩa cách riêng của mình.
Các đặc điểm trên tạo nên phương thức tồn tại của tác phẩm văn học.
3. Tính cấu trúc của hình tượng.
- Hình tượng văn học là một cấp độ của văn bản – văn bản bên trong vb ngôn từ- - -
Hình tượng không chỉ có tính cụ thể, gợi cảm, sinh động mà nó cũng phải có tính
cấu trúc.
+ Sự việc: mở đầu - kết thúc
+ Nhân vật: sinh tử - lưu lạc - trở về - đoàn tụ.
+ tương phản đối lập – tương quan – tương đồng
+ không gian, thời gian, điểm nhìn bên trong, bên ngoài…
-> Các quan hệ đó thành cấu trúc tạo nghĩa của hình tượng.
- Tính cấu trúc làm cho văn bản có một ý nghĩa độc lập ko phụ thuộc vào tác giả, làm
cho văn bản có sức sống riêng.


- Tính cấu trúc của vbvh là cấu trúc mở: vbvh có nhiều chỗ trống để người đọc thâm
nhập kám phá, làm cho vbvh có sức sống lâu bền của mọi thời.
- Tính cấu trúc tạo cho tpvh có tính ổn định vừa có tính lịch sử.
III. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÍNH QUÁ TRÌNH CỦA VĂN
BẢN VĂN HỌC
1. Ba yếu tố của cấu trúc vbvh.
- VBNT là yếu tố nền tảng của VBVH, chịu sự chi phối sấu sắc của cấu trúc hình
tượng.
- HTVH được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ(hình ảnh ngôn từ, ý tượng, biểu niệm)
- Ý nghĩa hàm ý là một yếu tố cấu trúc văn bản, nằm sâu bên trong văn bản, do người
đọc pát hiện, tự thành 1 tầng riêng.
2. Tính quá trình của VBVH.
- Từ cấu tứ thai nghén->st thành văn bản->cảm thụ của người đọc, tham gia giao lưu,
đối thoại, ăn sâu vào trí nhớ
- VBNThuật là cấp độ tồn tại thứ nhất-> vb trong quá trình tiếp nhận của người đọc là
cấp độ thứ hai.
- Tác phẩm được mở ra theo thời gian trong qua trình cùng người đọc(từ ngôn từ-
>hình tượng->nội nội dung ý nghĩa)
CHƯƠNG II
NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC
I. Khái niệm ngôn từ văn học.
- là ngôn từ của vbvh, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, là yếu tố thứ nhất của
văn học.
II. Đặc điểm ngôn từ văn học.
1. Tính hình tượng.
2. Tính cấu trúc.
3. Tính mơ hồ đa nghĩa.
II. Đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn từ văn học.
1.Đặc trưng về ngữ âm.
- Là một sáng tạp thẩm mỹ, nó đòi hỏi sự hopà điệu và nhạc tính, bao gồm: âm,


thanh, nhịp và điệu.
- Vần điệu…
- Thanh điệu…
- Tiết tấu là quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lặp lại, làm cho câu văn nhanh hoặc chậm, dài
hoặc ngắn rất quan trọng trong thơ trong văn xuôi cũng không thể thiếu.
2.Đặc trưng về nghĩa.
- Tính chất nội chỉ: tức là biểu hiện thế giới được hư cấu trong tâm hồn và trong
văn bản.
+ Ngôn ngữ hằng ngày ngôn từ chỉ ra các sk nằm ngoài lời.
+ Ngôn ngữ vh mở ra hình ảnh trong tâm trí đó hoàn toàn là tưởng tượg( Người lính
già….Tiếng hát con tàu ….Bánh trôi nước… Đèo ngang….
- Từ ngữ trong văn học thường mang tính đa nghĩa, tinh mơ hồ.
+ Nghĩa bề mặt:
+ Nghĩa bề sâu:
+ nghĩa song quan: lời ngớ ngẩn nhưng lại hàm chân lý
+ nghĩa ví von, hoán dụ, ản dụ
+ nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa lấp lửng…(từng giọt long lanh rơi…)
+ nghĩa ngoài lời xuất hiện tại chỗ trống của nghĩa mặt chữ(Đầu súng trăng treo) mỗi
người hiểu một cách.
+ Tính đa nghĩa nhiều khi do sợ bỏ bớt ngữ cảnh tạo nên( Nhân hứng cũng vừa toan
cất bút – Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào;
3. Ngữ cảnh và ngữ nghĩa trong văn bản văn học.
- Ngữ cảnh là văn cảnh, là môi trường ngô ngữ trong đó từ ngữ, câu văn, đoạn văn có
ý nghĩa.
- Ngữ cảnh
+ Ngữ cảnh văn bản: là tình huống mà các nhân vật vh hoạt động, gt với nhau
+ Ngữ cảnh văn hoá: do phong tục tập quán, ngôn ngữ, tâm lý tạo nên.
+ Ngữ cảnh thời đại: hoàn cảnh lịch sử tác phẩm ra đời.
III. ĐẶC TRƯNG TỪ NGỮ CÂU VĂN VÀ VĂN BẢN NGÔN TỪ VĂN HỌC


1. Từ ngữ và ý tượng(hình ảnh của ý).
- T.ngữ trong vh thường đặc thù trong các phương thức kết hợp, tổ chức cắt tỉa, cấu
tạo lại- đó là ngôn từ lạ hoá, tức là ngôn từ được tạo từ thủ pháp gây trở ngại, làm cho
người đọc như làn đầu được biết.
+ Trong thơ đấy là cáh sử dụng từ bằng cách cấu tạo độc đáo: đảo, tu từ, từ có tính
biểu cảm cao đặt trong một văn cảnh nhất định.
+ Trong văn xuôi: Cáh cấu tạo đặc biệt thường đặt trong nhan đề: Bữa rượu máu, Tờ
hoa, Cái móng giò…
-> Các từ đó diễn đạt không chỉ đơn giản một sv mà là sv trong cảm nhận và thể
nghiệm của con người.
- Người xưa coi trọng luyện chữ, chọn chữ là vì vậy(Giai thoại Trịnh Cốc sửa thơ của
Tề Kỉ trong bài Tảo mai, từ “Tạc dạ sổ chi khai” thành “nhất chi khai” cho thấy sửa
một chữ mà ý thơ đổi kác. Từ ngữ trong thơ đóng vai trò hình ảnh của ý là như vậy.
-> T.ngữ trong vh được tổ chức, kết cấu đặc thù không giống như ng.từ thực dụng.
T.ngữ vh là ký hiệu đối ứng phản ảnh tâm lý người viết của xã hội, ủa dân tộc.
2. Câu văn, đoạn văn.
- Câu văn: biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý, là sản phẩm của phát ngôn, mang đặc
trưng của chủ thể sáng tạo
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Hoài Thanh gọi Huy Cận mang cái buồn “ảo não” riêng biệt là là vì vậy!
+ Câu văn kác từ ngữ, cụm từ ở chỗ nó có thể là trần thuật, nghi vấn, cảm thụ, mệnh
lệnh, cảm thán, do đó sắc thái biểu cảm càng đậm đà.
+ Câu văn nghệ thuật kác câu văn bình thường: lời của một vai văn học, lời của S trữ
tình ko đồng nhất với lời nhà thơ; lời thoại thốt ra từ cõi tinh thần, trong thế giới tưởng
tượng.
- Đoạn văn trong văn bản: Cái phân biệt đoạn văn nt với các văn bản kác là sự điểm
nhìn, không gian, thời gian, sự kịên.
3. Văn bản nghệ thuật: Có những đặc trưng khác biệt:
- Một là: S lời viết, lời nói là sp của sáng tạo có giọng điệu , điểm nhìn không đồng


nhất với tác giả thực tại. Cấu trúc của vbvh: (Tác giả(S trữ tình - người kể chuyện) –
Văn bản( Người tiếp nhận thơ - người tn truyện) - Người đọc thực tế).
- Hai là: VBVH không chỉ biểu hiện trực tiếp bằng lời mà còn bằng hình tượng.
- Ba là: Hình tượng vh giúp người đọc giải thoát khỏi ngữ cảnh trự tiếp để nhập thân
vào ngữ cảnh tưởng tượng để liên hệ với cs thực tại ở cấp độ khái quát, triết lí, sâu xa
hơn.
- Bốn là: Nhan đề kác với vb khoa học…
- Năm là: VBVH có KG, TG nghệ thuật ko trộn lẫn với KG, TG ngoại nghệ thuật.
- Sáu là: Vb có sự thống nhất về hệ thống các pt ngôn ngữ, cách dùng từ, đặt câu, lựa
chọn hìh ảnh thường có nét riêng tạo nên phong cách văn bản, và PCNV.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
1, Trần thuật.
- Cung cấp điểm nhìn đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật một cách hứng thú, gây
đợi chờ lôi cuốn họ và áp đặt quan điểm đánh giá cho họ; xác định điểm bắt đầu, điểm
biến chuyển, điểm kết thúc
- Thủ pháp trần thuật: thời gian, nhịp điệu, ngôi, điểm nhìn, giọng điệu
- Các Bptt: kể xuôi, kể theo trình tự, kể ngược, kể chêm xen, bỏ lửng, ngắt quãng, gây
hoài nghi, tạo đợi chờ…
2, Miêu tả.
- Nhằm tái hiện con người, sự vật….một cách cụ thể cảm tính nhằm kêu gợi trí tưởng
tượng, tình cảm và làm cho người đọc rung động.
- MT có ba chức năng chính:
+ Tái hiện, thay thế, vẽ ra hiện tượng với những đường nét, gợi cảm cụ thể.
+ Trang trí cho sv, con người những đường nét vui mắt.
+ Giải thích, phân tích, và tạo biểu tượng.
- Miêu tả thường gắn với thơ ca và tạo chất thơ.(dẫn chứng thơ).
- Miêu tả làm thay đổi cấu trúc và tạo chất thơ cho tiểu thuyết.
- Miêu tả làm nổi bật giác quan, cảm nhận sv: âm thanh màu sắc, ko gian, đường nét.
- Miêu tả chia theo nhiều loại:
+ Xét đối tượng: nhân vật, hoàn cảnh, chi tiết, cảnh vật,nội tâm.


+ Xét từ góc độ: chính diện, trắc diện
+ Xét về phương pháp: tương phản đối lập, tĩnh, động, phóng đại, cường điệu….
4. Trữ tình.
- Là biện pháp cơ bản nhất để bộc lộ tư tưởng tình cảm tác giả.
- Trữ tình trực tiếp đùng ngôi thứ nhất để trút xả dòng cảm xúc( Tôi muốn tắt nắng…)
- Trữ tình gián tiếp: giấu ngôi thứ nhất mượn cảnh, mượn người, mượn câu chuyện
bộc lộ tình cảm một cách xúc cảm, kín đáo( Sóng gợn tràng giang… )
- Trong vx các đoạn độc thoại, các biểu trực tiếp của người kc là trữ tình trực tiếp; tả
cảnh - trữ tình gián tiếp.
5. Nghị luận.
- Là sự nhận định đánh giá đối vớ svkq để biểu đạt tư tưởng tình cảm.(Ví dụ: Đời
thừa, Lão Hạc)
- Nghị luận gắn với tư tưởng tình cảm của nhân vật.
CHƯƠNG III
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, SỰ KIỆN, CỐT TRUYỆN VÀ
TRẦN THUẬT
I, Thế giới nghệ thuật.
1. Khái niệm:
- Thế giới được xây dựng bằng các hình tượng vừa có sự phản ánh thực tại vừa có sự
tưởng tượng st của tác giả.
- Là một thế giới kép:
+ TG được miêu tả là: nhân vật, sự kiện, cảnh vật
+ TG miêu tả: người kể chuyện, người kể trữ tình
2. Các yếu tố của TGNT:
a. Không gian nghệ thuật
- Phân tích không gian nghệ thuật là cơ sở để đọc hiểu thế giới tác phẩm và nhân vật.
- Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới, là hình thức tồn tại sự sống, là không
quyển tih thần bao bọc bản thân của con người
- Đặc trưng của KGNT là sự kết hợp của KG vật lý với KGNT trong đó có sự kết hợp
của không gian tâm tưởng.


- Hôm nay trời nhẹ lên cao…
- Nắg xuống, trời lên sâu chót vót…
- Có sự phản ánh không gian cụ thể với không gian tưởng tượng trừu tượng.
- Di chuyển linh hoạt(từ qk đến ht và ngược lại)
b. Thời gian nghệ thuật.
- Do nhà văn st ra vừa thể hiển trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ thời
gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩm.
- Theo thứ tự, nhưng cũng có khi bị đảo lộn.
- Mỗi thể loại văn học có thời gian đặc trưng: thời gian cổ tích, thần thoại, thời gian vũ
trũ, thời gian tiểu thuyết…
c. Không gian - thời gian.
- Thời gian cô đặc và lèn chặt trở thành chín muồi một cách nghệ thuật CÒN không
gian thì căng lên kéo dài trong sự vận động, biến đổi của thời gian.
+ Motip gặp gỡ:
+ Motip con đường:
II. KHÁI NIỆM SỰ KIỆN(BIẾN CỐ), CỐT TRUYỆN VÀ TRUYỆN
1. Sự kiện(biến cố)
- SK là những hành vi của nhân vật hay sv xảy ra với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm
biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó với mục đích người kể.
- Đặc trưng của sk văn học:
+ Với nhân vật nó là việc làm bộc lộ bản chất con người đẩy nhân vật sang một thế
giới kác, làm nó thay đổi.
+ Với người kể hay người đọc, nó là sự kiện của ý thức, giúp nhận thức về nhân vật.
Ví dụ: sk Thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo… , Tấm Cám….
+ SK có tính nhân quả(hành động của Cám buộc Tấm pải chuẩn bị cho mình)
+ SKVH là yếu tố sinh nghĩa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, có ý nghĩa
xã hội và nhân sinh sâu sắc.
- Sk trong thơ là sự kiện gây ra rung động, sự kiện được kể( Dáng đứng Việt Nam), có
ki ko nói rõ(Tự tình, Đây mùa thu tới), thường nằm ở tầng chìm, no ko thuộc đối
tượng biểu hiện của nhà thơ, nhưng vẫn là nguồn sinh nghĩa của văn bản.


- Liên hệ các sk trong văn bản ta sẽ nhìn thấy cách nhìn của nhà văn với cuộc đời.
2. Cốt truyện.
* Là chuỗi các sk, nằm dưới lớp trần thuật làm nên cái sườn của tác phẩm.
* Cốt truyện có hai tính chất cơ bản:
- Một là, các sk có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu
và kết thúc, tạo thành tính hoàn chỉnh nhất quán của truyện.
- Hai là: Cốt truyện có tính liên tục về thời gian. Giữa các sự kiện có khoảng thời gian
tạo ra không gian để nhà văn miêu tả, phân tích, bình luận.
* Cốt truyện có chức năng:
1, Gắn kết các sk thành một chuỗi, kắc hoạ nhân vật.
2, Bộc lộ những xung đột mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh cs.
3, Tạo ra một ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức.
4, Gây hấp dẫn với người đọc vì người đọc luôn quan tâm tới số phận nhân vật
=> Nắm vững cốt truyện(chuỗi các sự kiện) là bước đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức
tranh đời sống, ý nghĩa tác phẩm, hứng thú khi đọc tác phẩm.
3. Cấu trúc của cốt truyện.
- Trình bày - Thắt nút – Phát triển – Cao trào - Mở nút.
4. Các yếu tố khác của truyện.
- Lai lịch con người, hoàn cảnh sống.(Chí Phèo - Tắt đèn)
- Dựng cảnh sống, hoàn cảnh nói năng, miêu tả chân dung nhân vật, phong
cảnh( Cảnh rừng xà nu và núi rừng làng Xoman, Chân dung Chí Phèo, Thị Nở, Cảnh
cho chữ…)
- Những lời bình, trữ tình của người kể chuyện
=> Các yếu tố trên đây giúp cho hình thành đầy đặn của tác phẩm.
III. TRẦN THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA TRẦN THUẬT
- Trần thuật là hành vi ngôn ngữ để kể, miêu tả cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật
theo thứ tự nhất định trong không gian thời gian và về ý nghĩa.
- Miêu tả cũng là trần thuật
- Trong thơ trữ tình cũng có trần thuật: (Đèo ngang, Bạn đến chơi nhà, Ngắm trăng )
- Trần thuật được sử dụng phổ biến trong thơ: Tương tư, Vội vàng, Lượm, Ánh trăng


Tuy vậy, TT được sử dụng đa dạng và phong phú nhất trong các tpts.
- Hai nhân tố qđ trần thuật:
+ Người kê: Ngôi, vai, điểm nhìn
+ Chuỗi ngôn từ: lược thuật, dựng cảnh, hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ, phân tích,
bình luận, giọng điệu.
1. Người kể chuyện, ngôi, vai trần thuật.
- Người kể chuyện: Người do nhà văn st ra ẩn mình trong dòng chữ(ngôi 1, 2,3). Ở
ngôi thứ nhất mang tính chủ quan…, Ở ngôi thứ ba mang tính kách quan ….Ở ngôi
thứ hai xưng “anh” thực chất nó là cái tôi gián cách
+ Người kể là một vai mang nội dung(mối quan hệ giữa người kể với người được kê)
+ Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình xưng “tôi, ( Đồng chí, Nhớ con sông quê
hương, Quê Hương….Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm kúc).
+ Các văn bản phức tạp có hai người trần thuật( Rưng XN, lúc đầu là N3 sau đó là
lời Cụ Mết kể vềTnú). Đó là cấu trúc truyện trong truyện.
=> Ngôi và vai có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn bản.
2. Điểm nhìn trần thuật.
- Điểm nhìn thể hiện vị trí gười kể dựa vào để quan sát, cảm nhận trần thuật, đánh giá
các nhân vật và sự kiện.
+ Bên ngoài: Kể những gì nhân vật ko biết(hình ảnh sv…)
+ Bên trong: Kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật
+ Nhìn xa, cận cảnh.
+ Nhìn di động….
+ Điểm nhìn thời gian: hiện tại, hay quá kứ
+ Điểm nhìn trải nghiệm…
+ Điểm nhìn nhiều chiều giúp người đọc giải phóng được cách nhìn một chiều.
( Truyện ngắn lặng lẽ sapa…,
- Điểm nhìn trần thuật gắn chặt với ngôi kể nhưng rộng hơn ngôi kể( ngôi thứ ba kết
hợp với điểm nhìn của nhân vật).
Phân tích được điểm nhìn sẽ giúp kám phá cả cái nhìn của tác phẩm.
3. Lược thuật.


- Là phần trình bày giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống, cung cấp những
thông tin bước đầu về nhân vật, chuẩn bị cho các biến cố không đi sâu vào chi tiết, ko
dừng lại miêu tả:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”
4. Dựng cảnh và miêu tả chân dung.
- Là tái hiện trực tiếp chân dung, hành động, biến cố, đối thoại của nhân vật, tái hiện
sự vật, hiện tượng trong ko gian, thời gian cụ thể.
- Dựng cảnh: chuẩn bị môi trường cho nhân vật hoạt động mà còn miêu tả tâm lý,
cung cấp thông tin về những thay đổi, toạ không kí, dự báo biến cố mới.
5. Phân tích bình luận.
- Yếu tố nghị luận: “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
- Diễm giải sâu sắc diễn biến tâm lý của nhân vật.
6. Giọng điệu.
- Giọng điệu: là giọng điệu ngôn từ bên trong, nội tại, không cần đọc ra thàh tiếng vẫn
có sự khu biệt rõ ràng.
- Trong thơ giọng điệu gần với tác giả.
- Trong văn xuôi, chủ yếu gồm hai giong cơ bản: giọng nhân vật và gịong của người
kể với nhân vật. Cả hai giọng điệu này đều kúc xạ qua tác giả.
- Giọng điệu thể hiện ở cách xưng hô: thân mật, hay xa lạ….còn phối hợp với chi tiết,
hành động làm nên cái riêng của tác phẩm.
- Tác phẩm hiện đại có nhiều giọng điệu trong một tp: Thương vợ( vừa là giọng điệu
của bà Tú vừa là giọng điệu của Tú Xương)
=> Các yếu tố của Cốt truyện, Truyên, Trần thuật làm thành cái biểu đạt của văn bản
từ đó mà ta hiểu về nhân vật, để tài, chủ đề của tác pẩm.

CHƯƠNG IV
NHÂN VẬT VĂN HỌC
1.KHÁI NIỆM NHÂN VẬT VĂN HỌC
- Con người hay sự vật, sự việc….mang tính cách như con người được miêu tả, được


kể trong văn bản.
- Là một hình tượng ước lệ nên không đồng nhất với ngoài đời được, chỉ tồn tại trong
thế giới nghệ thuật chỉ là ký hiệu nghệ thuật được st để biểu hiện quan niệm của nhà
văn dù có lấy nguyên mẫu ngoài đời thì cũng chỉ là hư cấu.
- Nhân vật vh được biểu hiện trong quá trình sống, được tích hợp từ nhiều yếu tố trong
tác phẩm, đọc hết truyện mới có thể hình dung trọn vẹn về nhân vật.
2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT.
- Quan trong nhất trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn tư duy về cuộc sống
- Là chìa khoá để mở rộng đề tài, phương tiện để nhà văn khái quát quy luật đời sống.,
là yếu tố cấu tạo nên cốt truyện.
II. PHÂN LOẠI NHÂN VẬT VĂN HỌC.
- Nhân vật chính, trung tâm, nhân vật phụ…
- Nhân vật chính diện và nhân vật pản diện….
- Một số kiểu cấu trúc nhân vật:
+ Nhân vật chức năng
+ Loại hình: là nhân vật thể hiện tập trung phẩm chất đạo đức, xã hội của một loại
người nhất định của một thời.
+ Tính cách: là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có tính
cách nổi bật. Đồng thời cũng là nhân vật có tính cách fức tạp ko thể dễ dàng định hình
một tính cáh cụ thể nào(nàng Kiều là một ví dụ)
+ Tư tưởng: Thể hiện một hiện tư tưởng diễn ra trong cuộc sống, nhân vật loại này
thường dễ rơi vào công thức minh hoạ, thành cái loa tư tưởng cho tác giả- loại nhân
vật “dẹt” thiếu sức sống.
+ Ngụ ngôn: nhằm biểu hiện một ý nghĩa triết lý nhân sinh.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN NHÂN VẬT
CHƯƠNG NĂM
KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. KHÁI NIỆM KẾT CẤU.
- Nhào nặn các chất liệu của đời sống thành quy luật riêng.
- Tổ chức của tác phẩm.


- Có kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu
+ Kết cấu bề mặt: là tầm kết cấu quan sát được qua văn bản( ngữ â m, ngữ nghĩa, hình
tượng)
+ Kết cấu bề sâu: Là phần chìm, cung cấp quy tắc, trật tự cho tổ chức bề mặt.
II. CÁC BÌNH DIỆN CỦA KẾT CẤU BỀ MẶT.
1. Hệ thống hình tượng nhân vật.
- Trung tâm là các mối quan hệ của nhân vật: đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung.
(về phạm trù xã hội học và phương diện địa vị, cá tính)
+ Qh đối lập thường loại trừ nhau một mất một còn-> nảy sinh tuyến nhân vật.
+ Qh đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập kác biệt giữa các nhân vật kác tuyến
và đặc biệt cùng tuyến(phổ biến)
+ Qh bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại làm rõ nét thêm cho nhân vật
chính. (ngoài Chí Phèo + Binh Chức + Năm Thọ)
 Hệ thống nhân vật là sự tổ hợp các nhân vật làm cho chúng pản ánh nhau, tác
động nhau, soi sáng cho nhau cùng nhau toả ság để phản ánh đời sống.
 Trong hệ thống hình thượng văn học nhân vật vừa đóng vai trò xã hội(giai cấp,
địa vị, huyết thống, gia tộc), vừa đóng vai trò văn học( Pt nghệ thuật: tố cáo, ca
ngợi, chống đối, phần thưởng, vai trò tương phản, bổ sung đối lập )
2. Kết cấu cốt truyện:
- Sự kiện: kết nối các nhân vật làm cho chúng vận động và biến đổi theo, vừa phản
ánh sự vận động của xã hội, vừa tạo nên sự vận động trong tp, mở ra những kả năng pt
kác nhau cho nhân vật, người đọc hứng thú chờ đợi. Đây là hình thức cơ bản nhất của
văn học là liên kết các sự kiện thành truyện.
- Có hai loại xug đột làm cơ sở để xây dựng cốt truyện:
+ xung đột cục bộ: gắn liền với một biến động, một nguyên nhân nào đó được giải
quết thì xung đột cũng được giải quyết.
+ xung đột fổ biến: bộc lộc xung đột, fạm vi cốt truyện nhỏ hơn xung đột-> kết thúc
của truyện thường để ngỏ, mâu thuẫn ko bị triệt tiêu để cho người người đọc nhiều dư
ba hơn.
3. Kết cấu văn bản ngôn từ: là sự tổ chức các bình diện trần thuật. Đó là sự phân


bố thế giới hình tượng để tạo ra tính thẩm mỹ cho tp.
*Bố cục và thành phần trần thuật:
- Xác định đúng phần mở đầu và kết thúc của trần thuật có ý nghĩa lớn trong việc làm
nổi bật chủ đề:
- Các thành phần trần thuật: giới thiệu lai lịch, hiện trạng, mt chân dung, ngoại cảnh,
tả đồ vật môi trường, tái hiện cảm xúc, hồi tưởng, các đoạn đối thoại có tính chất kịch,
các đoạn độc thoại, những lời bình phẩm của tác giả…
* Tổ chức điểm nhìn:
- NS không thể miêu tả, trần thuật cuộc sống nếu như không tổ chức được điểm nhìn
trong tác phẩm – xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống giống như mở một con
đường đi vào rừng rậm.
- Xác định đúng điểm nhìn->người đi cái thế nhìn sâu xa, nhận thức và cảm thụ được
điều mà nhà văn muốn nói(nhìn thẳng, nhìn xa, nhìn đúng tim đen sv)
=> Hệ thống các điểm nhìn không thể một chiều.
- Xét về trường nhìn trần thuật.
+ Trường nhìn tác giả: đứng ngoài truyện, không bị hạn chế…
+ Trường nhìn nhân vât: của nhân vật, bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết của nhân vật đó.
- Xét về bình diện tâm lí: Bên trong, bên ngoài….( Truyện Vợ chồng A Phủ, lúc đầu
là điểm nhìn của “một ai đi xa về” nhưng dần chuyển vào điểm nhìn của Mỵ…)
III. CÁC BÌNH DIỆN CỦA KẾT CẤU BỀ SÂU.
• Kết cấu bề sâu là gì?
- Tức là cấu trúc bên trong của văn bản - đấy là cách tổ chức ngôn ngữ, tức là mã hoá
quy tắc biểu đạt.
- Để kám phá phải đi tìm nhân tố trừu tượng ẩn giấu đằng sau nhân tố cụ thể(lời nói
hay là các kc bề mặt.( Vd khi đọc Thầy bói xem voi thì không nên suy nghĩ đó chỉ là
những ông thầy bói vừa mù vừa dở người mà đó là những chúng sinh ko hiểu biết gì
về thế giới, đây là câu chuyện của Phật giáo ngụ ý chúng sinh Vô minh nhưng khi vào
Vn được dân gian hoá mới có chi tiết đánh nhau toạc đầu, chảy máu vì không ai chịu
ai thể hiện cho một cách ứng xử đặc biệt: ở những người ko hiểu biết, thường dùng vũ
lực để giải quyết vấn đề chân lý!)


- Phân tích các kết cấu chiều sâu là tìm cặp đối lập(ví dụ: KCBS của truyện CP là sự
đối lập giữa nông dân với bọn cường hào, giữa kát vọng làm người với môi trường fi
nhân tính)
- Kết cấu bề sâu của văn bản có thể xét theo các cặp phạm trù ngữ học:
+ ngôn ngữ/lời nói
+ cái biểu đạt/cái được biểu đạt
+ khôn gian/thời gian(Nhớ rừng, Đôi mắt
CHƯƠNG VI
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
I, KHÁI NIỆM.
- Nội dụng là tổng hoà mọi yếu tố và quá trình nội tại của nó.
- Ý nghĩa là phạm trù của biểu hiện, của thể nghiệm, do người đọc rút từ văn bản.
II. Ý nghĩa văn hoá.
- Toàn bộ đời sống của con người được phản ánh vào vh đều trở thành làm thành văn
hoá tinh thần của con người, là thành văn hoá cảu văn học.
+ Phơi bày những tình huống cảnh ngộ
+ Những trăn trở day dứt
+ Tạo dựng những đồng cảm….
=> Học văn là học cuộc đi tìm văn hoá, đi tìm bản thân con người.
III. Cội nguồn ý nghĩa của văn bản.
- Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thiên nhiên, văn hoá, xã hội lịch sử…tác động
trực tiếp vảo nhà văn
- Vô thức cá nhân vô thức tập thể.
- Các thủ pháp nghệ thuật: chọn từ đặt câu…
- Người đọc, cách đọc, ngữ cảnh đọc.
IV. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Đề tài:
2. Chủ đề: là nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm cảu nhà văn.
3. Tư tưởng: cách nhìn cuộc sống con người của nhà văn qua cáh biểu hiện của hình
tượng văn học


4. Cảm hứng tư tưởng
V. Ý NGHĨA THẨM MỸ
- Vượt thoát mọi hữu hạn của con người.
- Phong phú và đa dạng( siêu thoát, phê phán)

Văn bản văn học

THPT Sóc Trăng Send an email

0 11 phút

Bài soạn Văn bản văn học được biên soạn với mục đích nhằm giúp các em học sinh nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm ngày nay, nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng hàm nghĩa. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu cáctác phẩm văn học.

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

    Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • 1 A- Kiến thức cơ bản cần nắm vững
  • 2 B- Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập soạn bàiVăn bản văn học

A- Kiến thức cơ bản cần nắm vững

Văn bản là một sản phẩm giao tiếp bằng ngôn ngữ được ghi chép lại gồm nhiều câu, trong đó nó chứa đựng yếu tố nội dung và hình thức. Văn bản không chỉ là một tác phẩm dài mà chỉ cần nó chứa mục đích và ý nghĩa trong đó.

I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

Bạn đang xem: Văn bản văn học

Tiêu chí phân định văn bản văn học là một vấn đề phức tạp, tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi quốc gia trong từng thời kì lịch sử để xác định.

Văn bản văn họclà những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu của thẩm mỹ con người.

– Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, tính thẩm mỹ cao và có nội dung nhất định

–Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải thuộc về một thể loại nhất định và chịu sự chi phối của thể loại đó.

=> Văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, kỉ xảo ngôn từ mà còn là một sáng tạo tinh thần của nhà văn.

II. Cấu trúc của văn bản văn học

1.Tầng ngôn từ (Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa)

– Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.

+Ngữ âm: Nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.

+Ngữ nghĩa: Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.

2.Tầng hình tượng

– Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờnhững chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,… và tuỳ thể loại: tự sự, trữ tình, kịch,…) mà có sự khác nhau.

–Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật – mang thông điệp.

–Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.

–Từ tầng hình tượng có thể suy ra tầng hàm nghĩa.

3.Tầng hàm nghĩa

– Tầng hàm nghĩa là phần nghĩa bên trong, ẩn kín trong văn bản mà người ta phải đọc kỹ, phải suy nghĩ mới hiểu được điều nhà văn muốn nói.

– Có tìm ra hàm nghĩa ta mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm cuộc sống, quan niệm đạo đức xã hội, những ước mơ hoài bão,…

– Để đi sâu vào hàm nghĩa của văn bản văn học, ta cần đi qua các lớp: đềtài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,…

III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

– Nhà văn sáng tác ra tác phẩm văn học, nếu chưa được độc giả tìm hiểu thì chưa thể có tác động đến xã hội. Phải thông qua việc đọc tác phẩm thì những sự việc, những hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, khát vọng,… mới tác động đến độc giả, đến xã hội.

– Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu thấu đáo quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ, sâu sắc, phong phú trong tâm trí và như vậy tác phẩm lại càng có tác động đối với con người, với cuộc đời.

B- Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập soạn bàiVăn bản văn học

Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.

Trả lời:

Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

Ví dụ: Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tình yêu là gì? Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để giữ niềm tin?

Tiêu chí 2. Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó (Kịch có hồi, cảnh, có lời đối thoại độc thoại; Thơ có vần, điệu, luật, khổ thơ…).

Câu 2: Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

Trả lời:

– Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc văn bản văn học, ta hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa, phải chú ý tới ngữ âm. Tuy nhiên, tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.

– Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta cần đi sâu vào tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa thì mới có thể hiểu được văn bản văn học. Trên thực tế, ba tầng của văn bản văn học không tách rời mà liên hệ mật thiết với nhau. Không hiểu tầng ngôn từ sẽ không hiểu tầng hình tượng và vì vậy cũng sẽ không hiểu tầng hàm nghĩa của văn bản.

– Trong một văn bản văn học, tầng ngôn từ hình tượng hiện lên tương đối rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn. Tầng hàm nghĩa chỉ có thể hiểu được khi người đọc biết suy luận, phân tích, khái quát.

Đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) yêu thích trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn.

Trả lời:

–Để phân tích, học sinh cần nắm được đặc trưng của hình tượng trong thơ, hiểu được lớp ngôn từ để phân tích đặc điểm của hình tượng, từ đó phân tích ý nghĩa của hình tượng.

– Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, hoặc đoạn thơ đã học trong chương trình để thấy việc tiếp cận hình tượng theo hướng tìm hiểu các tầng của văn bản có những cái hay riêng.

Có thể tham khảo ví dụ sau:

“Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”

(Lý Bạch – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

– Học sinh đối chiếu với bản phiên âm và dịch nghĩa để hiểu lớp ngôn từ. Chú ý các từ “cỡ phàm” (cánh buồm lẻ loi, cô độc); “bích không tận” (bầu trời xanh đến vô cùng); “duy kiến” (chỉ nhìn thấy duy nhất); “thiên tế lưu” (dòng sông bay lên ngang trời).

– Hình tượng nhân vật trữ tình được khắc hoạ qua hai hình ảnh: Cánh buồm khuất bầu không (Cô phàm viễn ảnh bích không tận) và dòng sông chảy ngang trời (Duy kiến trường giang thiên tế lưu).

– Ngôn từ và hình ảnh thơ tạo nên rất nhiều đối lập: cảnh và người; kẻ đi và người ở; bé nhỏ và rộng lớn; đơnchiếc và vô tận; hữu hạn và vô hạn; trời và nước…

– Hình tượng thơ vừa gửi gắm niềm thương nhớ vừa khắc hoạ tâm trạng nôn nao khó tả của Lý Bạch trong thời khắc tiễn bạn về chốn phồn hoa.

Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

– Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.

– Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…

–Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng và hiểu đủ.

Ví dụ:

– Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện chiếc bánh trôi, từ đặc điểm đến các công đoạn làm bánh. Nhưng hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.

– Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí:

+ Trong đời mỗi con người, có nhiều chuyện mà ta không lường trước được, không tính hết được bởi có những việc xảy ra ngoài ý muốn (Nhĩ đã không thể sang được bãi bồi bên kia sông, ngay trước nhà mình).

+ Đôi khi, người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn (khi nằm liệt giường, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của “Bến quê”, vẻ đẹp của người vợ tảo tần sống gần trọn đời với mình).

+ Hãy biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì thuộc về “Bến quê”, đó là bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người thông qua những triết lí giản dị mà sâu sắc của tác phẩm.

Luyện tập

Đọc các văn bản (SGK trang 121, 122) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

Câu 1: Văn bản “Nơi dựa”

a)Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

– Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

– Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.

Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng.

b)Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống. Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là “Nơi dựa” cho người đàn bà; bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.

Câu 2. Văn bản “Thời gian”

a)Văn bản là một bài thơ của Nam Cao. Bài thơ có câu từ độc đáo và cách ngắt nhịp linh hoạt, cách vắt dòng có chủ định. Văn bản có thể chia làm hai đoạn:

Đoạn một: từ đầu đến “…trong lòng giếng cạn”

Đoạn hai: tiếp theo đến hết.

Đoạn một nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Đoạn hai nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian.

– Thời gian cứ từ từ trôi “qua kẽ tay” và âm thầm “làm khô những chiếc lá”. “Chiếc lá” vừa có nghĩa thực, cụ thể vừa có nghĩa bóng, ẩn dụ. Nó vừa là chiếc lá trên cây, mới hôm này còn xanh tươi sự sống thế mà chỉ một thời gian lọt “qua kẽ tay”, là đã lá chết. Nó vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá. Những kỉ niệm trong đời thì “Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn”. Thật nghiệt ngã. Đó là quy luật băng hoại của thời gian.

– Vấn đề ở đây là ai cũng nhận ra quy luật ấy nhưng không phải ai cũng có thể làm cho mình bất tử cùng thời gian. Vậy mà cũng có những giá trị mang sức sống mãnh liệt chọi lại với thời gian, bất tử cùng thời gian. Đó là sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc (hiểu rộng ra là nghệ thuật). Dĩ nhiên là “những câu thơ những bài hát”, những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ “xanh” được láy lại như “chọi” lại với chữ “khô” trong câu thứ nhất.

– Câu kết thật bất ngờ: “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Dĩ nhiên đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơi” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

b)Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhòatất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

Câu 3. Văn bản “Mình và ta”

Văn bản là một bài tứ tuyệt đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên rút trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ đề cập đến những vấn đề lí luận của thi ca, của văn học nghệ thuật.

a) Hai câu đầu:

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình

Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b)Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc:

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy

Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro”tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.

—TỔNG KẾT—

Ngày nay một văn bản được coi là văn bản văn học khi:

– Phản ảnh và khám phá cuộc sống bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

– Đượcviết theo một thể loại nhất định với những quy ướcthẩmmĩ riêng: truyện, thơ, kịch.

Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Đi sâu vào các tầng lớp đó ta mới hiểu được văn bản văn học.

Hướng dẫn soạn bài Văn bản văn học, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 117 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 2.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags

Ngữ Văn lớp 10

THPT Sóc Trăng Send an email

0 11 phút

Sự khác biệt giữa đọc viết và văn học

Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học
Sự khác biệt giữa đọc viết và văn học - ĐờI SốNg

1. Tác phẩm văn học là gì?

Sự khác nhau giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học
Một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Thế nào là tác phẩm văn học? Đây được định nghĩa như một công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động trí óc của cá nhân hoặc của cả một tập thể mà được người ta gọi với danh từ nhà văn. Một tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản bằng ngôn ngữ hoàn chỉnh không những mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ - là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.

Về nội dung, trong tác phẩm văn học mô phỏng lại cuộc sống, vẽ lên một bức tranh sống động về hoạt động của con người, con vật, đồ vật,… Thông qua bức tranh đó, người viết có thể gửi gắm, truyền đạt tới độc giả những tâm tư, tình cảm, tư tưởng và thể hiện được cả thái độ cá nhân trước những bất bình trong cuộc sống hiện thực. Nhân vật trong tác phẩm văn học không nhất thiết phải là người, nhà văn với trí sáng tạo của mình hoàn toàn có thể mượn hình ảnh con vật, đồ vật,… để phản ánh gián tiếp thực tại cuộc sống có thăng, có trầm, có vui vẻ, có hạnh phúc nhưng cũng có không ít bất hạnh, tủi nhục.

Cuộc sống hiện thực được phản ảnh trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã thông qua tầm hồn nhân vật được phác họa lại bởi màu sắc văn học đặc sắc của người viết. Để rồi qua đó một thế giới đầy sống động được hé lộ, người đọc có thể cảm nhận, đôi khi còn bị cuốn vào vòng cảm xúc ấy. Chủ đề xuất hiện trong tác phẩm văn học đâu nhất thiết cứ phải là thực tế, không ai có thể ngăn cấm sự sáng tạo với những viễn tưởng thời Hy Lạp viết nên những câu chuyện khác thường về chúa trời, về bà tiên, ông bụt và cả những sự kiện lịch sử về lũ lụt thông qua câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh,…

Một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần được thai nghén trong khoảng thời gian, trong đó đặt cả tâm huyết của nhà văn. Ở đó ta bắt gặp những cung bậc, tình cảm, trạng thái, cảm xúc mà thường vẫn gặp những đôi khi lại khó diễn tả được bằng lời,..

Về hình thức, tác phẩm văn học tồn tại có thể dưới nhiều phương diện ngôn ngữ: Là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể. Có thể được tạo thành bằng văn vần – những bài thơ hay văn xuôi với các thể loại nhất định như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút và ký hoặc một thể tài văn học nhất định như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết,…