Tác hại của việc không chăm chỉ học tập

Tác hại của việc không chăm chỉ học tập là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé. Bài viết cung cấp cho bạn dàn bài gợi ý cùng một số bài văn mẫu tham khảo.

Tác hại của việc không chăm chỉ học tập

Suy nghĩ về hiện tượng lười biếng trong học tập của nhiều học sinh ngày nay

Dàn bài gợi ý:

Thực trạng vấn đề ý thức học tập của học sinh hiện nay:

Có nhiều học sinh không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là sinh viên rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan….

Nguyên nhân khiến nhiều học sinh lơ là, lười biếng trong học tập:

Do các trò chơi điện tử, những văn hóa phẩm không lành mạnh, hay lúc nào cũng gắn với cái máy tính đã tiêu tốn rất nhiều thời gian cho việc học. Có thể là do áp lực học quá lớn và không thể thực hiện nó được, học sinh buông xuôi cảm thấy chán nản mệt mỏi. Do bạn bè rủ rê, lôi kéo…

Do gia đình vất vả bạn vừa đi học vừa phải phụ giúp ba mẹ đi làm nên học sinh không có đủ thời gian để học tập. Từ nhỏ có nhiều bạn sống trong gia đình giàu, khá giả nên mọi thứ đều đầy đủ, bạn sinh ra lười biếng. Bố mẹ lại hay đi làm suốt nên ko ai nhắc nhở bạn về việc học . Chính vì vậy đã gây nên 1 tật xấu lơ là đi việc học.

Do tâm lí lứa tuổi ham chơi hơn ham học, lại chưa hiểu hết ý nghĩa của việc học tập là lo cho tương lai sau này.

Do gia đình lo là trong việc quả lí giờ giấc vui chơi và học tập của con em mình, khiến học sinh xem thường việc học tập.

Tác hại của việc lười biếng trong học tập:

Hãy tưởng tượng nếu bạn lười học, bạn sẽ khó lòng làm được một bài tập dù là dễ nhất. Bạn sẽ phải đối mặt với những ánh mắt của bạn bè, thầy cô,  bạn sẽ thấy mình chìm trong mặc cảm và xấu hổ.

Bố mẹ bạn sẽ cảm thấy sao về con mình. Chẳng lẽ bạn muốn nhìn vẻ u sầu đôi mắt thâm quầng vì phiền não của bố mẹ bạn ư ? Bạn nhẫn tâm vậy sao ?

Bản thân bạn sẽ mất tự tin, mặc cảm với bản thân, chán học, bỏ học. Tương lai sau này sẽ ra sao nếu bạn không có những kiến thức cơ bản để tạo dựng cho mình một nền tàng, một công việc nuôi sống bản thân mình, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội?

Rộng hơn nữa là nếu tất cả lười học thì cả xã hội không phát triền, đi lùi vê quá khứ.

Giải pháp khắc phục:

Hãy đứng dậy, hỡi người hùng dũng cảm của hôm nay vứt bỏ quá khứ và làm lại. Bạn sẽ làm được nếu bạn cố gắng thật sự cố gắng. Bạn đừng lo là mình không tiến bộ ngay, bạn sẽ được mọi người yêu quý bởi bạn có cố gắng. Người ta không nhìn vào thành tích mà phải xem về mặt quyết tâm cố gắng của bạn .

Bạn có mọi người, bạn có tất cả và bạn có thể chiếm lĩnh thế giới nếu như bạn học hành thật chăm chỉ. Và quan trọng nhất là tương lại sau này của bạn sẽ do bạn tự xây dựng lên.

Gia đình, nhà trường, xã hội không nên xử phạt, xa lánh, chê bai, dè bỉu… mà phải thường xuyên gần giũ, động viên, quan tâm nhắc nhỏ, giúp học sinh phấn đấu học tập tiến bộ và thành công.

Bài tham khảo:

Bác Hồ từng nói: “Non sông Việt Nam ta có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ vào một phần lớn công lao học tập của các cháu”. Lời nhắn nhủ ấy của Bác đã cho chúng ta thấy được việc học là rất quan trọng ở lứa tuổi học sinh. Nhưng hiện nay, hiện tượng lười biếng trong học tập ở học sinh ngày càng tăng cao. Có khi các bạn ấy còn tìm mọi cách trốn học để đi chơi điện tử, bỏ bê việc học mà xa vào con đường tệ nạn. Và để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về vấn đề trên.

Lười biếng trong học tập là không chăm chỉ, cần cù, không chịu suy nghĩ trong học tập. Luôn nghĩ nó khó đối với mình hay quá dễ nên không cần làm.

Hiện nay, lười học là một hiện tượng khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc không có hứng thú và động lực trong học tập; không tập trung nghe giảng khi ở trên lớp, xem thường việc học. Còn ở nhà thì không siêng năng làm bài tập, không chịu khó soạn bài trước khi đến trường dẫn đến không hiểu bài và chán nản.

Từ những hành động trên đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Trước hết, việc lười biếng trong học tập lâu dần sẽ tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn và khó thể bồi đắp lại được. Chẳng hạn như ở bậc Tiểu học, ta được học bảng cửu chương nhưng lại không tập trung nghe giảng và chịu khó học thuộc mà khi lên bậc Trung học ta sẽ phải làm những bài toán cần áp dụng đến bảng cửu chương rất thường xuyên nên không biết làm bài từ đó dẫn đến việc không được điểm tốt và điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần học tập của chúng ta, cảm giác chán nản tột cùng sẽ vây quanh lấy bạn. Từ đó, ta sẽ thấy việc học trở nên rất khó khăn, cảm thấy lười và nhàm chán khi nhắc đến việc học vô cùng.

Nếu bây giờ không siêng năng trong học tập, sau này chắc chắn ta sẽ không có được một tương lai tốt đẹp và không giúp ích được cho đất nước. Điều đó tức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội vì không có tri thức. Tệ hơn là sẽ có những trường hợp vì thiếu hiểu biết và tri thức nên tự biến mình trở thành những kẻ “cặn bã” của xã hội. Lười biếng trong học tập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến với tâm lí của học sinh. Nó sẽ hình thành ở học sinh những thói quen không tốt như: gian lận trong thi cử, các kì kiểm tra, trốn học đi chơi, giao du với các người bạn xấu, lừa dối cha mẹ, thầy cô…. Và rồi lâu dần sẽ tạo cho các bạn học nảy sinh tính cách dối trá, thiếu trung thực vì đối phó với cha mẹ, thầy cô.

Hơn nữa, không chăm lo học hành sẽ khiến cho các bạn không biết cách xử sự, nói chuyện hỗn hào với người lớn, làm cho ta trở thành một con người xấu, luôn bị mọi người chê trách và xa lánh.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc lười học là do chính bản thân học sinh không xác định được tương lai, ước mơ của mình nên không thể đặt ra được mục tiêu để cố gắng, phấn đấu trong học tập. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là do bị lôi kéo, bị dụ dỗ trốn học và tìm đến các quán Nét, bị dụ dỗ sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, ma túy….mà xa rời việc học. Nếu các bạn không chiến thắng được những cám dỗ ấy sẽ rất dễ sa vào nghiện ngập không thể chú tâm vào việc học và dần dần bỏ bê việc học luôn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc học sinh ngày càng lười biếng trong học tập cũng là nằm ở chính các bậc phụ huynh học sinh. Các bậc làm cha, làm mẹ đã quá nuông chiều con em mình. Họ trang bị đủ các thiết bị điện tử cho con mà không quản lí chặt chẽ nên các bạn học sinh cứ mặc sức chơi game, lướt facebook, chát chít với bạn bè. Ngoài ra, chính việc phụ huynh tạo một áp lực rất lớn đối với con cái về thành tích khiến cho các bạn cảm thấy nặng nề, căng thẳng , không tìm được niềm vui trong học tập. Từ đó, các bạn học sinh tự coi việc học là gánh nặng, là “món hàng” phải trả cho cha mẹ, thầy cô mà thôi chứ không hề có động cơ học tập vì tương lai của bản thân.

Không chỉ vậy, nhà trường cũng là một trong những lí do khiến cho học sinh cảm thấy lười và mất đi ý chí trong học tập. Chương trình giảng dạy quá nặng và phương pháp giáo dục quá nhàm chán gây áp lực lớn với học sinh. Mỗi ngày, học sinh luôn phải đối mặt với khối lượng bài học và bài tập quá lớn, quá sức đối với học sinh mà giáo viên giao về nhà. Chính việc đó làm cho học sinh cảm thấy áp lực mất đi tinh thần khi ngồi vào bàn học.

Nhưng không sao, hiện tượng này vẫn có thể được khắc phục và việc này có thành công hay không phụ thuộc cả vào các bạn học sinh. Các bạn hãy xác định mục tiêu và ước mơ của mình để có thêm ý chí và tinh thần trong học tập. Phải luôn tỉnh táo để không bị dụ dỗ, biết chọn bạn mà chơi, tránh giao du với những bạn xấu vì như thế ta sẽ rất dễ bị lôi kéo. Hãy tránh xa các trò chơi, hay hạn chế lướt facebook để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đề học tập của chúng ta. Còn gia đình nhất là cha mẹ cũng cần quan tâm hơn đến con em của mình, biết động viên và giúp đỡ con để vượt qua thất bại nhưng không đồng nghĩa với việc nuông chiều con mình quá độ.

Gia đình, nhà trường và xã hội cũng không nên đặt áp lực rằng phải đạt danh hiệu này, danh hiệu kia lên con em của mình mà hãy tạo cho con một cảm giác thoải mái trong học tập. Còn về nhà trường thì cần phải tạo ra nhiều hoạt động ngoại khóa, những câu lạc bộ để cho học sinh cảm thấy có hứng thú hơn với việc học. Những hoạt động ấy vừa là để có sân chơi giải trí vừa giúp học sinh học tập thêm những kiến thức bổ ích thiết thực khác. Giáo viên cũng nên cho lượng bài tập hợp lí và không quá sức, tránh tạo cảm giác áp lực, bất lực cho học sinh, làm mất đi ý chí học tập của học sinh một cách trầm trọng.

Bên cạnh những học sinh lười học cũng còn rất nhiều học sinh có ý thức học tập cao. Các bạn ấy đã xác định được ước mơ và tương lai của mình từ khi còn rất nhỏ tuổi nên họ luôn có chí hướng phấn đấu trong học tập. Chính vì điều đó, khi lớn lên các bạn ấy có công việc làm ổn định, được mọi người kính trọng, yêu mến. Và chắc chắn họ sẽ góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Việc chăm chỉ học hành cũng là cách để chúng ta không làm phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã hết mình dạy dỗ, chăm nom. Thế nên ta cần học tập theo tấm gương của các bạn ấy. Ngược lại chúng ta cũng cần phải phê phán các bạn học sinh lười học, không có cố gắng phấn đấu. Không biết nghĩ đến công lao dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ mà học tập chăm chỉ để đền đáp. Bởi nếu lười học thì khi lớn lên họ sẽ không có một tương lai tươi sáng, bị xã hội thờ ơ.

Như vậy, đối với một số học sinh lười học, các bạn nên biết rằng, hành động ấy là không tốt và nên khắc phục sớm, tránh bị lún sâu vào những thói quen, việc làm xấu. Thế nên các bạn cần phải học bạn bè của mình về những thói quen học tập tốt của các bạn ấy. Cố gắng tìm ra được động cơ học tập của mình và quan trọng nhất vẫn là phải tạo cho mình hứng thú khi học tập.

“Ở đâu có ý chí, ở đó có thành công”. Và “trên con đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng”. Mỗi học sinh chúng ta không nên lười biếng trong học tập mà hãy luôn cố gắng phấn đấu để tiến đến thành công bằng sức mạnh của tri thức. Hãy phấn đấu cố gắng chăm chỉ, học tập để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh mẫu 1

Học tập là vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là nhiều bạn học sinh còn lơ là trong việc học, thậm chí là lười học. Lười học là hiện tượng các bạn học sinh không có tinh thần học tập, không chịu khó học để hoàn thiện bản thân mà mải mê chạy theo những thú vui khiến cho mình ngày càng sa sút, tạo ra những lỗ hổng kiến thức lớn. Việc lười học để lại nhiều hiệu quả nghiêm trọng đối với con người, chính vì thế mỗi người học sinh cần sớm giác ngộ và nỗ lực nhiều hơn trong học tập để trở thành một người công dân tốt. Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là các em học sinh lười học, mải chơi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông, mạng xã hội như hiện nay, tỉ lệ các em học sinh sử dụng điện thoại cũng tăng, kéo theo đó là sự cám dỗ, ham mê những trò chơi điện tử, bỏ bê việc học lên ngôi. Tệ hơn, có nhiều trường hợp các em học sinh còn bỏ học, trốn học để làm việc riêng,… Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên chúng ta phải kể đến chính là do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục đích phấn đấu, không có ước mơ,…. Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản cũng là nguyên nhân khiến cho các em học sinh lười học. Nguyên nhân nữa phải kể đến là do thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,… Hậu quả của việc lười học để lại vô cùng nghiêm trọng. Trước hết nó tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức cho các em học sinh. Những lỗ hổng này sẽ khiến các em dần mất gốc kiến thức, sau làm việc gì cũng khó. Lười học cũng sinh ra nhiều tính xấu, tệ nạn ảnh hưởng đến xã hội. Để khắc phục tình trạng này, trước hết cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ. Gia đình quan tâm chăm sóc con em nhiều hơn và nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Mỗi người hiểu rõ hơn về tác hại của lười học một chút, cố gắng hơn một chút thì xã hội cũng sẽ tốt đẹp hơn, thế hệ học sinh cũng sẽ phát triển văn minh hơn.

 

Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh mẫu 2

Học sinh là tương lai của đất nước, chính vì thế việc học tập của chúng ta có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm hiện nay nhận được sự quan tâm của toàn dư luận chính là hiện tượng lười học của học sinh. Lười học là tình trạng học sinh không có tinh thần học tập, chán nản trong học tập, chỉ mơ màng đến những thứ viển vông khác khi đến trường và không tập trung vào việc học của mình, thậm chí là khi về nhà không chịu học bài được giao để hiểu bài hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay đầu tiên phải kể đến là do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,… Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái hoặc quá đặt nặng thành tích của con em mình. Ngoài ra, nhà trường, các thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,… Một nguyên nhân nữa ta phải kể đến chính là việc các bạn học sinh hiện nay hòa nhịp rất nhanh với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa rộng khắp và thế giới ảo, dễ tiếp thu những thông tin sai lệch, chưa chính xác. Chính vì thế dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều và thành tích học tập của các bạn ngày càng giảm; có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến,… Để dần khắc phục tình trạng này, đầu tiên, mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ. Ngoài ra, gia đình cần quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn nhất là trong việc học tập. Bên cạnh đó, nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Mỗi người nỗ lực một chút vì thế hệ học sinh tương lai để giúp cho đất nước phát triển phồn thịnh hơn, văn minh hơn chính là đang tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh mẫu 3

Học sinh là tương lai của đất nước. Vấn đề học tập của các bạn học sinh luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh. Có nhiều bạn học sinh chỉ mải chơi không tập trung vào việc học, trên lớp thì nói chuyện riêng không nghe giảng, về nhà lại đi chơi bỏ mặc bài tập cũng như việc học của mình. Hằng ngày có nhiều bạn ra lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị. Một phần nguyên nhân của hiện tượng lười học này là do các bạn đang trong độ tuổi hiếu kì, ham chơi, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên dẫn đến việc bỏ bê học tập, chạy theo những thú vui của bản thân mình. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do gia đình chưa quan tâm thực sự đối với con bạn mình, chưa đốc thúc con bạn học hành đến nơi đến chốn. Nhà trường cũng chưa có biện pháp triệt để cũng như thú vị để kích thích tinh thần học tập của các bạn. Hậu quả của việc lười học đầu tiên phải kể đến là các bạn học sinh bị hổng kiến thức, không đáp ứng được khối lượng kiến thức trong chương trình học. Việc lười học mải chơi còn gây ra những hệ quả xấu ảnh hưởng đến tư duy cũng như sự phát triển toàn diện, cách làm người của các bạn. Là một người học sinh, chúng ta cần đề cao ý thức tự giác trong việc học, cố gắng rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của trường lớp để rèn luyện những kĩ năng mềm cho bản thân; sống chan hòa, yêu thương với những người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp. Việc lười học để lại nhiều hậu quả to lớn khôn lường với các em học sinh, chính vì thế, chúng ta hãy sớm nhận ra và cố gắng, nỗ lực từng ngày để bản thân tốt hơn.

 

Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh mẫu 4

Mỗi chúng ta ai cũng phải học, phải cố gắng rèn luyện bản thân thì mới thành người, mới cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn học sinh không hiểu được tầm quan trọng của việc này và lười học. Lười học là tình trạng các em học sinh không chịu khó học bài, nghe giảng hoặc nếu học thì cũng chỉ học qua loa để đối phó với thầy cô mà không chủ động tích lũy kiến thức. Thực tế có rất nhiều bạn học sinh ở trên lớp không chịu khó học tập, nghe giảng mà chỉ làm việc riêng, nói chuyện, cười đùa, lơ đãng. Lại có nhiều bạn chép câu trả lời từ trong sách giải, từ bạn bè để đối phó với thầy cô mà không suy nghĩ giải bài tập. Những hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra nó để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với người học sinh. Đầu tiên nó rèn cho chúng ta thói quen lười tư duy, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Tiếp đến nó khiến chúng ta trở nên lười biếng, thụ động trong chính công việc, trách nhiệm với bản thân mình. Không những thế nó còn khiến cho chúng ta có lỗ hổng kiến thức, không khai phá được điểm mạnh của bản thân và không phát triển được con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người học sinh cần có nhận thức đúng đắn về tác hại của việc lười học; bên cạnh đó rèn luyện thói quen học tập tích cực cho bản thân từng ngày. Ngoài học trong sách vở, chúng ta cần học thêm điều hay lẽ phải ở những người xung quanh cũng như ở bạn bè. Mỗi người cố gắng học tập tốt hơn một chút, trau dồi bản thân hơn một chút chúng ta sẽ trở nên tốt hon, cống hiến được nhiều điều có ích cho quê hương, đất nước và xã hội.