Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

Nếu bạn vừa mới sinh con, có lẽ tâm trí bạn đang tràn ngập vô số câu hỏi về cuộc sống làm mẹ mới của bạn, từ cách biết liệu con bạn có bú đủ sữa hay không cho đến khi nào bạn sẽ được ngủ đủ giấc như trước.

Một trong những câu hỏi đứng đầu danh sách đối với hầu hết các bà mẹ đang cho con bú là “liệu có khả năng mang thai khi đang cho con bú hay không?”. Bạn có thể đã nghe một vài người nói cho con bú là một hình thức tránh thai và mặc dù điều đó không hoàn toàn sai sự thật, nhưng nó cũng không phải là toàn bộ câu chuyện.

1. Bạn có thể mang thai khi đang cho con bú không, kể cả chưa có kinh trở lại?

Câu trả lời đơn giản là có. Mặc dù việc cho con bú có tác dụng bảo vệ khỏi quá trình rụng trứng. Đóng vai trò quan trọng ở đây là hormone oxytocin, chịu trách nhiệm sản xuất sữa. Oxytocin thực sự ức chế não tạo ra hormone chính kích thích buồng trứng phát triển một quả trứng mỗi tháng và cuối cùng sẽ rụng trứng với mục tiêu gặp tinh trùng. Khi một người mẹ cho con bú hoàn toàn, liên tục, ít có khả năng sẽ rụng trứng, nhưng không hoàn toàn không có khả năng mang thai khi cho con bú.

Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

Có thể mang thai khi đang cho con bú không?

Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không rụng trứng hoặc thụ thai trong suốt quá trình đó. Tác dụng “bảo vệ” của việc cho con bú càng ngày càng kém hiệu quả kể từ khi bạn sinh con. Thực tế, sự rụng trứng luôn đến trước kinh nguyệt hàng tháng. Nên dù chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh thì không có nghĩa là chưa có rụng trứng trước đó. Nói cách khác, nếu bạn đợi đến khi có kinh mới bắt đầu sử dụng các hình thức ngừa thai khác, thì khả năng mang thai khi đang cho con bú vẫn có thể xuất hiện.

Hotline tư vấn về khả năng mang thai khi đang cho con bú:  1900 638 367

2. Tại sao mọi người nghĩ về việc cho con bú sữa mẹ là biện pháp tránh thai?

Cho con bú hoàn toàn, bao gồm cho con bú ít nhất bốn giờ một lần vào ban ngày và ít nhất sáu giờ một lần vào ban đêm, trong sáu tháng đầu sau sinh và trước khi có kinh trở lại được gọi là phương pháp ngừa thai vô kinh cho con bú (LAM). Nó được coi là một hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả miễn là đáp ứng tất cả các tiêu chí.

Xem thêm:  Khám phụ khoa định kỳ bao lâu?

Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

Có thể mang thai khi đang cho con bú được không?

Việc cho con bú sữa mẹ không đáp ứng đủ những tiêu chí trên, đặc biệt là khi người mẹ đang bổ sung sữa công thức, thức ăn dặm cho con, không cho con bú trực tiếp, mặc dù kinh nguyệt vẫn chưa trở lại thì việc cho con bú không còn tác dụng, vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú.

Vì lý do này, nếu bạn không muốn mang thai lần nữa, bạn nên tham vấn bác sĩ về việc bắt đầu một hình thức tránh thai khác ngay sau khi sinh ngay cả khi bạn đang cho con bú. Một số hình thức tránh thai không ảnh hưởng đến việc cho con bú, bao gồm thuốc tránh thai chỉ chứa progestin và vòng tránh thai.

Gọi đến tổng đài 1900638367 hoặc tải ứng dụng ISOFHCARE để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội.

Hotline:  1900 638 367

3. Việc cho con bú có thể gây trở ngại cho việc mang thai của bạn không nếu bạn có thai?

Việc tiếp tục cho con bú sau khi mang thai thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị co thắt bụng dưới do giải phóng một lượng nhỏ oxytocin trong quá trình cho con bú. Điều đáng lo ngại là, trong một số trường hợp hiếm hoi, điều này có thể  gây chuyển dạ sinh non. Mặc dù điều này khó xảy ra, nhưng nếu bạn đang mang thai và cho con bú, bạn nên nói với bác sĩ sản phụ khoa của bạn nếu bạn bắt đầu có các cơn co thắt thường xuyên hơn và / hoặc ngày càng đau để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

Việc cho con bú cũng có thể gây ra một số trở ngại cho việc mang thai, chính vì thế các sản phụ và gia đình cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé được phát triển ổn định toàn diện. Bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp tránh thai cho phụ nữ đang cho con bú.

Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

Các chú ý nếu mang thai khi đang cho con bú

Cân nhắc quan trọng nhất trong thời gian mang thai khi đang cho con bú là nạp đủ calo để hỗ trợ nuôi cả hai em bé cùng một lúc. Hãy lắng nghe nhu cầu cơ thể bạn và ăn thức ăn lành mạnh.

Tóm lại, nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc được nêu trong phương pháp LAM - cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, liên tục trước khi có kinh trở lại thì bạn có ít hơn 5% cơ hội mang thai. Nhưng với thời buổi hiện nay, phụ nữ hiện đại giỏi việc nước đảm việc nhà khó mà đáp ứng đủ quy tắc của LAM nên cách an toàn nhất là sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng ngay cả khi đang cho con bú. Trường hợp bạn muốn mang thai lần nữa thì nên đợi đủ một năm và lý tưởng nhất là 18 tháng để có thai lại. Vì mang thai sớm hơn, đặc biệt là trong vòng sáu tháng đầu tiên sau khi sinh em bé trước đó, mang thai khi đang cho con bú có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong lần mang thai tới.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Liên hệ ngay hotline với ISOFHCARE để được tư vấn về khả năng mang thai khi đang cho con bú:  1900 638 367

ISOFHCARE là đơn vị giúp kết nối hệ thống bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa lớn nhất trên cả nước đến với người bệnh và gia đình. Với đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/7 đặt lịch khám tư vấn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho mọi người. Mục đích mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất, được chăm sóc tận tình trước trong và sau khi khám, ISOFHCARE luôn đặt chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh lên hàng đầu. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ đặt khám sản phụ khoa tốt nhất: Hotline:

Tham vấn y khoa:

Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

BS.Dương Thị Hạnh

Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên khoa Phụ khoa

Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì
Tháng đầu của phụ nữ sau khi sinh gọi là ở gì

Cơ thể bạn đã thay đổi rất nhiều trong những tháng mang thai. Vậy cơ thể thay đổi sau khi sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nếu lần đầu sinh con, sản phụ thường có nhiều thắc mắc về sự thay đổi của cơ thể mình. Vì sao mình đau vùng bụng, đau vùng chậu? Nước tiểu chảy không kiểm soát. Mong mình giảm được bao nhiêu ký sau sinh, vì lúc mang thai đã lên quá nhiều ký. Để trả lời cho tất cả những thắc mắc về sự thay đổi của cơ thể sau sinh, bạn hãy xem bài viết sau đây của Hello Bacsi.

Tử cung

Trong giờ phút sau khi em bé vừa chào đời, những cơn co thắt khiến dạ con của bạn co lại. Các dây chằng cũng co lại tương tự như sự co bóp trong quá trình sinh nở. Những cơn co thắt này khiến nhau thai bong ra khỏi thành tử cung.

Sau khi bánh nhau thai được lấy ra, tử cung tiếp tục co lại, đồng thời các mạch máu hở (nơi bánh nhau bám vào khi nhau thai còn trong bụng mẹ) đóng lại. Khi tử cung tiếp tục co lại, bạn có thể cảm thấy đau quặn bụng giống như bị chuột rút.

Khoảng 1 – 2 ngày sau khi sinh con, bạn cảm thấy đau tại đỉnh tử cung (ở dưới rốn 1 đến 2 lóng tay). Sau khoảng một tuần, tử cung chỉ còn nặng khoảng 0,5 kg, bằng một nửa trọng lượng của nó ngay sau khi sinh. Hai tuần tiếp theo, tử cung giảm xuống còn khoảng 300g và co lại nằm ẩn hoàn toàn bên trong khung chậu. Sau 4 tuần, dạ con gần như trở về nguyên dạng giống như trước khi mang thai, nặng khoảng 100g hoặc nhẹ hơn. Quá trình này được gọi là co hồi tử cung.

Cân nặng sẽ giảm bao nhiêu sau khi sinh?

Bạn sẽ giảm khoảng 6kg, trong đó 3 – 4kg là trọng lượng của bé, nhau thai khoảng 0,5kg, khoảng 1 – 2 kg máu và nước ối mất đi trong quá trình sinh. Bạn không thể trở về số cân nặng trước khi mang thai ngay lập tức.

Tuy nhiên, cân nặng của bạn vẫn sẽ tiếp tục giảm sau khi sinh vì cơ thể sẽ tự động loại bỏ lượng nước phụ trội trữ trong các tế bào. Vì vậy, trong những ngày đầu sau khi sinh, cơ thể bạn sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường – có thể gần 3 lít/ngày. Bạn cũng sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong những ngày này. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, bạn sẽ thường giảm được từ 2 – 3 kg trọng lượng từ lượng chất lỏng thừa được thải ra (tùy thuộc vào lượng chất lỏng mà bạn tích trữ trong thời gian mang thai).

Tại sao bụng bạn vẫn như lúc đang mang thai?

Dù tử cung đã co lại với kích thước bình thường nhưng bạn vẫn thấy mình trông giống như đang mang thai. Điều này thường kéo dài khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Đó là vì cơ bụng căng ra trong thời kỳ mang thai và phải mất một thời gian để cơ bụng của bạn trở lại hình dạng ban đầu. Để lấy lại vóc dáng, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Nhiều người có vòng hai vẫn lớn như đang mang thai mãi nếu không tập luyện.

Việc tiểu tiện bị ảnh hưởng như thế nào?

Quá trình chuyển dạ và sinh nở tác động xấu đến bàng quang gây sưng tạm thời và giảm độ nhạy. Trong những ngày đầu sau sinh, bạn có thể không cảm thấy cảm giác buồn tiểu, đặc biệt nếu bạn vừa trải qua cuộc vượt cạn kéo dài với kẹp và các thiết bị can thiệp ngả âm đạo hoặc được gây tê ngoài màng cứng. Tình trạng này cũng phổ biến nếu bạn có vấn đề về tiểu tiện trong lúc sinh và phải đặt ống thông nước tiểu.

Sau khi sinh, thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Do đó, bàng quang sẽ được làm đầy nhanh chóng và liên tục. Bạn cần phải đi tiểu thường xuyên dù không cảm thấy buồn tiểu nếu không muốn rơi vào tình huống són tiểu khó xử. Không những thế, bàng quang quá căng có thể gây ra các vấn đề về niệu đạo và cũng khiến tử cung co bóp một cách khó khăn, dẫn đến đau bụng sau sinh và chảy máu âm đạo.

Nếu bạn không thể đi tiểu trong vòng vài giờ sau sinh, nhân viên y tế sẽ dùng một ống thông nước tiểu đặt vào để giúp nước tiểu thoát ra. Nếu sinh mổ, bạn sẽ được đặt ống thông tiểu trong ca mổ và duy trì một thời gian ngắn sau khi sinh. Hãy cho y tá biết nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề tiểu tiện hoặc chỉ đi tiểu được chút ít. Nếu bàng quang quá căng, nó cũng cản trở việc đi tiểu.

Khi nào âm đạo và tầng sinh môn sẽ trở lại bình thường?

Nếu bạn sinh thường, âm đạo của bạn sẽ hơi rộng hơn so với trước đây. Ngay sau khi sinh xong, âm đạo vẫn còn bị giãn rộng, thậm chí có thể sưng và thâm tím. Trong vài ngày tới, sự sưng nề sẽ giảm đi và âm đạo bắt đầu lấy lại sự săn chắc của mình. Hãy cố gắng tập một vài bài tập sàn chậu như Kegel thường xuyên để âm đạo co lại như cũ.

Nếu bạn bị rách nhẹ ở tầng sinh môn trong quá trình sinh, bạn không cần phải khâu, nó sẽ nhanh chóng lành lại và gây khó chịu đôi chút. Nếu bị rạch tầng sinh môn hoặc có vết cắt lớn, tầng sinh môn của bạn sẽ cần thời gian để lành. Vì vậy, hãy đợi đến khi bác sĩ kiểm tra hậu sản của bạn cho phép thì mới có thể quan hệ tình dục trở lại. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu ở vùng kín, hãy đợi thêm đến khi bạn thực sự sẵn sàng để làm “chuyện ấy”. Trong thời gian chờ đợi, hãy dành thời gian để tìm hiểu các biện pháp ngừa thai dành cho các bà mẹ sau sinh.

Khi bắt đầu quan hệ tình dục lại, bạn có thể thấy dịch âm đạo của mình ít hơn so với trước đây, do nồng độ estrogen giảm sút. Điều này còn được thể hiện rõ rệt hơn khi bạn cho con bú do việc cho bú có xu hướng làm giảm nồng độ estrogen. Lúc này, giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng chất bôi trơn nhân tạo, hãy chọn sản phẩm bôi trơn gốc nước, nhất là khi bạn dùng biện pháp tránh thai dạng che chắn như bao cao su. Chất bôi trơn gốc dầu có thể làm suy yếu cấu trúc của bao cao su, gây rách hoặc làm hư hại bao.

Sản dịch

Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn sẽ có một lưu lượng máu chảy ra từ âm đạo trong 1 – 2 tháng sau sinh, đây gọi là sản dịch. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và nhau thai bong ra từ niêm mạc tử cung. Trong những ngày đầu, sản dịch thường có màu đỏ tươi, giống như có kinh, sau chuyển sang màu nâu hoặc hồng. Sau đó, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng 3 – 4 tuần tiếp theo.

Cho bé bú sữa mẹ

Những lần cho bú đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được những cơn co thắt gây đau và khó chịu. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì những cơn co thắt này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và trong khi cho con bú do hormone oxytocin kích thích tử cung gây ra. Trong ngày thứ 2 – 3 sau khi sinh, khi vú bắt đầu sản xuất sữa, bạn sẽ cảm thấy vú bị nặng, nóng và cứng. Tình trạng này được gọi là vú bị căng sữa và thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ.

Cho bé bú sữa mẹ là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này. Bên cạnh đó, cho bé bú sớm cũng giúp ngăn ngừa tình trạng tắc sữa. Nếu bạn vẫn không thuyên giảm sau vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Trường hợp không cho bé bú mẹ vì bệnh nặng

Dù bạn có cho bé bú mẹ hay không thì sữa vẫn sản xuất trong khoảng vài ngày sau sinh. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu và cơn đau đỉnh điểm thường vào khoảng 3 – 5 ngày sau sinh. Bạn phải mất vài tuần để sữa ngưng sản xuất hoàn toàn.

Để giảm bớt khó chịu, bạn hãy chọn những loại áo ngực thoải mái, được thiết kế dành cho phụ nữ sau sinh, chườm đá lên ngực để giảm sưng và ức chế việc sản xuất sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu, hãy vắt sữa. Tuy nhiên, đừng thực hiện điều này quá nhiều lần vì sẽ là một dấu hiệu để cơ thể tiếp tục sản xuất sữa.

Rụng tóc

Nhiều phụ nữ có thể bị rụng tóc sau khi sinh. Đừng quá lo lắng, điều này là hoàn toàn bình thường và hầu như các bà mẹ đều gặp phải tình trạng trạng này. Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao khiến tóc trở nên bóng mượt, nhưng sau khi sinh xong, nồng độ estrogen giảm dẫn đến rụng tóc. Trong vòng một năm, vấn đề về tóc sẽ cải thiện.

Sự thay đổi của da

Sự thay đổi về hormone, căng thẳng và mệt mỏi đều là nguyên nhân khiến làn da của bạn gặp vấn đề sau khi sinh. Phụ nữ có làn da căng mịn khi mang thai thông thường sẽ bị nổi mụn trứng cá sau khi sinh. Ngược lại, nếu khi mang thai bạn đã bị nổi mụn trứng cá thì sau khi sinh xong, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Nếu bị nám da hoặc có một đường ở bụng thì sau sinh, chúng sẽ bắt đầu mờ dần và hoàn toàn biến mất với điều kiện bạn chăm sóc cẩn thận, không tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Những vết rạn da cũng bắt đầu mờ dần, dù chúng không biến mất hoàn toàn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.