Thế giới chiếm bao nhiêu phần trăm là nước?

Tuy nhiên, trong tổng lượng nước trên thế giới (bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất), chỉ có 3% là nước ngọt mà con người có thể sử dụng được (Rinkesh, 2016). Khoảng 2/3 lượng nước ngọt trên trái đất tồn tại dưới dạng những khối băng lớn và không thể sử dụng. Ước tính có 1,1 tỷ người trên thế giới thiếu tiếp cận với nguồn nước ngọt và 2,7 tỷ người bị thiếu nước ít nhất 1 tháng trong 1 năm (WWF). WWF ủng hộ mạnh mẽ việc các hệ sinh thái nước ngọt – bao gồm sông, hồ, đất ngập nước và các mạch nước ngầm – được quản lý bền vững và sử dụng hợp lý để đáp ứng cả mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và nhu cầu phát triển của con người.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân. Nhờ nước, nơi đây đã trở thành khu vực sản xuất nông sản và thủy sản năng suất cao. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những vấn đề dai dẳng về nguồn nước như lũ lụt, xâm nhập mặn, đất phèn hóa, ô nhiễm nguồn nước và hạn hán. Những vấn đề này đe dọa đến nền sản xuất nông nghiệp của khu vực, sinh kế của người dân và làm gia tăng hiểm hoạ đối với các loài động vật và sinh cảnh, được dự báo sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu và sự phát triển tại thượng nguồn. Mục tiêu của WWF là đảm bảo nguồn nước và chất lượng nước của hệ thống sông Cửu Long tại  khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được duy trì hoặc phục hồi thông qua:

  • Cải thiện quản trị tài nguyên nước tại các hệ thống sông Cửu Long thông qua củng cố các chính sách, luật pháp và mô hình quản trị;
  • Đảm bảo áp dụng các phương pháp quản lý tài nguyên nước/sông và vận động các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực mục tiêu (như dệt may, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản, vân vân…) tham gia xử lý các rủi ro về nguồn nước và cùng phát triển các bộ tiêu chuẩn về kinh doanh/sản xuất;
  • Giảm lượng xả thải ra hệ thống kênh rạch và sông ngòi thông qua (i) thúc đẩy và thí điểm phân loại rác tại các hộ gia đình (ii) thúc đẩy các phương pháp sản xuất (và khai thác) sạch hơn đối với các mặt hàng/ ngành nghề (nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, đánh bắt cá, khai thác cát, v.v.).

© WWF-Viet Nam / Dao Quoc Binh

Các khu bảo tồn là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp bảo tồn các loài động vật và sinh cảnh tự nhiên; đồng thời đóng góp cho sinh kế và phúc lợi của cộng đồng địa phương. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, WWF làm việc chặt chẽ với các khu bảo tồn đất ngập nước để duy trì hoặc phục hồi sinh cảnh vùng nước ngọt và bảo vệ các loài bị đe doạ nghiêm trọng như Sếu đầu đỏ, thông qua:

  • Nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật và kiểm lâm về quản lý thủy văn và sinh thái của đất ngập nước;
  • Củng cố việc thực thi pháp luật và các quy định về quản lý đất ngập nước;
  • Phục hồi sinh cảnh quan trọng cho các loài đang bị đe doạ nghiêm trọng (như Công đất, Sếu đầu đỏ, chim Giang Sen, Điên điển phương Đông, Rái cá, vân vân…);
  • Đề cử thêm các khu Ramsar, khu dự trữ sinh quyển, và Vườn Di sản ASEAN mới ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;
  • Hỗ trợ các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng ở trong và xung quanh các khu bảo tồn cũng như giúp họ tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất ngập nước.

© Martin Harvey / WWF

Hãy hành động!

Bạn có thể làm gì?

Thế giới chiếm bao nhiêu phần trăm là nước?

Xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên

Về chúng tôi

  • Tầm nhìn
  • Cơ chế Giải quyết Khiếu nại

Hoạt động

  • Rừng
  • Đại dương
  • Nước ngọt
  • Động vật Hoang dã
  • Khí hậu và Năng lượng
  • Thực phẩm
  • Tài chính Bền vững
  • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người

Tin tức

  • Cập nhật mới nhất
  • Câu chuyện của chúng tôi
  • Ấn phẩm
  • Đăng ký nhận bản tin

Tham gia

  • Đối tác
  • Tình nguyện viên
  • Việc làm
  • Panda Labs

© 2020 WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên© 1986 Biểu tượng Panda năm 1986 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF (Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới)

Hồi bé, mình được dạy hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, rất nhiều người trong chúng ta cho rằng nước gần như là một tài nguyên vô hạn, xài hoài không hết. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tổng lượng nước trên trái đất này là bao nhiêu hay không? Nhìn vào hình bên trên, chúng ta sẽ thấy nếu nhét nước vào một khối cầu thì nó chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ so với tổng thể tích của trái đất. Bạn không nhìn lầm đâu, nó chỉ có từng đó mà thôi, đó là đã bao gồm băng, hơi nước, nước biển, nước trong người bạn... nữa rồi đó!



Một số sự thật về nước trên trái đất:
  • Nếu gom toàn bộ nước trên trái đất lại, bất kể dạng gì (hơi nước, băng, nước trong cơ thể...) thành một khối cầu thì khối cầu này sẽ có đường kính 1385km, tức là ngắn hơn khoảng 300km so với khoảng cách từ TPHCM tới Hà Nội (Wikipedia). Tổng khối lượng nước này là 1386 triệu km3.
  • Mỗi ngày có khoảng 1170km3 nước bốc hơi lên bầu khí quyển
  • Có khoảng 12900 km3 nước luôn luôn tồn tại dưới dạng hơi nước trên bầu khí quyển của chúng ta. Nếu toàn bộ lượng nước này rơi xuống thì bề mặt trái đất sẽ bị ngập khoảng 1" (2,5cm).
  • Nếu đem toàn bộ nước trên trái đất đổ vào Mỹ thì quốc gia này sẽ ngập khoảng 145km.
  • 68% lượng nước sạch đang nằm trong băng và sông băng.
  • Nước từ sông là nguồn nước sạch loài người sử dụng nhiều nhất nhưng nó chỉ chiếm thể tích 1250km3, tức 1/1000000 tổng lượng nước.
  • Nước mặn chiếm 96,54% tổng nước trên trái đất.
Sau khi đọc xong bài này, mời bạn coi The Big Picture Ngày của nước

Bản đồ phân bổ nước trên trái đất:


Nguồn: USGS​

Nước chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích?

Nước chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất trong đó đại dương chiếm khoảng 96,5%. Nước cũng tồn tại trong không khí dưới dạng hơi, trên sông, hồ và trong những tảng băng và sông băng. Dưới lòng đất, nước tồn tại trong các mạch ngầm và độ ẩm của đất. Ảnh: CNN.

Nước trên Trái Đất chiếm tỉ lệ như thế nào?

Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển.

Bao nhiêu phần trăm nước uống được?

TDS cho nước uống phải dưới 300mg/lít và giới hạn tối đa được coi là an toàn là 500mg/lít - đây là mức lý tưởng cho nguồn nước giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe.