Thị trường hỗn hợp là gì

Rõ ràng là có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau đối với hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế hỗn hợp, chẳng hạn như sự cân bằng trên thị trường và sự can thiệp của chính phủ. Những ưu và nhược điểm này là kết quả của việc có một nền kinh tế bao gồm các cơ sở thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Như tên của nó, một nền kinh tế hỗn hợp có sức hấp dẫn của nó là sự pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Ở đâu để vạch ra ranh giới giữa cung và cầu mở, kinh doanh do chính phủ quản lý và phục vụ lợi ích công cộng một cách tốt nhất đôi khi là một vấn đề tranh luận. Trong một nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có một phần trong việc giải quyết các vấn đề của thương mại tư nhân để thực thi đạo đức kinh doanh. Một số người cảm thấy rằng bất kỳ ảnh hưởng nào của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh đều là xâm phạm, trong khi những người khác lại coi đó là hướng dẫn cần thiết trên thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, một số ngành được tự do định giá và lợi nhuận ròng không giới hạn trong khi những ngành khác tuân thủ các quy định của chính phủ.

Trong nền kinh tế hỗn hợp, luôn có khả năng tự kinh doanh và rất ít ngăn cản một người theo mô hình kinh doanh thành công. Nền kinh tế hỗn hợp cũng đặt ra những giới hạn về mức độ phát triển thành công của một doanh nghiệp trong một ngành để giữ cho thương mại diễn ra trôi chảy. Những giới hạn này thường được đặt ra thông qua chính sách của cơ quan chính phủ.

Thị trường hỗn hợp là gì

Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hỗn hợp.

Nếu nền kinh tế thị trường dựa trên sức mạnh của cung và cầu với sự

can thiệp của chính phủ ít hoặc không có. Thì trong nền kinh tế hỗn hợp

lại được kiểm soát một phần bởi chính phủ và một phần dựa trên các lực

lượng cung và cầu. Nói chung, một hệ thống kinh tế hỗn hợp liên quan

đến khu vực công( nhà nước) và khu vực tư nhân.

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể tự

do quyết định mua những gì và sản xuất những gì. Trong khi trong nền

kinh tế hỗn hợp, sản xuất, phân phối và các hoạt động khác bị hạn chế

bởi sự can thiệp của chính phủ ở những mức độ khác nhau.

Cơ chế xác định giá cả:

Giá cả phát sinh tự nhiên trong nền kinh tế thị trường dựa trên cung và

cầu. Sở thích tiêu dùng và sự khan hiếm nguồn lực xác định sản phẩm

nào được sản xuất và số lượng; giá cả trong nền kinh tế thị trường đóng

vai trò như là dấu hiệu cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra

quyết định.

Trong khi nền kinh tế hỗn hợp, thị trường cũng là nhân tố chủ yếu chi

phối, dẫn dắt các quyết định kinh tế của hàng triệu người sản xuất và

tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà nước cũng tham gia tích cực và có vai trò

quan trọng trong việc xử lí nhiều vấn đề kinh tế của xã hội. Vì những lí

do khác nhau, nhà nước vẫn tham gia trực tiếp vào việc sản xuất một số

mặt hàng (như quốc phòng, điện, nước sạch…) hay gián tiếp ảnh hưởng

đến việc sản xuất các hàng hoá của khu vực tư nhân (nhà nước có thể

cấm đoán việc sản xuất, buôn bán những mặt hàng như ma tuý; hạn chế

việc kinh doanh một số mặt hàng như thuốc lá, bia, rượu; khuyến khích

việc cung ứng, tiêu dùng một số mặt hàng như sách giáo khoa cho học

Kinh tế hỗn hợp

Trong thực tế, không có một mô hình kinh tế nào là hoàn toàn tự do hay tập trung. Thay vào đó, hầu hết các nền kinh tế có thể đươc coi là kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là rơi vào khoảng giữa của thang phân cực kinh tế tư bản – kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá nhân.

Như vậy, hình thức kinh tế hỗn hợp có những yếu tố của cả kinh tế thị trường và kinh tế tập trung – nhà nước sở hữu các nhân tố kinh tế quan trọng trong khi người tiêu dùng và các công ty tư nhân có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa. Ví dụ, chính phủ có thể sở hữu các công ty sản xuất ô tô. Nhưng thay vì yêu cầu các nhà quản lý phải bán mỗi chiếc xe với giá bao nhiêu, chính phủ để cung cầu thị trường quyết định giá bán của xe. Các nước được xếp vào hang các nền kinh tế hỗn hợp tiêu biểu gồm có Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Braxin, Đức và Ấn Độ.

Có một câu hỏi được đặt ra : Tại sao một quốc gia không chọn giữa kiểu hình kinh tế thị trường hoàn toàn  hoặc tập trung hoàn toàn để tối ưu hóa hoạt động kinh tế của nước đó? Câu trả lời là, mặc dù kinh tế thị trường đạt được hiệu quả đạt được hiệu quả cao nhưng hệ thống kinh tế quốc gia cũng cần kiểm soát sự hám lợi của các nhà kinhn doanh, đưa ra những chính sách cần thiết để giảm thất nghiệp, giảm nghèo, ổn định tăng trưởng và phân phối thu nhập đồng đều. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều cố gắng hoà hợp các yếu tố của cả hai hình thức kinh tế này.