Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Đau là cảm nhận của cơ thể khi bản thân bị va chạm với một tác nhân gây đau. Làm cho người bệnh giảm bớt đau đớn là một nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị. Một mặt, cảm giác đau gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể, tâm lý và khí sắc của người bệnh. Mặt khác, nếu cơn đau cấp tính không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn tới đau mạn tính, càng khó chữa trị. Trong điều trị, thuốc giảm đau được lựa chọn nhiều để làm giảm cảm giác đau cho người bệnh. Vậy, thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu? Hãy cùng Youmed tìm hiểu về thuốc giảm đau nhé!

Nội dung bài viết

  • Thuốc giảm đau là gì?
  • Thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu?
  • Cách kê đơn thuốc giảm đau như thế nào?
  • Tuân thủ dùng thuốc giảm đau như thế nào?
  • Thời gian điều trị thuốc giảm đau thông thường là bao lâu?

Thuốc giảm đau là gì?

Đau là cảm nhận của cơ thể khi bản thân bị va chạm với một tác nhân gây đau. Tác nhân đó có thể là:

  • Yếu tố kích thích gây tổn thương cơ thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
  • Trong thời gian ngắn hoặc dài.

Theo sinh lý bệnh học, đau và viêm có quan hệ mật thiết với nhau. Viêm là biểu hiện phản ứng của hệ thần kinh, là một quá trình xung huyết, giãn mạch, phù nề dẫn đến cảm giác đau. Do đó, điều trị viêm sẽ giúp làm giảm đau và ngược lại, điều trị đau sẽ góp phần giải quyết viêm.

Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu
Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Về mặt dược lý, tùy theo thành phần cấu tạo, các thuốc giảm đau ít nhiều có tính chất hạ sốt, giảm đau, chống viêm và an thần. Nói chung, các thuốc giảm đau và chống viêm là những thuốc giảm đau rất mạnh đồng thời có tác dụng gây ngủ.

Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu
Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Đau là cảm nhận của cơ thể khi bản thân bị va chạm với một tác nhân gây đau

Thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu?

Tùy từng loại thuốc, dạng bào chế mà thời gian tác dụng cũng khác nhau. Có những thuốc kéo dài trong 2  4 giờ sau khi sử dụng. Có thuốc thời gian sẽ ngắn hoặc dài hơn. Đồng thời, mỗi người có một hệ thống chuyển hóa thuốc khác nhau. Vì vậy, thời gian để thuốc có tác dụng là không đồng nhất giữa các cá thể.

Một số nhóm thuốc giảm đau có thể kể đến như sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): celecoxib, aspirin, piroxicam, ibuprofen, diclofenac
  • Thuốc giảm đau paracetamol.
  • Thuốc giảm đau, gây nghiện: morphin, fentanyl, methadon, tramadol

Cách kê đơn thuốc giảm đau như thế nào?

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban hành ngày 01/02/2008 và Thông tư số 1517/BYT-KCB ngày 06/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, thuốc giảm đau, gây nghiện; thuốc giảm đau, chống viêm không steroid ngoại trừ acid acetylsalicylic (aspirin) và paracetamol đều phải được kê đơn và bán theo đơn.

Tùy từng nhóm thuốc giảm đau mà chúng được kê đơn để điều trị những bệnh khác nhau:

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (hay NSAIDs)

Các thuốc chống viêm không steroid được dùng để làm giảm đau với cường độ nhẹ và vừa. Thuốc được bác sĩ kê đơn trong trường hợp:

  • Sốt nhẹ.
  • Bệnh lý viêm cấp và mạn tính như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên tự phát, viêm cột sống dính khớp.
  • Các trường hợp viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do rối loạn chuyển hóa (bệnh gút), bệnh thấp ngoài khớp.
  • Viêm và đau sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
  • Làm giảm đau bụng khi hành kinh.
  • Giảm đau do viêm phần phụ.
  • Hỗ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn tai  mũi  họng và răng  hàm  mặt cấp tính.
Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu
Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc được chỉ định trong điều trị một số trường hợp sau:

  • Đau: Giảm cơn đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa. Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp và có nguồn gốc không phải từ nội tạng.
  • Sốt: Giảm thân nhiệt ở người bị sốt do mọi nguyên nhân nhưng không làm hạ thân nhiệt ở người bình thường.

Thuốc thường có tác dụng giảm đau trong khoảng từ 2  4 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan.

Thuốc giảm đau, gây nghiện

Các thuốc dạng opi thường được dùng điều trị các chứng đau từ mức vừa đến mức nặng, đặc biệt đau do nguồn gốc nội tạng hoặc do chấn thương. Thuốc thuộc nhóm này đang được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình kê đơn về thời gian và số lượng do thuốc dễ gây nghiện.

Tuân thủ dùng thuốc giảm đau như thế nào?

Đối với bất kỳ thuốc nào, việc lạm dụng không lúc nào là tốt cả. Thuốc giảm đau cũng không thuộc ngoại lệ.

Nếu bạn sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, việc lờn thuốc là việc sớm hay muộn sẽ xảy ra. Đến lúc đó, nếu cơn đau tái phát, bác sĩ buộc phải tăng bậc điều trị của thuốc. Điều này đồng nghĩa với tăng chi phí điều trị cũng như tăng thêm các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Đối với các thuốc giảm đau không phải là paracetamol, bắt buộc phải có đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs thường được thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân đang mắc hoặc có tiền sử viêm, loét dạ dày  tá tràng. Nếu có sử dụng, nên khuyến cáo bệnh nhân uống thuốc sau khi ăn để giảm kích thích nơi dạ dày.

Đối với paracetamol, tuy thuốc ít gây kích ứng dạ dày nhưng nếu dùng quá liều thuốc có thể gây tổn thương gan, đôi khi chỉ biểu hiện sau khi quá liều từ 4 đến 6 ngày.

Thời gian điều trị thuốc giảm đau thông thường là bao lâu?

Giống như các loại thuốc khác, thuốc giảm đau nên được dùng trong thời gian ngắn nhất có thể. Đồng thời sử dụng với liều lượng thấp nhất để kiểm soát cơn đau. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu
Tiêm thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau kéo dài bao lâu?

Hầu hết mọi người chỉ cần dùng thuốc giảm đau trong vài ngày hoặc nhiều nhất là vài tuần. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đau mạn tính, phải dùng thuốc trong thời gian dài như:

  • Những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc đau lưng mạn tính.
  • Đau do ung thư

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu. Đặc biệt là những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.