Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Bạch hầu là một bệnh lý truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng ngừa. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã có mặt trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, miễn dịch thu được sau khi tiêm vắc-xin không tồn tại mãi mãi. Vậy vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu và vắc-xin bạch hầu giá bao nhiêu?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Đa số bệnh nhân là trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm ngừa bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đường lây truyền bệnh là đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vùng mũi họng người bệnh hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng đông dân cư hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ.

Các triệu chứng bệnh rất đa dạng, tùy mức độ bệnh mà có các dấu hiệu khác nhau. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu là xuất hiện giả mạc màu trắng ở vùng hầu họng, niêm mạch mũi, tuyến hạnh nhân hoặc thanh quản.

Ngoài ra, các biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác như da, kết mạc mắt hoặc niêm mạc sinh dục. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân bị bạch hầu có thể diễn tiến nặng gây nhiều biến chứng và nặng nhất là tử vong.

Hiện nay, bạch hầu hoàn toàn có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc-xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị cho người bị bạch hầu.

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Bệnh bạch hầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Trước khi có vắc xin, bệnh bạch hầu có thể gặp ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng từ khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng với vắc-xin kết hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván thì bệnh đã cơ bản được khống chế. Mỗi năm chỉ ghi nhận một vài bệnh nhân ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, bạch hầu vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn, người dân cần được tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Sau khi tiêm phòng vắc-xin bạch hầu đủ liều thì trung bình sau 1 tháng, cơ thể con người đã có đầy đủ kháng thể để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Lúc này hiệu lực vắc-xin có thể lên đến 99%. Tuy nhiên khi dịch bạch hầu có xu hướng quay trở lại và diễn biến phức tạp, nhiều người thắc mắc về hiệu quả của vắc-xin bạch hầu có thể kéo dài trong bao lâu sau khi tiêm ngừa từ độ tuổi rất nhỏ.

Thực tế, vắc-xin bạch hầu có hiệu quả phòng bệnh lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, đối với người có sức đề kháng suy giảm hay mắc hội chứng suy giảm miễn dịch vẫn có thể bị bạch hầu tấn công.

Miễn dịch thu được sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu chỉ có thể duy trì bảo vệ cơ thể đến khoảng 10 năm và sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, những người có nguy cơ bị bạch hầu, dù nhớ hay không nhớ việc đã từng tiêm vắc-xin bạch hầu hay chưa thì đều nên tiêm mũi nhắc lại.

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Những người có sức đề kháng kém vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu sau khi tiêm chủng

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu là một trong những bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách tiêm vắc-xin đủ liều và đúng lịch. Tuy nhiên sau 6 tuổi, đa số người dân có tâm lý chủ quan và không quan tâm đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả nhất thì theo khuyến cáo của bác sĩ, mọi người dân đặc biệt là trẻ nhỏ cần tiêm vắc-xin đủ liều theo lịch và nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc-xin bạch hầu tồn tại dưới dạng kết hợp 3 trong 1: bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Các biện pháp chủ động phòng ngừa dịch bệnh bạch hầu như sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu dạng phối hợp (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ liều và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh vùng mũi họng hằng ngày. Nên che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ như nhà ở, trường mẫu giáo hoặc lớp học có đủ ánh sáng mặt trời, thông thoáng, sạch sẽ.
  • Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu thì bệnh nhân cần được cách ly, tránh tiếp xúc với mọi người và đưa đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Việc phòng bệnh trong các ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc như uống thuốc và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định của nhân viên y tế.

Video đề xuất:

  • Vắc-xin Td (vắc-xin uốn ván bạch hầu) sản xuất trong nước do Viện vắc-xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) sản xuất có giá dưới 25.000 đồng/liều.
  • Vắc-xin Tdap nhập khẩu (vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván) có giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng/liều.

Các vắc-xin này đều an toàn và cho hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh bạch hầu và uốn ván.

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Giá vắc xin bạch hầu có thể chênh lệch phụ thuộc vào xuất xứ sản xuất

Có thể thấy phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường có mặt trong tất cả vắc-xin dạng kết hợp. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin bạch hầu cho trẻ em và người lớn như sau:

Tiêm vắc-xin bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14-16 tuổi. Nếu trường hợp không nhớ lần cuối cùng tiêm khi nào thì tiêm ngay 2 mũi cách nhau 30 ngày, sau đó tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi 2.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

XEM THÊM:

CẤP CỨU(028) 54 11 35 00

  • Tìm Bác SÄ©
  • Đặt hẹn
    Khám Bệnh
  • Hỏi Đáp

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp giảm đáng kể khả năng nhiễm bệnh Covid-19. Không có loại vắc xin nào có hiệu quả 100%, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy vắc xin AstraZeneca hiệu quả đến 75-85% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 có triệu chứng và hiệu quả đáng kể đến 100% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 nặng hoặc nguy kịch và cần nhập viện. Điều này có nghĩa là có rất ít người đã tiêm chủng bị nhiễm Covid-19 và khi nhiễm thì chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình, vì vậy nguy cơ nhập viện và tử vong do nhiễm Covid-19 gần như được loại trừ nếu được tiêm chủng đầy đủ.

Đồng thời, người đã tiêm chủng nếu nhiễm vi rút Corona sẽ có ít hạt vi rút trong mũi và miệng hơn và có ít khả năng lây truyền cho người khác hơn. Việc giảm khả năng lây truyền này rất quan trọng vì tiêm chủng không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn hạn chế lây lan vi rút cho người thân, bạn bè và những người khác.

Do đó, vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành một bản cập nhật hướng dẫn nói rằng những người đã tiêm chủng đầy đủ (2 tuần sau liều thứ hai) không còn cần mang khẩu trang hoặc giữ khoảng cách trong hầu hết các môi trường, dù ngoài trời hay trong nhà.

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi tiêm 2 liều, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 sẽ đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại các chủng coronavirus cụ thể (gọi là “các biến thể đáng lo ngại”) như biến thể Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Kent.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 LÀ GÌ?

Bệnh Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 được sản xuất từ một loại virus khác (thuộc họ adenovirus) đã được biến đổi có chứa gen để tạo ra protein gai cho vi rút Covid-19. Đây là một loại protein nằm trên bề mặt của vi rút mà vi rút cần để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ đưa gen vào các tế bào trong cơ thể. Các tế bào này sẽ sử dụng gen để tạo ra protein gai. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết đây là protein ngoại lai rồi tạo ra kháng thể (từ “tế bào B”) và kích hoạt các tế bào bạch cầu cụ thể (gọi là “tế bào T”) để tấn công các protein ngoại lai này.

Sau này, nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và sẵn sàng bảo vệ cơ thể chống lại vi rút đó.

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 không chứa vi-rút Covid-19 và không thể gây bệnh Covid-19. Adenovirus trong vắc xin không thể sản sinh và không thể gây bệnh.

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Không, vắc xin Covid-19 sẽ không cho kết quả dương tính đối với phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên. Đó là do các phương pháp này chỉ phát hiện bệnh Covid-19 đang hoạt động chứ không thể kiểm tra bệnh nhân đã miễn dịch hay chưa. Tuy nhiên, do vắc xin Covid-19 thúc đẩy phản ứng miễn dịch nên những người đã tiêm chủng thường cho kết quả dương tính khi xét nghiệm kháng thể (trong huyết thanh), đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch Covid-19 của bệnh nhân.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 thường được tiêm vào bắp tay. Vắc xin này sẽ được tiêm thành 2 liều. Bạn sẽ được thông báo thời gian quay lại để tiêm liều thứ hai. Liều thứ hai có thể được tiêm trong khoảng từ 4 đến 12 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên. 

Thời gian theo dõi sau tiêm chủng:

  • 30 phút: cho những người có tiền sá»­ phản ứng dị ứng tức thì vá»›i vắc xin hoặc phÆ°Æ¡ng pháp tiêm ở mọi mức Ä‘á»™ hay có tiền sá»­ sốc phản vệ vì bất kỳ nguyên nhân nào;
  • 15 phút: cho những trường hợp còn lại.

Vắc xin phòng Covid-19 sẽ bảo vệ hiệu quả trong vòng 2 đến 3 tuần sau liều đầu tiên. Phải mất 2 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất, do đó, điều cần thiết là phải tiêm đủ hai liều để bảo vệ bản thân chống lại Covid-19.

Hiện tại chưa rõ vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 có khả năng bảo vệ trong bao lâu, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng khả năng miễn dịch của vắc xin Covid-19 sẽ kéo dài hơn sáu tháng và có thể kéo dài lâu hơn, ít nhất là một năm.

TRẺ EM CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Hiện nay, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 chỉ được phép sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin AstraZeneca đang được tiến hành thử nghiệm trên trẻ em, các loại vắc xin phòng Covid-19 khác đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi ở một số quốc gia.

NGƯỜI BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Mặc dù những người bị suy giảm miễn dịch (người có hệ thống miễn dịch suy yếu) có thể không đáp ứng tốt với vắc xin, nhưng không cần lo ngại về tính an toàn. Những người bị suy giảm miễn dịch nên được tiêm chủng vì họ có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 cao hơn.

PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC CHO CON BÚ CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Phụ nữ mang thai khi được tiêm chủng sẽ tạo ra kháng thể chống lại vi rút và truyền những kháng thể này cho thai nhi qua nhau thai

Tiêm vắc xin bao lâu thì có hiệu quả

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 ở mức độ nặng. Phụ nữ mắc bệnh Covid-19 còn có nguy cơ sinh non cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ không mắc bệnh Covid-19 và có nguy cơ cao gặp các biến chứng bất lợi khác trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có bệnh lý nền thậm chí còn có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm Covid-19 cao hơn.

Vì những lý do này, nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Israel và Pháp khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin và họ được xem là trường hợp ưu tiên. Thai phụ có thể tiêm vắc xin vào bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Không có lý do gì cần trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Vắc xin phòng Covid-19 được biết là không gây nguy cơ cho phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú sữa mẹ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng kháng thể có thể được truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TIÊM MỘT LOẠI VẮC-XIN KHÁC GẦN ĐÂY CÓ THỂ TIÊM VẮC-XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác có thể được tiêm mà không cần quan tâm đến thời gian. Điều này bao gồm việc tiêm đồng thời vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác trong cùng một ngày, cũng như tiêm đồng thời trong vòng 14 ngày.

BẠN CÓ BỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU HAY ĐANG DÙNG THUỐC LÀM LOÃNG MÁU KHÔNG? 

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin phòng Covid-19 có thể được sử dụng cho những bệnh nhân này, miễn là bác sĩ xác định nguy cơ chảy máu của bệnh nhân đủ thấp và vắc xin có thể được tiêm bắp với độ an toàn hợp lý. Dưới đây là khuyến cáo về kỹ thuật tiêm bắp cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu: nhân viên nên sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ (cỡ 23 hoặc nhỏ hơn), sau đó ấn mạnh vào chỗ tiêm, nhưng không chà xát, trong ít nhất 2 phút. 

LÝ DO NÀO MÀ BẠN KHÔNG NÊN TIÊM CHỦNG?

Có rất ít người không thể tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Vắc xin không nên tiêm cho:

  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ vá»›i bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ vá»›i liều đầu tiên của vắc xin phòng Covid-19 cùng loại.

Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm, với một loại thuốc hoặc vắc xin đã xác định, hoặc với côn trùng đốt vẫn có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 nào, miễn là họ không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Điều quan trọng là phải thông báo cho người tiêm vắc xin biết nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ).

Hôm nay bạn có bị ốm không?

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng sự cố bất lợi của vắc xin. Tuy nhiên, để đề phòng bệnh cấp tính ở mức độ vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tiêm tất cả các loại vắc xin cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Các bệnh nhẹ (như nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy) thì KHÔNG chống chỉ định tiêm chủng. Đừng trì hoãn tiêm vắc xin nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh.

Bạn có tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua không? 

Vắc xin phòng Covid-19 nên được tiêm đơn lẻ, và cách ít nhất 14 ngày trước hoặc sau khi tiêm các loại vắc xin khác.

CÁC NGUY CƠ DO VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 GÂY RA?

Tương tự như tất cả các loại thuốc, vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ. Cho đến nay, hàng triệu người đã được tiêm chủng vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 và các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng, như phản ứng dị ứng và cục máu đông, là rất hiếm. Không báo cáo nào cho thấy có biến chứng lâu dài. Hầu hết tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 thường nhẹ và ngắn hạn (trong vài ngày), và không phải ai cũng gặp phải (chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng), bao gồm:

  • Đau cánh tay ở vị trí tiêm;
  • Cảm thấy mệt;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy Ä‘au nhức
  • Buồn nôn;
  • Má»™t số người sẽ gặp các triệu chứng giống bệnh cúm nhẹ;
  • Rất ít người bị sốt hoặc cảm thấy nóng hay lạnh run 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm;
  • Má»™t tác dụng phụ ít gặp là sÆ°ng hạch nách hoặc cổ ở cùng bên vá»›i cánh tay đã tiêm vắc xin. Tác dụng này có thể kéo dài khoảng 10 ngày, nhÆ°ng nếu kéo dài lâu hÆ¡n, hãy đến gặp bác sÄ©.

Phản ứng dị ứng

Các phản ứng dị ứng (quá mẫn) ​​đã từng xảy ra ở những người được tiêm chủng. Các trường hợp sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng) rất hiếm gặp. Nếu có phản ứng với vắc xin, nó thường xảy ra trong vài phút. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phát ban gây ngứa da, khó thở và sưng mặt hoặc lưỡi.

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 phải được tiêm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, có chuẩn bị sẵn phác đồ điều trị thích hợp trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng. Nhân viên tiêm vắc xin sẽ được đào tạo để xử trí và điều trị các phản ứng dị ứng ngay lập tức.

Cục máu đông

Trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 đến 1/400.000 người được tiêm chủng, do đó tỷ lệ xảy ra sẽ thấp hơn 0,001% so với nguy cơ tử vong là từ 0,5% đến 1% nếu nhiễm Covid-19. Cục máu đông có thể hình thành ở tĩnh mạch hoặc động mạch, đặc biệt là ở các vị trí bất thường như trong não hoặc bụng, kèm theo lượng tiểu cầu trong máu thấp, và xảy ra từ 5 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm. 

TÁC DỤNG PHỤ CÓ KHÁC NHAU Ở MỖI LIỀU KHÔNG?

Tác dụng phụ có thể xảy ra sau liều đầu tiên và/hoặc liều thứ hai. Ngay cả khi bạn đã có tác dụng phụ sau liều đầu tiên, bạn vẫn cần tiêm liều thứ hai (trừ khi bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau liều đầu tiên). 

BẠN NÊN LÀM GÌ NẾU CÓ TÁC DỤNG PHỤ?

Nếu có tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, như paracetamol, nếu cần.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu

  • Triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc cảm thấy lo lắng;
  • SÆ°ng hạch hÆ¡n 10 ngày;
  • Khi có các triệu chứng bất thường và kéo dài, nhÆ° sốt cao hÆ¡n 4 ngày.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây từ khoảng 4 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

  • Bầm tím ở chá»— khác vá»›i vị trí đã từng tiêm;
  • Khó thở, Ä‘au ngá»±c, phù chân hoặc Ä‘au bụng kéo dài;
  • CÆ¡n Ä‘au đầu dữ dá»™i má»›i xuất hiện nhÆ°ng không đỡ khi dùng thuốc giảm Ä‘au thông thường hoặc ngày càng trầm trọng hÆ¡n;
  • Đau đầu hÆ¡n khi nằm xuống hoặc cúi xuống, hoặc kèm theo mờ mắt, buồn nôn và nôn ói, khó nói, yếu á»›t, lÆ¡ mÆ¡ hoặc co giật. 

Bạn có thể liên hệ với Khoa Cấp cứu củaBệnh viện FV bất cứ lúc nào qua số

(028) 54 11 35 00

Tham khảo

  • Everything you need to know about COVID-19 vaccines. The Pharmaceutical Journal, May 2021; Online: DOI:10.1211/PJ.2021.1.71237
  • Vaccines for COVID-19. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/index.html
  • Coronavirus (COVID-19) vaccine. NHS. https://www.nhs.uk/conditions/coronavirus-covid-19/coronavirus-vaccination/coronavirus-vaccine/
  • Efficacy of ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) vaccine against SARS-CoV-2 variant of concern 202012/01 (B.1.1.7): an exploratory analysis of a randomised controlled trial. The Lancet Volume 397, Issue 10282, P1351-1362, April 10, 2021
  • Important information about pregnancy and breastfeeding. NHS Scotland. nhsinform.scot/covid19vaccinepregnancy
  • COVID-19 vaccines and pregnancy. Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. https://www.rcog.org.uk/covid-vaccine
  • COVID-19 Vaccines While Pregnant or Breastfeeding. Centers for Disease Control. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html