Tiêu chuẩn tiêu chí giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Ngày 30/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP về hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư, thay thế Nghị định 113/2009/ND-CP ngày 15/12/2009. Nghị định 84/2015/ND-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2015.

Nghị định 84/2015/ND-CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, việc giám sát, đánh giá đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc: Đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định; không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự giám sát và đánh giá đầu tư; phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và hồ sơ, tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá; các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch; phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư; việc xem xét, đánh giá phải có đủ căn cứ, tài liệu. Ngoài ra, phải có phương pháp khoa học phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá; các giải pháp, đề xuất kiến nghị phải thiết thực, cụ thể và bảo đảm tính khả thi và kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phản hồi tích cực và phải được lưu trữ một cách hệ thống.

Nghị định này cũng quy định về giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài, theo đó trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc về: (1) nhà đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư; (2) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.

Quy định về báo cáo đối với việc giám sát, đánh giá đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm những gì?

Căn cứ Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.

Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.

Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

- Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

- Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

- Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau;

- Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;

- Báo cáo đánh giá tác động dự án.

Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

- Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

- Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

- Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.

Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);

- Báo cáo đánh giá kết thúc.

Chế độ báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổng hợp trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để gửi kiến nghị tới các cơ quan liên quan;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh định kỳ hằng năm tổng hợp, lập báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tiêu chuẩn tiêu chí giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Báo cáo đánh giá giám sát đầu tư

Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư quy định như thế nào?

Đối với kết quả giám sát, đánh giá đầu tư được xử lý theo quy định tại Điều 102 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:

(1) Các bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng và nhà đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về việc xử lý thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền.

(2) Các cấp có thẩm quyền khi điều chỉnh chương trình, dự án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chương trình dự án khi điều chỉnh chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp dự án bắt buộc phải kiểm tra, đánh giá trước khi điều chỉnh thì các cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này.

(3) Kết quả giám sát, đánh giá đầu tư là căn cứ để các cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư cho dự án trong các năm tiếp theo.

(4) Kết quả đánh giá kết thúc dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án.

(5) Kết quả đánh giá tác động chương trình, dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đầu tư các chương trình, dự án tương tự.

Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện như thế nào?

Nếu vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư thì bị xử lý theo Điều 103 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:

(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.

(2) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư.

(3) Đối với các chương trình, dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư, nhà đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, Giám đốc Ban quản lý dự án và các cán bộ được phân công nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình, chủ đầu tư phải bị xử lý vi phạm như sau:

- 2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo bị khiển trách;

- 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 4 kỳ không báo cáo bị cảnh cáo.

(4) Trong trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo thì các dự án đầu tư công chỉ được bố trí vốn kế hoạch và giải ngân sau khi tiến hành xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và bổ sung các nội dung hoặc báo cáo còn thiếu theo quy định.

(5) Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư:

- Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định;

- Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra.

(6) Hằng năm trên cơ sở báo cáo tổng hợp, đề xuất của cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư, các bộ, ngành, địa phương xem xét, quyết định xử lý đối với các chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư vi phạm quy định về giám sát và đánh giá đầu tư theo các hình thức:

- Khiển trách, cảnh cáo;

- Thay chủ chương trình, chủ đầu tư;

- Không giao làm chủ đầu tư các dự án khác.

(7) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:

- Kiến nghị hình thức xử lý đối với các bộ, ngành, địa phương không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hoặc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư không đúng thời hạn, không đảm bảo chất lượng;

- Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xử lý các vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư.