Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

Gợi ý làm bài

- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

+ Công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm lí trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Sự phát triển của những ngành công nghiệp trọng điểm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

Trang chủ » Lớp 12 » Địa lí 12

Câu hỏi: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế của nước ta hiện nay?

Bài làm:

Hiện nay, nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III. Và tủy theo từng ngành mà trong nội bộ từng ngành lại có sự chuyển dịch riêng. Cụ thể là:

  • Ngành nông nghiệp: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong trồng trọt giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
  • Ngành công nghiệp – xây dựng: Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Ngoài ra, tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
  • Ngành dịch vụ - du lịch: Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...

=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch nội bộ từng ngành, giải địa lí 12 chi tiết, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế

Lời giải các câu khác trong bài

Câu hỏi: Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta?

Xem lời giải

1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : - Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (dc) - Tăng tỉ trọng của khu vực xây dựng – công nghiệp(dc) - Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, có xu hướng ổn định(dc) Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó: - Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng công nghiệp hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Trình bày thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta *Thành tựu -Trong thời gian qua , đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện ( thu nhập ,giáo dục ,y tế ,nhà ở ,phúc lợi xã hội. -Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (Năm 1999).Mang lưới các trường học phát triển rộng khắp từ tiểu học THCS,THPT,Cao đẳng,Đại học... -Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng : -Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn . -Tuổi thọ bình quân tăng: 1999 tuổi thọ trung bình của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74 .Xếp vào loại cao so với các nước đang phát triển -Tỷ lệ tử vong ,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi . *Hạn chế - Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn , .(dẫn chứng) -Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .(dẫn chứng) -Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến -Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản ,dễ chuyên chở tiêu thụ và xuất khẩu ,từ đó cho phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp -Xây dựng vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp , tạo ra các liên hợp liên minh công –nông nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hóa nền nông nghiệp. -Góp phần giảm cước phí vận chuyển , là điều kiện hạ giá thành sản phẩm , cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới Như vậy ,xây dựng vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến chính là một hướng tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên con đường hiện đại

Đề bài

Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:

- Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

- Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.

- Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng này.

Loigiaihay.com

Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta phân theo 3 nhóm ngành?

Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta phân theo 3 nhóm ngành ( công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện - khí đốt - nước ) trong hai thập kỉ qua.

Giải chi tiết:

* Cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự chuyển dịch rõ rệt:

            - Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp  sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
            + Công nghiệp khai thác giảm từ 13,9% năm 1996 xuống 11,2% năm 2005.

            + Công nghiệp sản xuất phân phối, điện, khí đốt, nước giảm từ 6,2% năm 1996 xuống 5,6% năm 2005.

            -  Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% năm 1996 lên 83,2% năm 2005.

* Nguyên nhân:

            - Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta nhằm thích nghi với tình hình  mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.

            - Phù hợp với đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

            - Nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những khó khăn về nguồn lực của nước ta:

            + Phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn...

            + Công nghiệp chế biến có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế nước ta: vốn đầu tư nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhanh, công nghệ kĩ thuật cơ bản, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu..

            - Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.