Vai trò của Liên Xô Mỹ Anh trong chiến tranh thế giới thứ 2 giai đoạn năm 1944 đến năm 1945 là gì

Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.

C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

Đáp án chính xác

D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức

Xem lời giải

Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.

B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.

C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
Giải thích: Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử hủy diệt 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Làm phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngân hàng trắc nghiệm lịch sử

Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn

10/11/2020 425

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 - 1945 là gì?
A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.
B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.
C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945)
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: C

Giải thích: Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mỹ ném 2 quả bom nguyên t

Lựu (Tổng hợp)

Báo đáp án sai Facebook twitter

Mục lục

  • 1 Trình tự thời gian
  • 2 Bối cảnh
    • 2.1 Châu Âu
    • 2.2 Châu Á
  • 3 Diễn biến cuộc chiến
    • 3.1 Chiến tranh bùng nổ tại Châu Âu (1939–40)
    • 3.2 Tây Âu (1940–41)
    • 3.3 Địa Trung Hải
    • 3.4 Phe Trục tấn công Liên Xô
    • 3.5 Chiến tranh bùng nổ tại Thái Bình Dương (1941)
    • 3.6 Chặn đứng bước tiến của phe Trục
      • 3.6.1 Thái Bình Dương (1942–43)
      • 3.6.2 Mặt trận Xô – Đức (1942–43)
      • 3.6.3 Tây Âu, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải (1942–43)
    • 3.7 Đồng Minh giành thế chủ động (1943–44)
    • 3.8 Đồng Minh áp sát
  • 4 Ảnh hưởng đến dân thường
    • 4.1 Đức quốc xã
    • 4.2 Liên Xô
    • 4.3 Mỹ
    • 4.4 Anh
    • 4.5 Trung Quốc
    • 4.6 Nhật
  • 5 Kết quả
    • 5.1 Số người chết
      • 5.1.1 Tại châu Âu
      • 5.1.2 Tại châu Á - Thái Bình Dương
    • 5.2 Hậu quả lâu dài
  • 6 Các nước tham chiến và hậu quả
    • 6.1 Sự đóng góp của các quốc gia
    • 6.2 Khối Đồng Minh
    • 6.3 Phe Trục
    • 6.4 Hậu quả
  • 7 Tóm tắt
  • 8 Ghi chú
  • 9 Tham khảo
  • 10 Thư mục
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Trình tự thời gian

Thời điểm bắt đầu cuộc chiến tại Châu Âu thường được xem là khi quân Đức tiến hành xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939[6][7] và khi Vương quốc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức hai ngày sau đó. Đối với chiến tranh Thái Bình Dương, giới học giả chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến. Có người tán thành thời điểm Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937[8][9] trong khi một số người khác lại coi sự kiện Nhật Bản xâm lược Mãn Châu vào ngày 19 tháng 9 năm 1931 mới là ngày khởi đầu cuộc chiến.[10][11][12]

Một số học giả khác tán thành với ý kiến của sử gia người Anh A. J. P. Taylor, cho rằng Chiến tranh Trung–Nhật cùng với chiến tranh ở châu Âu và các thuộc địa xảy ra song song cho trước khi hợp thành một cuộc chiến duy nhất vào năm 1941. Bài viết này của Wikipedia sử dụng cách tính ngày truyền thống. Một số thời điểm khác đôi khi cũng được sử dụng làm ngày bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm cuộc xâm lược Abyssinia của Ý vào ngày 3 tháng 10 năm 1935.[13] Nhà sử học người Anh Antony Beevor xem trận Khalkhin Gol giữa Nhật Bản và Liên Xô từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1939 là ngày khởi đầu của Thế chiến thứ hai.[14]

Tương tự như ngày bắt đầu, ngày kết thúc chính xác của cuộc chiến cũng không được các học giả thống nhất rộng rãi. Một số người chấp nhận ngày 14 tháng 8 năm 1945 khi hiệp định đình chiến giữa Nhật Bản và Đồng Minh được ký kết (Ngày V-J) là ngày chiến tranh kết thúc thay vì ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Nhật Bản chính thức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh tại châu Á. Năm 1951, một hiệp ước hòa bình giữa Nhật Bản và Đồng Minh được ký kết. Năm 1990, một hiệp ước liên quan đến tương lai của Đức cho phép hai phần Đông và Tây của nước này thống nhất đã được thông qua, giải quyết hầu hết các vấn đề tồn đọng sau Thế chiến II. Cho đến khi Liên Xô giải tán, giữa hai nước Xô – Nhật không có hiệp ước hòa bình chính thức nào được ký kết.[15]

Bối cảnh

Châu Âu

Nguồn cơn của chiến tranh thế giới thứ hai đến từ những nguyên do khác nhau ở những khu vực địa lý khác nhau. Tại châu Âu, Chiến tranh thế giới thứ hai thường được xem là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới thứ nhất, vốn đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị châu Âu với sự thất bại của các cường quốc Liên minh Trung tâm gồm Áo-Hung, Đức, Bulgaria và Đế quốc Ottoman và việc người Bolshevik lên nắm quyền ở Nga và thành lập nên Liên bang Xô Viết vào năm 1917. Các Đồng Minh giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất như Pháp, Bỉ, Ý, Romania và Hy Lạp, đều giành thêm đất đai. Nhiều quốc gia dân tộc mới được thành lập sau sự sụp đổ của Áo-Hung, Đế quốc Ottoman và Đế quốc Nga.

Hội nghị Hội Quốc Liên tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, năm 1930

Để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới trong tương lai, Hội Quốc Liên được thành lập trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919. Hội Quốc Liên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới với những mục tiêu chính bao gồm ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, và giải quyết những tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài.

Bất chấp xu hướng chuộng hòa bình phát triển mạnh mẽ sau Thế chiến I,[16] chủ nghĩa báo thù dân tộc và chủ nghĩa xét lại đã nổi lên tại một số quốc gia châu Âu trong cùng thời kỳ. Xu hướng này đặc biệt phát triển mạnh mẽ tại Đức bởi những tổn thất đáng kể về lãnh thổ, thuộc địa và tài chính mà Hòa ước Versailles áp đặt. Đức mất khoảng 13% lãnh thổ quê nhà và toàn bộ thuộc địa ở hải ngoại. Đức bị ngăn cấm sáp nhập các quốc gia khác, bị buộc phải trả những khoản bồi thường khổng lồ. Quân đội bị giới hạn về quy mô và khả năng chiến đấu.[17]

Đế quốc Đức bị giải thể trong Cách mạng Đức 1918–1919. Một chính phủ dân chủ, sử gọi là Cộng hòa Weimar, được thành lập. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến chứng kiến sự xung đột giữa những người ủng hộ nền cộng hòa non trẻ và những người chống đối không nhân nhượng ở cả cánh hữu lẫn cánh tả. Ý với tư cách là một đồng minh của phe Entente đã giành được một số vùng lãnh thổ sau chiến tranh. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ý đã tức giận vì những lời hứa của Vương quốc Anh và Pháp khi thuyết phục nước này tham chiến đã không được thực hiện. Từ năm 1922 đến năm 1925, phong trào Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo đã lên cầm quyền tại Ý, áp dụng chủ nghĩa dân tộc, chế độ toàn trị và cộng tác giai cấp, xóa bỏ nền dân chủ đại nghị, đàn áp các lực lượng xã hội chủ nghĩa, cánh tả và tự do, đồng thời theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng hung hãn nhằm vào đưa Ý trở thành một cường quốc trên thế giới và hứa hẹn tạo dựng một "Đế chế La Mã Mới".[18]

Adolf Hitler tại buổi mít tinh đảng Quốc Xã ở Nürnbeg, tháng 8 năm 1933

Adolf Hitler, sau một nỗ nhằm lật đổ chính phủ Đức lực bất thành vào năm 1923, đã trở thành Thủ tướng Đức vào năm 1933. Ông ta bãi bỏ chế độ dân chủ, tham vọng sửa đổi trật tự thế giới một cách triệt để và mang động cơ chủng tộc. Nước Đức nhanh chóng bắt đầu một chiến dịch tái vũ trang quy mô lớn.[19] Trong khi đó, vì muốn đảm bảo liên minh, Pháp để cho Ý tùy ý hành động ở Ethiopia, quốc gia mà Ý muốn biến thành thuộc địa của họ. Tình hình trở nên trầm trọng hơn vào đầu năm 1935 khi Lãnh thổ lưu vực Saar được thống nhất hợp pháp với Đức cùng việc Hitler đẩy nhanh tiến độ tái vũ trang và áp dụng chế độ cưỡng bách tòng quân, qua đó vi phạm Hòa ước Versailles.[20]

Vương quốc Anh, Pháp và Ý thành lập Mặt trận Stresa vào tháng 4 năm 1935 nhằm kiềm chế Đức, một bước quan trọng đối với toàn cầu hóa quân sự. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau, Vương quốc Anh đã cùng nước Đức đàm phán thỏa thuận hải quân độc lập, nới lỏng các hạn chế trước đó. Lo ngại trước những tham vọng lãnh thổ của Đức tại Đông Âu, Liên Xô đã cùng với Pháp soạn thảo một hiệp ước tương trợ. Tuy nhiên, trước khi có hiệu lực, hiệp ước Pháp–Xô bắt buộc phải được thông qua bộ máy hành chính của Hội Quốc Liên.[21] Về phía Hoa Kỳ, do lo ngại về các diễn biến tại Châu Âu và Châu Á, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Trung lập vào tháng 8 cùng năm.[22]

Hitler thách thức hiệp ước Versailles và Locarno bằng đưa quân vào vùng phi quân sự hóa Rhineland trong tháng 3 năm 1936. Nhờ vào Chính sách nhân nhượng của các nước Tây Âu, Hitler gần như không vấp phải sự phản đối nào.[23] Tháng 10 năm 1936, Đức và Ý thành lập Trục Roma – Berlin. Một tháng sau, Đức và Nhật Bản ký Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản với mục tiêu ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản. Một năm sau thì Ý cũng ký hiệp ước này.[24]

Châu Á

Vào giữa thập niên 1920, Trung Quốc Quốc dân Đảng (KMT) phát động chiến dịch Bắc phạt với mục tiêu thống nhất Trung Quốc vốn đã bị chia cắt sau thời kỳ Cách mạng Tân Hợi năm 1911, đồng thời tiêu diệt quyền lực của các quân phiệt cát cứ. Tuy chiến dịch kết thúc thành công và Trung Quốc đã được thống nhất, nhưng mối quan hệ căng thẳng với các đồng minh cũ khiến chính phủ của Tưởng Giới Thạch nhanh chóng rơi vào một cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc và các quân phiệt địa phương thuộc Quốc dân Đảng.[25] Tại Nhật Bản, sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này chủ trương giải quyết các vấn đề quốc gia bằng chính phủ độc tài và chính sách xâm lược.[26] Nhật Bản thiếu các nguồn tài nguyên một cách trầm trọng, họ buộc phải nhập khẩu các nguyên liệu như sắt, dầu mỏ và than đá vì thiếu các tài nguyên thiên nhiên ở trong nước để duy trì tăng trưởng trong ngành công nghiệp. Nhật Bản thể hiện tham vọng sáp nhập Trung Quốc và các thuộc địa lân cận vào Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được.[27] Người Nhật xem Trung Quốc là bước đầu tiên trong tham vọng bá chủ châu Á, dàn dựng Sự kiện Phụng Thiên để làm cái cớ tiến quân vào Mãn Châu, thiết lập nhà nước Mãn Châu Quốc bù nhìn.[28]

Trung Quốc kêu gọi Hội Quốc Liên yêu cầu Nhật Bản dừng ngay cuộc xâm lược Mãn Châu. Sau khi bị lên án vì những hoạt động quân sự tại Mãn Châu, Nhật Bản đáp trả bằng cách rút khỏi tổ chức này. Quân đội hai nước nhanh chóng đụng vũ trang tại Thượng Hải, Nhiệt Hà và Hà Bắc. Chiến sự vẫn tiếp diễn cho đến khi Thỏa ước Đường Cô được ký kết vào năm 1933. Tuy đình chiến, các lực lượng tình nguyện Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động kháng Nhật ở Mãn Châu, Sát Cáp Nhĩ và Tuy Viễn.[29] Sau Sự kiện Tây An năm 1936, hai phía Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng chấp nhận ngừng chiến để thành lập một mặt trận thống nhất với mục tiêu đánh đuổi người Nhật ra khỏi Trung Quốc.[30]

Diễn biến cuộc chiến

Chiến tranh bùng nổ tại Châu Âu (1939–40)

Binh lính Wehrmacht của Đức phá vỡ đường biên giới vào Ba Lan, ngày 1 tháng 9 năm 1939

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc Xã xâm lược Ba Lan sau khi dàn dựng một số vụ cờ giả, bao gồm vụ lính Ba Lan phóng hỏa đốt trụ sở cơ quan phát thanh Đức tại Gleiwitz.[31] Cuộc tấn công đầu tiên của quân Đức trong cuộc chiến là nhằm vào hệ thống phòng thủ của Ba Lan tại Westerplatte.[32] Trước hành động quân sự của Đức, Vương quốc Anh gửi tối hậu thư yêu cầu Đức dừng ngay cuộc tấn công. Sau khi tối hậu thư bị phía Đức bác bỏ, Pháp và Anh chính thức tuyên chiến vào ngày 3 tháng 9, kế đến là Úc, New Zealand, Nam Phi và Canada. Tuy tham chiến, phe Đồng Minh không làm gì nhiều để giúp Ba Lan. Người Pháp chỉ thực hiện duy nhất một cuộc thăm dò thận trọng vào vùng Saarland.[33] Đồng Minh phương Tây bắt đầu một cuộc phong tỏa hải quân đối với Đức, nhằm phá hủy nền kinh tế và nỗ lực gây chiến của đất nước này.[34] Đức đáp trả bằng cách phát động chiến tranh bằng tàu ngầm nhằm vào tàu buôn và tàu chiến của Đồng Minh. Chiến sự nhanh chóng leo thang thành Trận chiến Đại Tây Dương.[35]

Các binh sĩ của Quân đội Ba Lan bảo vệ nước nhà, tháng 9 năm 1939

Ngày 8 tháng 9, quân đội Đức tiến đến vùng ngoại ô Warszawa. Đợt phản công của Ba Lan ở phía tây tuy cầm chân người Đức trong vài ngày, nhưng họ nhanh chóng bị Wehrmacht tấn công và bao vây. Tàn quân Ba Lan đột kích vòng vây để quay về cố thủ Warszawa, thành phố khi ấy đang bị vây rất chặt. Ngày 17 tháng 9 năm 1939, sau khi ký hiệp định đình chiến với Nhật Bản, Liên Xô lấy cớ bảo vệ dân tộc Ukraina và Belarus xâm lược miền đông Ba Lan,[36] lập luận rằng nhà nước Ba Lan đã sụp đổ trước cuộc tấn công của người Đức và không còn có khả năng đảm bảo an ninh cho công dân của mình nữa.[37] Ngày 27 tháng 9, các đơn vị đồn trú Warszawa đầu hàng quân Đức. Ngày 6 tháng 10, đơn vị tác chiến lớn cuối cùng của Ba Lan đầu hàng. Bất chấp thất bại về mặt quân sự, chính phủ Ba Lan đã quyết định không đầu hàng và hình thành chính phủ lưu vong. Tại Ba Lan bị chiếm đóng, một bộ máy nhà nước vẫn hoạt động ngầm.[38] Một lượng lớn quân nhân Ba Lan di tản sang Romania và các nước Baltic. Nhiều người trong số họ về sau tiếp tục chiến đấu chống phe Trục trên các mặt trận khác.[39]

Đức sáp nhập miền tây và chiếm đóng miền trung Ba Lan, Liên Xô sáp nhập miền đông, một phần nhỏ lãnh thổ Ba Lan được chuyển giao cho Litva và Slovakia. Ngày 6 tháng 10, Hitler bày tỏ mong muốn đàm phán hòa bình công khai với Vương quốc Anh và Pháp nhưng nhấn mạnh rằng tương lai của nhà nước Ba Lan sẽ do Đức và Liên Xô quyết định. Đề xuất bị từ chối,[40] Hitler ra lệnh phát động tấn công Pháp ngay lập tức.[41] Tuy nhiên, chiến dịch bị hoãn lại cho đến mùa xuân năm 1940 do điều kiện thời tiết xấu.[42][43][44]

Tổ súng máy của Phần Lan nhằm vào các vị trí của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh mùa đông, tháng 2 năm 1940

Liên Xô tác động lên các nước Baltic – Estonia, Latvia và Litva, vốn nằm trong "vùng ảnh hưởng" của Liên Xô theo hiệp ước Molotov–Ribbentrop – khiến họ ký "hiệp ước tương trợ" cho phép quân đội Liên Xô đóng quân trong nước. Ngay sau đó, Liên Xô đã di chuyển một lượng lớn binh sĩ tới các nước này.[45][46][47] Vì Phần Lan khước từ việc ký một hiệp ước tương tự và từ chối nhượng một phần lãnh thổ của mình, Liên Xô đã tiến hành xâm lược nước này vào tháng 11 năm 1939.[48] Đáp trả, Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên.[49] Mặc dù sở hữu ưu thế vượt trội về quân số, nhưng Liên Xô chỉ đạt những thành công cực kỳ khiêm tốn về mặt quân sự. Cuộc chiến tranh Phần Lan – Liên Xô kết thúc vào tháng 3 năm 1940 khi Phần Lan cắt khu vực Karelia cho Liên Xô.[50]

Vào tháng 6 năm 1940, Liên Xô dùng vũ lực sáp nhập Estonia, Latvia và Litva,[46] cũng như Bessarabia, miền bắc Bukovina và Hertza, vốn là các khu vực tranh chấp với Romania. Cũng trong lúc này, khi mối quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế giữa Đức Quốc Xã – Liên Xô[51][52] dần đổ vỡ, [53][54] cả hai quốc gia bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh.[55]

Tây Âu (1940–41)

Bước tiến của Đức tại Bỉ và miền Bắc nước Pháp từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1940, vòng qua Đường Maginot (hiển thị bằng màu đỏ sẫm)

Tháng 4 năm 1940, Đức mở Chiến dịch Weserübung xâm lược Đan Mạch và Na Uy nhằm bảo vệ con đường vận chuyển quặng sắt từ Thụy Điển tới Đức mà Đồng Minh đang cố gắng cắt đứt.[56] Đan Mạch nhanh chóng đầu hàng chỉ sau vài giờ chiến đấu, trong khi Na Uy bị chinh phục trong vòng hai tháng bất chấp sự hỗ trợ của Đồng Minh.[57] Thất bại trong việc cứu Na Uy dẫn đến sự bất mãn trong dân chúng Anh khiến cho Thủ tướng Anh Neville Chamberlain bị thay thế bởi Winston Churchill vào ngày 10 tháng 5 năm 1940.[58]

Cùng ngày, Đức mở màn chiến dịch tấn công nước Pháp. Để đi vòng qua Phòng tuyến Maginot kiên cố ở biên giới Pháp–Đức, Đức đã hướng cuộc tấn công vào các quốc gia trung lập như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.[59] Quân Đức đã di chuyển xuyên qua khu vực rừng Ardennes,[60] vốn được quân Đồng Minh xem như một hàng rào tự nhiên không thể bị lực lượng thiết giáp chọc thủng.[61][62] Bằng cách áp dụng thành công học thuyết chiến tranh chớp nhoáng mới, Wehrmacht nhanh chóng tiến tới eo biển Manche. Bị đánh bọc sườn, phần lớn quân đội Đồng Minh bị bao vây tại biên giới Pháp–Bỉ gần Lille. Vương quốc Anh tuy phải vứt lại gần như tất cả thiết bị của họ nhưng đã có thể di tản một lượng lớn binh sĩ khỏi lục địa châu Âu vào đầu tháng 6.[63]

Vào ngày 10 tháng 6, Ý xâm lược Pháp, tuyên chiến với cả Pháp lẫn Vương quốc Anh. Quân Đức hướng về phía nam tấn công quân Pháp nay đã suy yếu. Paris thất thủ vào ngày 14 tháng 6. Tám ngày sau, Pháp ký hiệp định đình chiến với Đức. Nước Pháp được chia thành các khu vực chiếm đóng của Đức và Ý[64] và một nhà nước tàn tồn dưới chế độ Vichy. Chính phủ này dù trên danh nghĩa trung lập, nhưng trên thực tế lại liên kết với Đức. Để tránh việc hạm đội của Pháp bị Đức trưng dụng để tấn công Anh, ngày 3 tháng 7 năm 1940, Anh đã tấn công hạm đội Pháp neo đậu tại cảng Mers-el-Kebir ở Algérie, đánh chìm nhiều tàu và khiến hàng ngàn người thương vong.[65]

Luân Đôn nhìn từ Nhà thờ Thánh Phao-lô sau trận cuộc không kích Blitz của Đức, ngày 29 tháng 12 năm 1940

Trận không chiến nước Anh[66] mở màn vào đầu tháng 7 khi Luftwaffe thực hiện một loạt các cuộc oanh tạc nhằm vào tàu bè và bến cảng của Anh.[67] Chiến dịch chiếm kiểm soát trên không của Đức bắt đầu vào tháng 8. Tuy nhiên, do không thể đánh bại được Bộ Tư lệnh Tiêm kích cơ Không quân Hoàng gia Anh, Đức buộc phải trì hoãn vô thời hạn cuộc xâm lược Anh mang mật danh Chiến dịch Sư tử biển đã được lên kế hoạch từ trước. Đức tăng cường các cuộc không kích ban đêm nhằm vào London và các thành phố trọng điểm khác. Do không gây tác động đáng kể nỗ lực tham chiến của người Anh, chiến dịch oanh tạc của Luftwaffe gần như kết thúc hoàn toàn vào tháng 5 năm 1941.[68]

Sử dụng các cảng mới chiếm được của Pháp, Hải quân Đức đã thành công trong việc chống lại Hải quân Hoàng gia đang phải hoạt động quá mức. Người Đức sử dụng U-boat để tấn công đội tàu của Anh ở Đại Tây Dương.[69] Hạm đội Hoàng gia Anh ghi nhận một chiến thắng quan trọng vào ngày 27 tháng 5 năm 1941 khi đánh chìm thiết giáp hạm Bismarck của Đức.[70]

Vào tháng 11 năm 1939, Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ Trung Quốc và các Đồng Minh phương Tây. Họ cũng sửa đổi Đạo luật Trung lập để cho phép các đơn hàng "cash and carry" của Đồng Minh.[71] Năm 1940, sau khi Đức chiếm được Paris, quy mô của Hải quân Hoa Kỳ đã phát triển đáng kể. Tháng 9 năm đó, Hoa Kỳ đã đồng ý thêm việc mua bán các tàu khu trục đổi bằng các căn cứ của Anh.[72] Tuy nhiên, tính tới năm 1941, phần lớn công chúng Mỹ vẫn tiếp tục phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào vào cuộc chiến.[73] Tháng 12 năm 1940, Roosevelt cáo buộc Hitler lên kế hoạch chinh phục thế giới và bác bỏ mọi cuộc đàm phán là vô ích. Ông kêu gọi Hoa Kỳ trở thành một "kho vũ khí của nền dân chủ", thúc đẩy các chương trình viện trợ cho vay-cho thuê (lend-lease) nhằm hỗ trợ nước Anh tiếp tục cuộc chiến.[74] Lúc bấy giờ, Hoa Kỳ đã bắt đầu lập kế hoạch chiến lược để chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Đức.[75]

Cuối tháng 9 năm 1940, ba nước Nhật Bản, Ý và Đức ký kết Hiệp ước Ba bên, chính thức trở thành Phe Trục. Hiệp ước Ba bên quy định rằng nếu bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Liên Xô, tấn công bất kỳ quốc gia Phe Trục nào, các nước còn lại sẽ phải tham chiến.[76] Phe Trục mở rộng vào tháng 11 năm 1940 khi Hungary, Slovakia và Romania gia nhập.[77] Romania và Hungary về sau đã có những đóng góp to lớn trong cuộc chiến tranh chống lại Liên Xô của phe Trục. Đối với trường hợp của Romania, một trong những lý do khiến họ tham chiến là nhằm chiếm lại những lãnh thổ đã phải nhượng cho Liên Xô.[78]

Địa Trung Hải

Binh sĩ Sư đoàn số 9 thuộc Quân đội Australia của Đế quốc Anh trong Cuộc vây hãm Tobruk; Chiến dịch Bắc Phi, tháng 8 năm 1941

Đầu tháng 6 năm 1940, Không quân Hoàng gia Ý tấn công và bao vây đảo Malta của Anh. Kể từ cuối hè cho đến đầu mùa thu, Ý chinh phục Somaliland thuộc Anh và đang tiến hành xâm lược Ai Cập thuộc Anh. Sang tháng 10, Ý xua quân xâm lược Hy Lạp nhưng bị đẩy lui và phải hứng chịu thương vong nặng nề. Chiến dịch Hy Lạp của Ý kết thúc trong vòng vài tháng với những thay đổi nhỏ về lãnh thổ.[79] Để hỗ trợ Ý, Đức triển khai tấn công vào vùng Balkan nhằm ngăn chặn người Anh giành được chỗ đứng tại đây vì họ có thể sẽ trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các mỏ dầu tại Romania. Nếu phe Trục chiếm được Balkan thì họ có thể sử dụng nó làm bàn đạp để tấn công lãnh địa của người Anh tại Địa Trung Hải.[80]

Vào tháng 12 năm 1940, quân đội Đế quốc Anh phát động phản công quân đội Ý ở Ai Cập và Đông Phi thuộc Ý và đạt hiệu quả cao.[81] Đến đầu tháng 2 năm 1941, Ý đánh mất quyền kiểm soát miền đông Libya và một lượng lớn binh sĩ bị bắt làm tù binh. Hải quân Ý cũng phải hứng chịu những thất bại nặng nề khi ba thiết giáp hạm của Ý đã bị Hải quân Hoàng gia Anh loại khỏi biên chế bằng một cuộc tấn công bằng tàu sân bay nhằm vào căn cứ hải quân tại Taranto. Người Anh tiếp đó đã vô hiệu hóa một số tàu chiến khác trong trận Mũi Matapan.[82]

Panzer III của Afrika Korps tiến qua sa mạc Bắc Phi, 1941

Thất bại của Ý và nguy cơ phe Trục bị đánh bật khỏi toàn bộ Châu Phi buộc Đức phải cử một lực lượng viễn chinh đến Bắc Phi trợ chiến. Cuối tháng 3 năm 1941, Afrika Korps dưới sự chỉ huy của Erwin Rommel đã phát động phản công đánh lui các lực lượng của Khối thịnh vượng chung.[83] Trong vòng chưa đầy một tháng, quân đội phe Trục đã tiến đến phía tây Ai Cập và bao vây cảng Tobruk.[84]

Cuối tháng 3 năm 1941, Bulgaria và Nam Tư đã ký Hiệp ước Ba bên. Tuy nhiên, chính phủ thân Đức của Nam Tư đã bị lật đổ hai ngày sau đó bởi phe dân tộc chủ nghĩa thân Anh. Đức đáp trả bằng cách xâm lược cùng lúc cả Nam Tư lẫn Hy Lạp. Chiến sự bắt đầu vào ngày 6 tháng 4 năm 1941 và khi chưa hết tháng, cả hai nước này đã phải đầu hàng.[85] Cuộc tấn công bằng đường không vào đảo Crete của Hy Lạp vào cuối tháng 5 đã hoàn thành chiến dịch Balkan của Đức.[86] Dù phe Trục dành thắng lợi chóng vánh, nhưng người dân Nam Tư nổi dậy, tiến hành kháng chiến quy mô lớn chống lại sự chiếm đóng của phe Trục. Cuộc kháng chiến Nam Tư còn kéo dài cho đến khi chiến tranh kết thúc.[87]

Tại Trung Đông vào tháng 5, quân Khối thịnh vượng chung đã dập tắt một cuộc nổi dậy ở Iraq được hỗ trợ bởi máy bay Đức xuất phát từ các căn cứ tại Syria đang nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Vichy.[88] Từ tháng 6 đến tháng 7, quân đội Khối thịnh vượng chung đã tiến hành xâm lược và chiếm đóng mọi lãnh địa của Pháp tại Syria và Lebanon với sự hỗ trợ của Nước Pháp Tự do.[89]

Phe Trục tấn công Liên Xô

Diễn biến của mặt trận Châu Âu, 1939–1945 - Màu đỏ: Đồng Minh phương Tây và Liên Xô sau năm 1941; Xanh lá cây: Liên Xô trước năm 1941; Xanh lam: Phe Trục

Sau khi tình hình châu Âu và châu Á trở nên tương đối ổn định, cả Đức, Nhật Bản lẫn Liên Xô đã có những bước chuẩn bị cho các hành động sắp tới. Nhật lúc này muốn lợi dụng chiến tranh ở Châu Âu để chiếm đoạt nguồn tài nguyên giàu có tại các thuộc địa Đông Nam Á của phương Tây. Về phía Liên Xô, cảnh giác về sự căng thẳng ngày càng gia tăng với Đức, nước này đã cùng Nhật Bản ký Điều ước bất xâm phạm vào tháng 4 năm 1941.[90] Cũng trong thời điểm này, người Đức đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến sắp tới với Liên Xô.[91]

Hitler cho rằng việc Vương quốc Anh từ chối kết thúc chiến tranh là vì họ vẫn hy vọng Hoa Kỳ và Liên Xô sớm hay muộn cũng sẽ tham gia cuộc chiến chống lại Đức. Do đó, ông cố gắng thắt chặt mối quan hệ với Liên Xô.[92] Tuy nhiên, trong trường hợp thất bại, họ sẽ phải tấn công Liên Xô. Vào tháng 11 năm 1940, Đức và Liên Xô tiến hành đàm phán song phương để xác định xem, liệu Liên Xô có tham gia Hiệp ước Ba bên hay không. Liên Xô bày tỏ sự quan tâm nhưng lại yêu cầu Phần Lan, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản phải nhượng bộ mình, một điều mà Đức cho là không thể chấp nhận được. Cuộc đàm phán đổ vỡ, Hitler ban hành chỉ thị chuẩn bị xâm lược Liên bang Xô Viết.[93]

Lính Đức trong cuộc xâm lược Liên Xô, 1941

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức, với sự hỗ trợ của Ý và Romania, tiến hành xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa, cáo buộc Liên Xô âm mưu chống lại Đức. Hai nước Phần Lan và Hungary ngay lập tức tham chiến theo phe Đức.[94] Các mục tiêu chính của cuộc tấn công bất ngờ này là khu vực Baltic,[95] Moskva và Ukraina, với mục tiêu cuối cùng là kết thúc chiến dịch năm 1941 tại gần Tuyến Arkhangelsk-Astrakhan, kéo dài từ Biển Caspi đến Biển Trắng. Mục tiêu của Hitler trong chiến dịch này là loại bỏ Liên Xô khỏi tư cách là một cường quốc quân sự, tiêu diệt Chủ nghĩa Cộng sản, tạo ra Lebensraum ("không gian sống")[96] cho dân tộc Đức bằng cách trục xuất dân số bản địa và đảm bảo sự tiếp cận các nguồn lực chiến lược cần thiết để đánh bại các đối thủ còn lại của Đức.[97]

Mặc dù Hồng quân Liên Xô đã chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược trước chiến tranh,[98] chiến dịch Barbarossa đã buộc Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô phải áp dụng phương án phòng thủ chiến lược. Trong suốt mùa hè, phe Trục đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô, gây ra tổn thất lớn cả về nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, đến giữa tháng 8, Bộ chỉ huy tối cao quân lực Đức quyết định tạm hoãn các cuộc tấn công của Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã mỏi mệt sau gần 2 tháng tiến quân chớp nhoáng. Người Đức điều hướng Tập đoàn thiết giáp số 2 tới miền trung Ukraina và Leningrad để tăng viện.[99] Cuộc tấn công vào Kiev thành công rực rỡ, người Đức thành công tiêu diệt gần như hoàn toàn Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô, làm bàn đạp để tiến sâu hơn vào Crimea và khu vực công nghiệp ở miền Đông Ukraina (Trận Kharkov lần thứ nhất).[100]

Thường dân Liên Xô rời khỏi khu nhà bị phá hủy sau trận pháo kích của Đức trong Trận Leningrad, ngày 10 tháng 12 năm 1942

Việc 3/4 lục quân và phần lớn không quân phe Trục di chuyển từ Pháp và vùng trung tâm Địa Trung Hải tới Mặt trận phía Đông[101] đã khiến Vương quốc Anh cân nhắc lại đại chiến lược của họ.[102] Tháng 7 năm 1941, Anh và Liên Xô thành lập liên minh quân sự chống Đức.[103] Tháng 8, Anh và Mỹ cùng ban hành Hiến chương Đại Tây Dương, vạch ra các mục tiêu của hai nước đối với thế giới sau chiến tranh.[104] Cuối tháng đó, Anh và Liên Xô cùng tổ chức xâm lược nước Iran trung lập nhằm đảm bảo Hành lang Ba Tư, các mỏ dầu của Iran và phòng ngừa phe Trục tiến đánh các mỏ dầu Baku hoặc Ấn Độ thuộc Anh thông qua đường Iran.

Đến tháng 10, phe Trục về cơ bản đã hoàn thành mọi mục tiêu tác chiến ở Ukraina và khu vực Baltic, chỉ còn hai cuộc bao vây Leningrad[105] và Sevastopol là vẫn còn tiếp diễn.[106] Với mật danh là "Bão táp", quân đội Đức tái khởi động cuộc tấn công hướng vào Moskva với hy vọng chiếm được thành phố này để triệt sĩ khí của người Liên Xô. Sau hai tháng kịch chiến trong điều kiện thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, quân đội Đức đã tiến đến ngoại ô Moskva. Tuy nhiên, quân đội Đức lúc bấy giờ đã kiệt quệ[107] và buộc phải tạm hoãn cuộc tấn công.[108] Phe Trục tuy giành được một vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng chiến dịch của họ đã không đạt được các mục tiêu chính khi mà hai thành phố trọng yếu – Moskva và Stalingrad – vẫn nằm trong tay Liên Xô. Khả năng chiến đấu của Hồng quân không bị bẻ gãy và họ vẫn bảo tồn một phần đáng kể tiềm lực quân sự. Với cuộc tấn công vào thủ đô Liên Xô thất bại, giai đoạn chiến tranh chớp nhoáng của mặt trận châu Âu đi đến hồi kết.[109]

Đến đầu tháng 12, lực lượng quân dự bị mới được huy động[110] cho phép Liên Xô sở hữu quân số ngang ngửa với phe Trục.[111] Thêm vào đó, dữ liệu tình báo cho thấy chỉ cần một lượng binh lính tối thiểu ở Viễn Đông cũng đủ để chặn đứng bất kỳ cuộc tấn công nào của Đạo quân Quan Đông Nhật Bản.[112] Hai yếu tố này cho phép Liên Xô bắt đầu một cuộc phản công lớn vào ngày 5 tháng 12 dọc theo phòng tuyến Moskva, đẩy lùi quân Đức khoảng 100–250 kilômét (62–155mi) về phía tây.[113]

Chiến tranh bùng nổ tại Thái Bình Dương (1941)

Sau sự kiện Phụng Thiên do Nhật dàn dựng để làm cớ chiếm Mãn Châu năm 1931, sự kiện pháo hạm USS Panay bị người Nhật đánh chìm trên sông Trường Giang năm 1937 và Thảm sát Nam Kinh năm 1937-38, quan hệ Nhật – Mỹ trở nên xấu đi. Năm 1939, Hoa Kỳ thông báo với Nhật rằng họ sẽ không gia hạn hiệp ước thương mại song phương. Việc dư luận phản đối chủ nghĩa bành trướng của Nhật Bản dẫn đến Hoa Kỳ thực hiện một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế lên Nhật Bản. Chính phủ Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu, chấm dứt hoạt động xuất khẩu hóa chất, khoảng sản và các bộ phận dùng để chế tạo vũ khí sang Nhật Bản, đồng thời gia tăng áp lực kinh tế lên chính quyền nước này.[114][115] Năm 1939, Nhật Bản phát động cuộc tấn công đầu tiên vào Trường Sa, một thành phố trọng điểm tại Hồ Nam, Trung Quốc, nhưng bị đẩy lui vào cuối tháng 9.[116] Bất chấp cả hai bên tiến hành một số đợt tấn công, chiến tranh Trung – Nhật bước vào hồi bế tắc vào năm 1940. Để gia tăng sức ép đối với Trung Quốc bằng cách cắt đứt các tuyến đường tiếp tế và để bố trí quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh với các cường quốc phương Tây, Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng miền Bắc Đông Dương vào tháng 9 năm 1940.[117]

Lính Nhật tiến vào Hồng Kông, 8 tháng 12 năm 1941

Quốc dân Cách mệnh Quân Trung Quốc mở một cuộc phản công quy mô lớn vào đầu năm 1940. Vào tháng 8, Đảng Cộng sản Trung Quốc mở cuộc tấn công khác ở miền Trung Trung Quốc. Để trả đũa, Nhật Bản sử dụng biện pháp tàn bạo tại các khu vực bị chiếm đóng nhằm giảm bớt nhân lực và vật lực của quân Cộng sản.[118] Cũng trong thời gian đó, giữa hai phe Quốc – Cộng xảy ra hiềm khích, đỉnh điểm là những cuộc đụng độ vũ trang vào tháng 1 năm 1941, chấm dứt Mặt trận thống nhất chống Nhật.[119] Tháng 3 năm 1941, Quân đoàn 11 của Nhật tấn công sở chỉ huy Quân đoàn 19 của Trung Quốc nhưng bị đẩy lui trong trận Thượng Cao.[120] Tháng 9, Nhật Bản một lần nữa cố gắng chiếm đánh Trường Sa và đụng độ với Quốc dân quân Trung Quốc.[121]

Thành công của Đức ở châu Âu khuyến khích Nhật Bản gia tăng sức ép lên các chính quyền thuộc địa châu Âu ở Đông Nam Á. Chính phủ Hà Lan đồng ý cung cập một số nguồn cung dầu từ Đông Ấn thuộc Hà Lan cho Nhật Bản, nhưng những cuộc đàm phán nhằm mở rộng lượng tài nguyên xuất khẩu sang Nhật vào tháng 6 năm 1941 đã thất bại.[122] Tháng 7 năm 1941, Nhật Bản đưa quân đến miền nam Đông Dương, đe dọa các thuộc địa của Anh và Hà Lan ở Viễn Đông. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các quốc gia phương Tây khác đã phản ứng với động thái này bằng việc đóng băng mọi tài sản của Nhật Bản ở nước ngoài, đồng thời áp đặt lệnh cấm vận dầu một cách triệt để.[123][124] Nhật Bản lúc bấy giờ vốn đang lên kế hoạch xâm lược vùng Viễn Đông của Liên Xô, với ý định lợi dụng việc nước này đang bận bịu chống trả cuộc xâm lược của Đức ở phía tây. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, người Nhật đã phải từ bỏ ý định này.[125]

Kể từ đầu năm 1941, hai nước Mỹ, Nhật đã ngồi vào bàn đàm phán nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng song phương và chấm dứt chiến tranh ở Trung Quốc. Trong các cuộc đàm phán này, Nhật Bản đã đưa ra một số đề xuất mà người Mỹ bác bỏ vì họ cho rằng chúng không thỏa đáng.[126] Cũng trong lúc này, ba nước Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan tham gia thảo luận bí mật nhằm lên kế hoạch phòng vệ trong trường hợp Nhật Bản tấn công bất kỳ ai trong số họ.[127] Roosevelt tăng cường quân lực tại Philippines (một quốc gia bảo hộ mà Mỹ dự kiến sẽ trao trả độc lập năm 1946) đồng thời cảnh báo Nhật Bản rằng Hoa Kỳ sẽ chống trả nếu Nhật Bản động binh đối với bất kỳ "quốc gia láng giềng" nào.[127]

Hoa Kỳ để mất USSArizona trong cuộc không kích bất ngờ của Nhật Bản nhằm vào Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tại căn cứ Trân Châu Cảng, chủ nhật ngày 7 tháng 9 năm 1941.

Thất vọng vì tình hình không mấy tiến triển tại Trung Quốc và cảm thấy bị chèn ép bởi các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ – Anh – Hà Lan áp đặt, Nhật Bản chuẩn bị cho chiến tranh. Vào ngày 20 tháng 11, nội các mới dưới quyền Tojo Hideki đưa ra đề nghị "cuối cùng", yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ cho Trung Quốc, dỡ bỏ lệnh cấm vận cung cấp dầu và các nguồn tài nguyên khác cho Nhật Bản. Đổi lại, nước này hứa sẽ không nhòm ngó tới Đông Nam Á và rút quân đội ra khỏi miền nam Đông Dương.[126] Ngày 26 tháng 11, Hoa Kỳ trả lời, yêu cầu Nhật Bản phải rút quân khỏi Trung Quốc vô điều kiện và ký kết hiệp ước bất tương xâm với tất cả cường quốc Thái Bình Dương.[128] Lời đề nghị này đồng nghĩa với việc Nhật Bản về cơ bản buộc phải lựa chọn giữa việc từ bỏ tham vọng của mình ở Trung Quốc, hoặc chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Đông Ấn thuộc Hà Lan mà nước này cần bằng vũ lực.[129][130] Quân đội Nhật Bản không coi lời đề nghị của Hoa Kỳ như một phương án và nhiều sĩ quan đã xem lệnh cấm vận dầu mỏ là một lời tuyên chiến bất thành văn.[131]

Nhật Bản lên kế hoạch đánh chiếm các thuộc địa châu Á của phương Tây một cách nhanh chóng để tạo một vành đai phòng thủ lớn kéo dài đến Trung Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện được điều này, người Nhật sẽ có thể tự do khai thác các nguồn tài nguyên của Đông Nam Á trong khi họ sẽ lui về thế thủ[132][133] và cứ thế làm kiệt quệ các nước Đồng Minh vốn phải bố trí binh sĩ trên một mặt trận rộng. Để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong khi đảm bảo vành đai phòng thủ, kế hoạch tiếp tục của Nhật là vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines ngay từ đầu.[134] Ngày 7 tháng 12 năm 1941 (ngày 8 tháng 12 theo múi giờ Châu Á), Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh bằng việc tấn công gần như cùng lúc một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,[135] gồm cả cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, Philippines, Guam, đảo Wake, Mã Lai, Thái Lan và Hồng Kông.[136]

Đối mặt với cuộc xâm lược của Nhật Bản, người Thái quyết định liên minh với người Nhật. Những cuộc tấn công của quân Nhật khiến Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Úc và một số quốc gia khác chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, trong khi Liên Xô – đang sa lầy trong cuộc chiến quy mô lớn với các nước phe Trục Châu Âu – vẫn duy trì thỏa thuận trung lập với Nhật Bản. Đức, lấy lý do Roosevelt lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ tấn công tàu bè nước mình, đã cùng một số quốc gia phe Trục khác tuyên chiến với Hoa Kỳ theo cam kết ký với Nhật Bản.

Chặn đứng bước tiến của phe Trục

Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ngồi cạnh nhau tại Hội nghị Casablanca, tháng 1 năm 1943

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1942, Bốn ông lớn Đồng Minh[137] – Liên Xô, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ – và 22 chính phủ nhỏ hơn hoặc lưu vong đã cùng nhau ban hành Tuyên bố chung Liên Hiệp Quốc, qua đó xác nhận Hiến chương Đại Tây Dương và thống nhất không nước nào được phép ký hòa ước riêng biệt với các nước phe Trục.[138]

Trong suốt năm 1942, giới quan chức Đồng Minh đã tranh luận về đại chiến lược phù hợp để theo đuổi. Tất cả đều nhất trí rằng việc đánh bại Đức là ưu tiên hàng đầu. Người Mỹ ủng hộ mở một cuộc tấn công trực diện quy mô lớn nhằm vào Đức thông qua Pháp. Liên Xô khi ấy cũng đang yêu cầu Đồng Minh phương Tây mở một mặt trận thứ hai. Ngược lại, người Anh cho rằng các nên nhắm các hoạt động quân sự vào các khu vực ngoại vi để làm hao mòn sức mạnh cũng như sĩ khí của người Đức, đồng thời hỗ trợ lực lượng kháng chiến. Bản thân nước Đức sẽ phải hứng chịu một chiến dịch không kích quy mô lớn. Tiếp đó, quân Đồng Minh sẽ phát động một cuộc tấn công chủ yếu sử dụng tăng thiết giáp thay vì sử dụng quân đội quy mô lớn.[139] Sau tất cả, người Anh thuyết phục người Mỹ rằng việc đổ bộ vào Pháp trong thời điểm năm 1942 là bất khả thi. Thay vào đó, họ nên tập trung lực lượng để đánh bật phe Trục khỏi Bắc Phi.[140]

Tại Hội nghị Casablanca đầu năm 1943, Đồng Minh nhắc lại các tuyên bố trong Tuyên bố năm 1942 và yêu cầu phe Trục đầu hàng vô điều kiện. Cả Anh lẫn Mỹ đồng ý tiếp tục đẩy mạnh thế chủ động Địa Trung Hải bằng cách xâm lược đảo Sicilia để đảm bảo tuyến đường tiếp tế hàng hải đi qua nơi đây.[141] Tuy người Anh ban đầu có ý định đổ bộ vào vùng Balkan nhằm tạo áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ khiến nước này tham chiến, nhưng họ đã phải làm theo kế hoạch của người Mỹ và chỉ hoạt động giới hạn tại Địa Trung Hải.[142]

Thái Bình Dương (1942–43)

Bản đồ phạm vi bành trướng của Nhật Bản tính tới giữa năm 1942

Đến cuối tháng 4 năm 1942, Nhật Bản và đồng minh Thái Lan đã chinh phục gần như toàn bộ Miến Điện, Mã Lai, Đông Ấn thuộc Hà Lan, Singapore và Rabaul, gây tổn thất nặng nề cho quân Đồng Minh và bắt một lượng lớn tù binh.[143] Bất chấp sự chống trả quyết liệt của quân đội Philippines và Hoa Kỳ, Thịnh vượng chung Philippines cuối cùng vẫn bị người Nhật đánh chiếm vào tháng 5 năm 1942, buộc chính quyền Manila phải lưu vong.[144] Vào ngày 16 tháng 4, 7.000 lính Anh bị Sư đoàn 33 của Nhật bao vây trong trận Yenangyaung tại Miến Điện nhưng may mắn được Sư đoàn 38 của Trung Quốc giải cứu.[145] Bên cạnh lục quân, Hải quân Nhật Bản giành nhiều thắng lợi trên Biển Đông, Biển Java và Ấn Độ Dương. Hạm đội Nhật gồm tàu sân bay tiến xa tới vùng biển thuộc Úc, tiến hành ném bom căn cứ hải quân của Đồng Minh tại Darwin.[146] Suốt cả tháng 1 năm 1942, chiến thắng của Trung Quốc tại Trường Sa là thắng lợi duy nhất của Đồng Minh trước quân Nhật.[147] Những chiến thắng dễ dàng trước các đối phương Tây không chuẩn bị trước đã khiến quân Nhật trở nên tự đắc và phân tán lực lượng quá mỏng trên khắp mọi mặt trận.[148]

Đầu tháng 5 năm 1942, Nhật Bản lên kế hoạch đánh chiếm Cảng Moresby bằng một cuộc tấn công đổ bộ với mục tiêu cô lập hai nước Úc, New Zealand với đồng minh Hoa Kỳ bằng cách cắt đứt tuyến đường liên lạc và tiếp tế giữa các nước này. Kế hoạch xâm lược bị cản trở khi một đơn vị tác chiến đặc biệt của Đồng Minh, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay của hạm đội Mỹ, cầm hòa hải quân Nhật Bản trong trận chiến biển San Hô.[149] Nhằm đáp trả Cuộc không kích Doolittle, Nhật Bản lên kế hoạch chiếm Rạn san hô vòng Midway và dụ tàu sân bay Mỹ tham chiến rồi nhân cơ hội đó tiêu diệt. Để dương đông kích tây, Nhật Bản dự kiến gửi một đội hình tới chiếm quần đảo Aleutian ở Alaska.[150] Vào giữa tháng 5, Nhật Bản khởi động chiến dịch Chiết Giang - Giang Tây ở Trung Quốc, mục đích trả thù người Trung Quốc vì đã hỗ trợ phi công Mỹ sống sót sau Cuộc không kích Doolittle. Người Nhật đối đầu với Quân đoàn 23 và 32 của Trung Quốc và phá hủy các căn cứ không quân của nước này.[151][152]

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến dịch Guadalcanal, Chiến tranh Thái Bình Dương, 1942

Nhật Bản bắt đầu triển khai kế hoạch vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, người Mỹ sau khi giải mã được các mật mã của hải quân Nhật hồi cuối tháng 5 đã nắm rõ kế hoạch cũng như trình tự tác chiến của người Nhật. Họ sử dụng khám phá này để giành chiến thắng quyết định trong trận Midway trước Hải quân Đế quốc Nhật Bản.[153] Khả năng tác chiến của người Nhật sụt giảm đáng kể sau thất bại nặng nề này. Trong một nỗ lực muộn màng, Nhật Bản tập trung lực lượng cố gắng đánh chiếm căn cứ Port Moresby trên Lãnh thổ Papua.[154] Người Mỹ lên kế hoạch phản công nhằm chiếm lại căn cứ tiền phương của người Nhật ở phía Nam quần đảo Solomon làm bước đầu tiên trong kế hoạch tái chiếm Rabaul – căn cứ chính của quân Nhật tại Đông Nam Á.[155]

Cả hai kế hoạch được tiến hành vào tháng 7, nhưng đến giữa tháng 9, người Nhật vì ưu tiên Guadalcanal đã ra lệnh rút quân khỏi khu vực Port Moresby đến phần phía Bắc của đảo New Guinea. Tại đây, quân Nhật đụng độ với quân đội Úc và Hoa Kỳ trong trận Buna – Gona.[156] Guadalcanal nhanh chóng trở thành chiến trường ác liệt, cả hai bên đều phải hứng chịu thất bại nặng nề về quân số lẫn tàu bè trong cuộc kịch chiến. Đến đầu năm 1943, quân Nhật bị đánh bại và buộc phải rút khỏi đảo.[157] Trên đất liền Đông Nam Á, Nhật tiến nhanh vào sâu thuộc địa của Anh cho đến khi gặp phải sự kháng cự mãnh liệt tại Miến Điện. Quân đội Khối thịnh vượng chung Anh triển khai tác chiến tại vùng Arakan vào cuối năm 1942 nhưng phải rút về Ấn Độ vào tháng 5 năm 1943 sau khi thất bại thảm hại.[158] Tháng 2 năm 1943, người Anh sử dụng lính không chính quy quấy nhiễu hậu phương của quân Nhật và thu về những kết quả khác nhau.[159]

Mặt trận Xô – Đức (1942–43)

Lính Hồng Quân phản công trong trận Stalingrad, tháng 2 năm 1943

Tuy bị thiệt hại đáng kể, nhưng vào đầu năm 1942, Đức và đồng minh đã chặn đứng một cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô tại miền trung và miền nam nước Nga, bảo toàn hầu hết lãnh thổ mà họ chiếm được năm trước đó.[160] Vào tháng 6, sau khi đánh bại Liên Xô tại Bán đảo Kerch và Kharkov,[161] Đức phát động tấn công vào phía Nam nhằm chiếm vùng sản xuất dầu mỏ chiến lược ở Kavkaz và thảo nguyên Kuban, trong khi án binh bất động tại các vị trí ở phía bắc và trung tâm của chiến tuyến. Quân Đức chia Cụm tập đoàn quân Nam thành hai tập đoàn quân: Tập đoàn quân A được lệnh tiến đến hạ lưu sông Don và đánh về hướng đông nam tới dãy Kavkaz, trong khi Tập đoàn quân B tiến về phía sông Volga. Liên Xô quyết định tử thủ tại thành phố Stalingrad bên bờ Tây sông Volga nhằm chặn đứng đường tiến quân của Đức.[162]

Đến giữa tháng 11, khi quân Đức gần như đã chiếm được Stalingrad sau những trận giao tranh trên đường phố ác liệt và đẫm máu thì cũng là thời điểm mùa đông khắc nghiệt ập đến. Lợi dụng quân Đức đã kiệt sức, Liên Xô tung đòn phản công, bắt đầu bằng một cuộc tấn công không thành công vào "chỗ lồi" Rzhev gần Moskva[163] và một cuộc tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn khiến hơn 30 vạn quân Đức rơi vào vòng vây siết chặt tại Stalingrad.[164] Đến đầu tháng 2 năm 1943, Hồng quân tiêu diệt hoàn toàn quân Đức tại Stalingrad,[165] đẩy lùi chiến tuyến Xô – Đức về vị trí cũ trước cuộc tấn công mùa hè. Đến giữa tháng 2, khi bước tiến của Liên Xô dần khựng lại, quân Đức – với hy vọng xoay chuyển tình thế – mở một cuộc tấn công khác vào Kharkov, tạo nên một chiến tuyến hình vòng cung xung quanh thành phố Kursk của Liên Xô.[166]

Tây Âu, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải (1942–43)

Khai thác các quyết định chỉ huy kém hiệu quả của hải quân Hoa Kỳ, hải quân Đức tiến hành quấy nhiễu, tàn phá tuyến đường vận tải hàng hải của Đồng Minh ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Tại Bắc Phi, quân đội Khối thịnh vượng chung mở một cuộc phản công mang mật danh "Crusader" vào tháng 11 năm 1941 và đoạt lại tất cả vùng đất mà liên quân Đức – Ý chiếm được trước đó. Đáp trả, quân Đức mở cuộc tấn công vào tháng 1, đẩy quân Anh trở lại vị trí ở phòng tuyến Gazala vào đầu tháng 2. Chiến sự bước vào khoảng thời gian tạm lắng mà Đức sử dụng để chuẩn bị cho những cuộc tấn công sắp tới của họ. Lo ngại người Nhật có thể sử dụng các căn cứ ở Madagascar do chính phủ Vichy nắm giữ đã, người Anh quyết định xâm chiếm hòn đảo này vào đầu tháng 5 năm 1942. Tại Lybia, quân đội phe Trục đã buộc Đồng Minh phải rút lui sâu bên trong Ai Cập trước khi bị chặn lại ở El Alamein. Trên lục địa Âu châu, Đồng Minh tổ chức các cuộc đột kích nhằm vào các mục tiêu chiến lược, đỉnh điểm là trận Dieppe đẫm máu. Thiệt hại quá nặng nề mà không đạt được kết quả nào, cuộc tấn công tại Dieppe củng cố nhận định của các tướng lĩnh Anh rằng quân của họ sẽ không thể bám trụ nổi sau khi đổ bộ lên đất đối phương.

Đến tháng 12 năm 1941, quân Đức thất bại trong trận đánh trước cửa ngõ Moskva. Mặt trận Xô–Đức thu hút tất cả lực lượng của Đức và buộc họ cắt giảm lực lượng cho các mặt trận khác. Quân Đức ở Bắc Phi bị thiếu đạn dược, nhiên liệu nên không thể tiếp tục tấn công. Vào đầu năm 1942, việc Anh thắng lợi trong cuộc đánh bại lực lượng hải quân Ý khiến phía Đồng Minh có thêm quân nhu và vật chất. Việc này cho phép các lực lượng Anh dồn toàn lực cho trận El Alamein thứ hai và dành thắng lợi. Người Anh, tuy phải trả giá đắt, nhưng đã có thể cung ứng nguồn cung cấp cần thiết cho đảo Malta khi ấy đang bị phe Trục bao vây. Vài tháng sau, quân Đồng Minh phát động tấn công đánh bật quân đội phe Trục khỏi Ai Cập và bắt đầu tiến quân về phía tây. Vào tháng 11 năm 1942, tình trạng càng tệ hơn cho quân Trục khi Hoa Kỳ và Anh thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây các lực lượng phe Trục. Ngay lập tức, các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi đổi phe. Hitler đáp trả bằng cách ra lệnh chiếm đóng lãnh thổ Vichy. Dù quân đội Vichy không làm gì để chống lại sự vi phạm hiệp ước đình chiến này nhưng họ đã cố gắng di chuyển hạm đội để ngăn chặn nó rơi vào tay người Đức. Quân Trục tại Châu Phi rút lui về Tunisia và bị đánh bật hoàn toàn khỏi Bắc Phi vào tháng 5 năm 1943.

Tháng 6 năm 1943, Anh và Hoa Kỳ khai màn chiến dịch ném bom chiến lược nhằm vào nước Đức, mục tiêu làm suy giảm nhuệ khí, phá hủy nhà cửa của thường dân và phá vỡ nền kinh tế thời chiến của nước này. Trận oanh tạc Hamburg là một trong những cuộc tấn công đầu tiên trong chiến dịch này, gây ra thương vong đáng kể về người và thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng của trung tâm công nghiệp quan trọng này.

Đồng Minh giành thế chủ động (1943–44)

Máy bay trinh thám SBD-5 của Hải quân Hoa Kỳ trên tàu USSWashington và USSLexington trong Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall, 1943

Sau khi chiến dịch Guadalcanal kết thúc, người Mỹ bắt đầu triển khai một loạt hoạt động quân sự chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Tháng 5 năm 1943, liên quân Canada và Hoa Kỳ được cử đến Alaska nhằm đuổi quân Nhật khỏi quần đảo Aleutian.[167] Ngay sau đó, Hoa Kỳ – với sự hỗ trợ từ Úc, New Zealand và các quốc đảo Thái Bình Dương – bắt đầu nhiều chiến dịch lớn trên bộ, trên biển và trên không, mục tiêu cô lập căn cứ Nhật tại Rabaul bằng cách chiếm các đảo xung quanh và phá vỡ vành đai phòng thủ ở Trung tâm Thái Bình Dương (tại quần đảo Gilbert và Marshall) của Nhật.[168] Cuối tháng 3 năm 1944, quân Đồng Minh đã hoàn thành cả hai mục tiêu này đồng thời vô hiệu hóa được căn cứ trọng điểm của Nhật tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Sang tháng 4, quân Đồng Minh tiếp tục triển khai một chiến dịch khác và thành công chiếm lại miền Tây New Guinea.[169]

Tại châu Âu, cả người Đức và người Liên Xô đã dành cả mùa xuân và đầu mùa hè năm 1943 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công lớn ở miền trung nước Nga. Ngày 4 tháng 7 năm 1943, tại trận Vòng cung Kursk, Đức đã tung ra những đơn vị thiết giáp lớn hòng xoay chuyển tình thế, Kursk trở thành "trận đấu xe tăng lớn nhất" trong lịch sử thế giới. Trong vòng một tuần, quân Đức kiệt sức trước tuyến phòng thủ được bố trí theo hình bậc thang và tổ chức tốt của Liên Xô.[170] Lần đầu tiên trong cuộc chiến, Hitler đã hủy bỏ chiến dịch trước khi đạt được thành công về mặt chiến thuật hay tác chiến.[171] Quyết định này bị ảnh hưởng một phần bởi tin tức miền Nam nước Ý bị Đồng Minh phương Tây tấn công vào ngày 9 tháng 7. Kết hợp với những thất bại trước đó của Ý, cuộc đổ bộ lên đảo Sicilia dẫn đến việc lật đổ và bắt giữ Mussolini vào cuối tháng đó.[172]

Binh sĩ Hồng quân tấn công vị trí của quân Đức trong Trận vòng cung Kursk, tháng 7 năm 1943

Vào ngày 12 tháng 7 năm 1943, Liên Xô triển khai chiến dịch Kutuzov tại khu vực phía bắc vòng cung Kursk, qua đó xóa tan bất kỳ cơ hội chiến thắng nào hoặc thậm chí là đưa chiến sự vào thế bế tắc của Đức ở phía Đông. Chiến thắng của Liên Xô tại Kursk đẩy quân Đức vào thế bị động,[173] quân Liên Xô giữ thế chủ động và phát động tấn công liên tục trên khắp các mặt trận.[174][175] Đức cố gắng ổn định mặt trận phía Đông dọc theo tuyến Panther-Wotan được gia cố gấp rút. Tuyến phòng thủ của Đức bị Liên Xô chọc thủng tại Smolensk và một đoạn ở phía bắc biển Đen trong Chiến dịch tấn công Hạ Dniepr.[176]

Vào ngày 3 tháng 9 năm 1943, Đồng Minh phương Tây đổ bộ lên đất liền Ý. Quân đội Ý không lâu sau đó đã đơn phương ký hiệp định đình chiến với quân Đồng Minh.[177] Đức, với sự giúp đỡ của lực lượng Phát xít Ý trung thành với Mussolini, đã đáp trả bằng cách giải giáp binh lính Ý không có cấp trên chỉ huy. Đức nhanh chóng giành quyền kiểm soát quân sự trên nhiều khu vực của Ý và nhanh chóng xây dựng một loạt tuyến phòng thủ.[178] Lực lượng đặc biệt của Đức đã tiến hành giải cứu Mussolini, người sau đó được phía Đức dựng lên làm nguyên thủ quốc gia của nhà nước chư hầu mang tên Cộng hòa Xã hội Ý, mở ra cuộc nội chiến Ý.[179] Đồng Minh phương Tây chọc thủng nhiều phòng tuyến của Đức ở miền nam nước Ý trước khi tiến đến tuyến phòng thủ chính vào giữa tháng 11.[180]

Các hoạt động quân sự của Hải quân Đức ở Đại Tây Dương cũng bị ảnh hưởng. Đến tháng 5 năm 1943, khi các biện pháp đối phó của Đồng minh ngày càng có hiệu quả, đội tàu ngầm Đức phải hứng chịu tổn thất đáng kể khiến họ phải đình chỉ hoạt động tại Đại Tây Dương.[181] Vào tháng 11 năm 1943, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill gặp Tưởng Giới Thạch ở Cairo và sau đó với Iosif Stalin tại Tehran.[182] Hội nghị Cairo xác định Nhật Bản sẽ phải trả lại các lãnh thổ mà họ chiếm được sau khi chiến tranh kết thúc.[183] Hội nghị cũng lên kế hoạch quân sự cho chiến dịch Miến Điện. Tại Tehran, các bên thỏa thuận rằng Đồng Minh phương Tây sẽ xâm lược châu Âu vào năm 1944 và Liên Xô sẽ tuyên chiến với Nhật Bản trong vòng ba tháng kể từ ngày Đức bị đánh bại.[184]

Tàn tích của tu viện dòng Thánh Biển Đức trong trận Monte Cassino, Chiến dịch Ý, tháng 5 năm 1944

Kể từ tháng 11 năm 1943, trong trận Thường Đức kéo dài bảy tuần, người Trung Quốc – trong khi chờ đợi Đồng Minh tăng viện – đã buộc Nhật Bản phải trả giá cao trong một cuộc chiến tiêu hao.[185][186][187] Tháng 1 năm 1944, quân Đồng Minh triển khai một loạt cuộc tấn công ở Ý nhằm vào phòng tuyến của Đức tại Monte Cassino. Liên quân Hoa Kỳ, Anh, Canada và Vương quốc Ý cố gắng đánh bọc sườn phòng tuyến này bằng cách đổ bộ tại Anzio và giành thắng lợi.[188]

Vào ngày 27 tháng 1 năm 1944, Hồng quân Liên Xô triển khai cuộc tổng tấn công đuổi quân Đức ra khỏi khu vực Leningrad, giải vây thành phố này sau 900 ngày, kết thúc cuộc bao vây đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.[189] Cùng thời điểm, Hồng quân tiến sát tới biên giới tiền chiến của Estonia thị bị Cụm tập đoàn quân Bắc chặn lại. Người Đức được người Estonia hỗ trợ với hy vọng tái lập nền độc lập quốc gia. Sự đình trệ này đã làm chậm các hoạt động tác chiến tiếp theo của Liên Xô ở khu vực Baltic.[190] Cuối tháng 5 năm 1944, Liên Xô giải phóng Crimea, đánh đuổi phần lớn lực lượng phe Trục khỏi Ukraina. Họ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công vào Romania nhưng bị quân Trục đẩy lui.[191] Tại Ý, quân Đồng Minh thành công đánh bật người Đức khỏi phòng tuyến gần Roma dù đã để cho một số sư đoàn Đức rút lui. Vào ngày 4 tháng 6, thủ đô Roma rơi vào tay Đồng Minh.[192]

Quân Đồng Minh thu về những kết quả thắng bại lẫn lộn trên lục địa châu Á. Tháng 3 năm 1944, quân Nhật triển khai chiến dịch tấn công vào Assam, Ấn Độ,[193] nhanh chóng bao vây các vị trí của Anh tại Imphal và Kohima.[194] Tháng 5 năm 1944, quân đội Anh tiến hành phản công buộc quân Nhật phải rút về Miến Điện trong tháng 7.[194] Trước đó, vào cuối năm 1943, quân đội Trung Quốc từ Vân Nam đã tràn vào miền bắc Miến Điện và bao vây quân Nhật tại Myitkyina.[195] Nhật Bản triển khai một cuộc tấn công khác với mục tiêu tiêu diệt các đạo quân chủ lực của Trung Quốc, bảo đảm tuyến đường sắt kết nối các lãnh thổ do Nhật Bản chiếm giữ và đánh chiếm các sân bay của quân Đồng Minh.[196] Đến tháng 6 năm 1944, quân Nhật đã chiếm được Hà Nam và đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công mới vào Trường Sa.[197]

Đồng Minh áp sát

Quân đội Mỹ tiếp cận Bãi biển Omaha trong Cuộc đổ bộ Normandie, ngày 6 tháng 6 năm 1944

Sau 3 năm chịu áp lực từ phía Liên Xô, Đồng Minh phương Tây cuối cùng cũng đã quyết định mở một mặt trận thứ hai.[198] Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 (được gọi là D-Day), các lực lượng Đồng Minh phương Tây đồng loạt đổ bộ vào bờ biển Normandie. Chiến dịch diễn ra rất khốc liệt, phe Đồng Minh đã gặp rất nhiều khó khăn và phải hứng chịu tổn thất lớn dù áp đảo về quân số và trang bị. Tuy nhiên họ dần giành lấy ưu thế và buộc người Đức phải rút khỏi miền bắc nước Pháp. Quân Đồng Minh đồng thời điều động một số sư đoàn khỏi Ý để tấn công vào vùng Provence, thành công đẩy lui quân Đức ra khỏi nước Pháp.[199] Ngày 25 tháng 8, Paris được giải phóng bởi lực lượng kháng chiến và quân đội Pháp tự do do Tướng Charles de Gaulle chỉ huy.[200] Nhân đà thắng lợi, quân Đồng Minh phương Tây tiếp tục đẩy lùi quân Đức trên mặt trận Tây Âu cho đến hết năm. Tuy nhiên, kế hoạch xâm lược miền Bắc nước Đức, mở đầu bằng một chiến dịch hàng không tại Hà Lan, đã thất bại.[201] Đồng minh phương Tây từ từ áp sát nước Đức nhưng không thể chọc thủng phòng tuyến cuối cùng tại sông Rur.[202]

Binh sĩ SS Đức trực thuộc Lữ đoàn Dirlewanger, được giao nhiệm vụ đàn áp cuộc Khởi nghĩa Warszawa, tháng 8 năm 1944

Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giành lại được hầu hết số lãnh thổ bị Đức chiếm đóng và liên tục đẩy lùi lực lượng ngày càng suy yếu của Đức về phía tây. Vào ngày 22 tháng 6, Liên Xô mở một cuộc tấn công chiến lược tại Belarus ("Chiến dịch Bagration") tiêu diệt gần như hoàn toàn Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức.[203] Sau thành công này, Liên phát động liên tiếp các đòn tấn công khác buộc quân Đức phải rút khỏi miền Tây Ukraina và miền Đông Ba Lan. Liên Xô thành lập Ủy ban Giải phóng Quốc gia Ba Lan để kiểm soát lãnh thổ nước này và đối phó với lực lượng Armia Krajowa trung thành với Chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn.[204] Hồng quân Liên Xô dừng lại tại quận Praga ở phía bên kia bờ sông Vistula và theo dõi quân Đức dập tắt Khởi nghĩa Warszawa do Armia Krajowa khởi xướng một cách thụ động. Cuộc nổi dậy toàn quốc ở Slovakia cũng bị quân Đức dập tắt.[205] Tại miền đông Romania, cuộc tấn công chiến lược của Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt một lượng lớn quân Đức tại đó, đồng thời kích động hai cuộc đảo chính thành công tại Romania và Bulgaria dẫn đến việc hai nước này chuyển sang phe Đồng Minh.[206]

Vào tháng 9 năm 1944, quân đội Liên Xô tiến vào Nam Tư khiến hai Tập đoàn quân E và F của Đức phải rút lui một cách gấp gáp khỏi Hy Lạp, Albania và Nam Tư để tránh bị cô lập hoàn toàn.[207] Đến thời điểm này, lực lượng kháng chiến do Cộng sản lãnh đạo dưới sự chỉ huy của Thống chế Josip Broz Tito, đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Nam Tư và tham gia cầm chân quân đội Đức ở phía nam. Tại miền bắc Serbia, Hồng quân Liên Xô, với sự giúp đỡ hạn chế từ quân đội Bulgaria, đã hỗ trợ quân kháng chiến giải phóng Beograd vào ngày 20 tháng 10. Vài ngày sau, Liên Xô mở một cuộc tấn công quy mô lớn vào Hungary. Chiến dịch kết thúc khi Budapest thất thủ vào tháng 2 năm 1945.[208] Trái ngược với những chiến thắng ấn tượng của Liên Xô tại Balkan, sự kháng cự gay gắt của người Phần Lan tại eo đất Karelia đã ngăn chặn Liên Xô chiếm đóng nước này. Kết quả là hai nước Liên Xô-Phần Lan ký kết hiệp định đình chiến với những điều kiện tương đối nhẹ nhàng,[209] dù nước này bị buộc phải tham gia phe Đồng Minh chống lại Đức.[210]

Tướng Douglas MacArthur quay trở lại Philippines trong Trận Leyte, 20 tháng 10 năm 1944

Đến đầu tháng 7 năm 1944, quân đội Khối thịnh vượng chung ở Đông Nam Á đã thành công đẩy lùi bước tiến của quân Nhật tại Assam, buộc quân Nhật phải rút lui về sông Chindwin[211] trong khi quân Trung Quốc chiếm được Myitkyina. Tháng 9 năm 1944, quân Trung Quốc chiếm được núi Song và khai thông lại tuyến đường Miến Điện.[212] Quân Nhật thành công hơn ở Trung Quốc khi họ cuối cùng cũng chiếm được Trường Sa vào giữa tháng 6 và Hành Dương vào đầu tháng 8. Người Nhật sau đó đã tổ chức tấn công vào tỉnh Quảng Tây, giành chiến thắng tại Quế Lâm và Liễu Châu vào cuối tháng 11,[213] thành công liên kết lực lượng ở Trung Quốc và Đông Dương lại với nhau vào giữa tháng 12.[214]

Tại Thái Bình Dương, người Mỹ tiếp tục đẩy lùi vành đai phòng thủ của quân Nhật. Vào giữa tháng 6 năm 1944, quân đội Hoa Kỳ đã chiếm lại Mariana và Palau từ tay Nhật với chiến thuật "nhảy cừu", đồng thời đánh bại hải quân Nhật trong trận chiến trên Biển Philippines. Những thất bại này đã buộc Thủ tướng Nhật Bản Tojo Hideki phải từ chức, đồng thời cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân để tiến hành oanh tạc bằng máy bay ném bom hạng nặng nhằm vào quần đảo Nhật Bản. Cuối tháng 10, lực lượng Hoa Kỳ đánh chiếm hòn đảo Leyte của Philippines; ngay sau đó, lực lượng hải quân Đồng Minh giành được một chiến thắng lớn khác trước lực lượng của Nhật Bản trong trận Vịnh Leyte, một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại.[215]

Mục lục

  • 1 1939-1940: Khối Trục thắng lợi
    • 1.1 Chiến tranh kì quặc
    • 1.2 Scandinavia
    • 1.3 Trận chiến tại Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Pháp
  • 2 1941-1944: Đức làm chủ tình hình mặt trận
  • 3 1944-1945: Đồng Minh phản công
    • 3.1 Trận Normandie
    • 3.2 Giải phóng Pháp
    • 3.3 Chiến dịch Market Garden
    • 3.4 Tấn công vùng Rhine
    • 3.5 Trận Ardennes: Đức phản công
    • 3.6 Cuộc xâm chiếm vào Đức
    • 3.7 Đức Quốc xã tan rã
  • 4 Chú thích

1939-1940: Khối Trục thắng lợiSửa đổi

Chiến tranh kì quặcSửa đổi

Sau khi quân Đức tràn sang chiếm Ba Lan năm 1939, Anh và Pháp lên tiếng phản đối và tuyên chiến với Đức. Nhưng trong một thời gian từ tháng 9 năm 1939 cho đến khi Đức xâm lấn Pháp vào tháng 5 năm 1940, không có cuộc chạm súng nào đáng kể. Thời gian yên lặng này thường được gọi là chiến tranh kì quặc (tiếng Anh: Phoney War).

Trong thời gian này phần lớn lực lượng Đức tham gia chiếm đóng Ba Lan, một ít được đem sang củng cố tuyến phòng thủ Siegfried dọc biên giới Đức-Pháp. Bên kia, liên minh Anh và Pháp cũng rục rịch đưa quân đội ra trấn đóng dọc tuyến phòng thủ Maginot. Không quân Hoàng gia Anh đem truyền đơn rải vào Đức và quân Canada kéo đến đồn trú tại Anh. Tuy nhiên không có cuộc chạm súng đáng kể nào với Đức.

Quân đội Anh và Pháp ra sức chế tạo đồng thời mua thêm vũ khí từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ lúc này chưa tham chiến và chỉ ủng hộ Anh Pháp bằng cách giảm giá vũ khí và tiếp vận. Đức thấy vậy cũng đưa chiến hạm ra Đại Tây Dương ngăn chận các cuộc vận chuyển từ Hoa Kỳ sang châu Âu.

ScandinaviaSửa đổi

Quân Đồng Minh và Đức bắt đầu giao chiến thực sự từ tháng 4 năm 1940 tại chiến trường Na Uy. Quân Đức mở chiến dịch Weserübung tấn công Na Uy và Đan Mạch. Quân Đồng Minh dự tính đổ bộ vào Bắc Âu để bao vây Đức nhưng bị đẩy lùi. Tuy nhiên hải quân Đức bị thiệt hại khá nặng nề sau chiến cuộc này. Đan Mạch và Na Uy bị Đức thôn tính.

Trận chiến tại Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và PhápSửa đổi

Quân Đức mở cuộc tấn công sang Pháp vào tháng 5 năm 1940. Quân liên hiệp tây Âu gồm Anh, Pháp, Bỉ chẳng mấy chốc bị đánh tan tác trước sức mạnh và chiến lược hành quân thần tốc "blitzkrieg" của quân Đức. Các lực lượng chủ yếu của Anh và Pháp phải rút về Dunkerque và lên thuyền trốn sang Anh. Quân chính quy Pháp thì về Normandie đầu hàng, với 90.000 lính tử trận và 200.000 bị thương. Các cuộc tranh chấp hầu như kết thúc.Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, và 3/4 nước Pháp rơi vào tay Đức. Bộ tư lệnh Đức sau đó dự tính mở Chiến dịch Sư tử biển tấn công Anh Quốc. Vì hải quân Đức còn đang hồi phục sau thiệt hại nặng trong cuộc chiến tại Na Uy, không quân Đức được trao trọng trách phải khống chế không phận, đập tan kỹ nghệ và ý chí của dân Anh trước khi Đức có thể đem quân đổ bộ lên đất Anh.

1941-1944: Đức làm chủ tình hình mặt trậnSửa đổi

Sau thất bại của cuộc oanh tạc Anh Quốc, Đức bỏ ý định xâm lăng nước này, dồn nỗ lực tấn công Liên Xô đồng thời củng cố tuyến phòng thủ bức tường Đại Tây Dương - một dãy các lô cốt, tường cao, đại bác, và chướng ngại vật dọc bờ biển Manche, chờ đợi các cuộc tấn công từ Anh vào Pháp.

Đức thiết lập chính phủ Vichy tại Pháp. Charles de Gaulle lập chính phủ Pháp lưu vong, kêu gọi dân Pháp tham gia kháng chiến chống Đức.

Đồng Minh mở cuộc tấn công vào bãi biển Dieppe của Pháp ngày 19 tháng 8 năm 1942 nhưng chỉ trong vài tiếng đã phải rút lui vì không thể phá được tuyến phòng thủ vững chắc của Đức. Đội quân gồm lính Canada cùng một số đơn vị Hoa Kỳ và Anh bị thiệt hại nặng nề, hơn hai phần ba bị chết hoặc bị thương. Quân Đồng Minh tuy thua to nhưng có được kinh nghiệm cho cuộc đổ bộ sau này tại Normandie (năm 1944).

Trong hai năm sau đó, hầu như không có một trận đánh đáng kể nào trên mặt trận phía tây châu Âu. Phần lớn quân Đức chỉ phải đối phó với những cuộc tấn công du kích lẻ tẻ từ các lực lượng kháng chiến, nhất là kháng chiến Pháp với hỗ trợ từ các cơ quan tình báo và tiếp vận của Đồng Minh (SOE và OSS).

Tuy không chạm súng trên đất liền, Đồng Minh vẫn thường đem máy bay sang oanh tạc các căn cứ quân sự của Đức. Không quân Hoa Kỳ oanh tạc ban ngày, Không quân Anh oanh tạc ban đêm.

Quân Anh mở nhiều cuộc đột kích bằng lính biệt kích dù - nổi bật là tại Boulogne (11 tháng 6 1940) và Guernsey (14 - 15 tháng 7 1940). Quân biệt kích nhảy vào đất Pháp đánh phá và rút lui, gây rối loạn trong hàng ngũ quân Đức, đồng thời khích động tinh thần của nhân dân kháng chiến tại Pháp. Ngoài ra Đồng Minh còn mở các cuộc đột kích khác như tại Bruneval (27, 28 tháng 2 1942), St Nazaire (27, 28 tháng 3 1942), Bayonne (5 tháng 4 1942), Hardelot (21, 22 tháng 4 1942), Dieppe (19 tháng 8 1942), Gironde (7 - 12 tháng 12 1942).[4][5]

Cuộc đột kích tại Sark vào đêm ngày 3 sáng ngày 4 tháng 10 1942 gây chấn động đến nỗi Hitler phải ra lệnh cho phép quân Đức quyền đương nhiên xử tử các biệt kích dù Đồng Minh khi bắt được.

Mùa hè năm 1944, bộ chỉ huy Đức Quốc xã tin chắc rằng quân Đồng Minh sẽ tấn công vào Pháp. Quân Đức tại Mặt trận phía tây được điều động dưới chỉ huy của bộ tư lệnh tại Paris, gồm 3 đơn vị bức tường Đại Tây Dương chính yếu:

  • Wehrmacht Befehlshaber Niederlande (WBN) phòng thù bờ biển Hà Lan-Bỉ.
  • Cụm tập đoàn quân B và tập đoàn quân 15 (tư lệnh tại Tourcoing) kiểm soát khu bắc nước Pháp, mạn trên của sông Seine, tập đoàn quân 7 (tư lệnh tại Le Mans) canh phòng từ sông Seine đến sông Loire, dọc bờ biển Manche.
  • Cụm tập đoàn quân G phòng thủ vịnh Biscay và Vichy, tập đoàn quân 1 (tư lệnh tại Bordeaux) kiểm soát bờ biển Đại Tây Dương từ Loire đền biên giới Pháp-Tây Ban Nha, và tập đoàn quân 19 (tư lệnh tại Avignon) phòng thủ bờ biển Địa Trung Hải của Pháp.

Vì không biết chắc Đồng Minh sẽ đổ bộ vào chỗ nào, lực lượng quân Đức phải phân tán nhiều đơn vị thiết giáp cơ động (Panzer). Mỗi cụm tập đoàn quân được chia một vài đơn vị thiết giáp. Cụm tập đoàn quân B có sư đoàn Panzer 2 tại bắc nước Pháp, sư đoàn 116 tại Paris, và sư đoàn 21 tại Normandie. Cụm tập đoàn quân G có sư đoàn 11 tại Gironde, sư đoàn 2 Panzer SS tái hợp tại vùng Montauban nam Pháp và sư đoàn 9 tại Bouches-du-Rhône.

Bộ chỉ huy Đức tại mặt trận miền Tây cũng có vài đơn vị Panzer, nhưng cũng bị phân tán mỏng trên vùng đất khá rộng; có thể bị Đồng Minh tấn công không biết lúc nào và ở đâu: Sư đoàn 1 Leibstandarte SS Adolf Hitler đang được thành lập tại Hà Lan, sư đoàn 12 Panzer Hitlerjugend (thiếu niên Hitler) và đơn vị Panzerlehrdivision đóng tại khu vực Paris-Orleans, vì Normandie vẫn được chú trọng là nơi có thể bị Đồng Minh đổ bộ. Sư đoàn 17 Panzergrenadier Götz von Berlichingen đóng quân tại vùng phái nam Loire và chung quanh Tours.

1944-1945: Đồng Minh phản côngSửa đổi

Vào tháng 02 năm 1943, chiến thắng của Hồng Quân ở trận Stalingrad đã gần như kết thúc số phận của Đức Quốc xã. Anh và Mỹ thì chỉ phải chiến đấu chống lại 3 sư đoàn Đức ở Bắc Phi. Tổng thống Mỹ Roosevelt ở hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 đã cam kết với Nguyên soái Stalin (Liên Xô) rằng một mặt trận thứ hai sẽ được mở. Thủ tướng Churchill (Anh) đã phản đối nhưng không có kết quả. Hoạch định cho việc đổ bộ lên Normandy trở thành ưu tiên. Vào lúc các Đồng Minh Phương Tây đổ bộ lên Pháp vào tháng 06 năm 1944 thì quân Đức đã chắc chắn sẽ bị Liên Xô đánh bại. Nếu Anh và Mỹ không đổ quân vào Pháp, thì Hồng Quân Liên Xô sẽ quét sạch quân Đức trên khắp châu Âu và tiến tới tận Paris, đây là điều Anh-Pháp không hề muốn xảy ra[6]

Trận NormandieSửa đổi

Bản đồ các ngã hành quân của cuộc đổ bộ vào Normandie

Ngày 6 tháng 6 năm 1944 quân Đồng Minh mở Chiến dịch Overlord bắt đầu cuộc giải phóng nước Pháp. Trong khi bộ tư lệnh Đức dự báo quân Đồng Minh sẽ đổ bộ vào Pas-de-Calais, thì cuộc tấn công lại diễn ra tại Normandie. Sau hai tháng hành quân chậm chạp qua các khu đất đầy hàng rào, quân Mỹ tung chiến dịch Cobra đánh thủng được phía tây của tuyến phòng thủ Đức. Quân Đồng Minh thừa thắng tràn ra khắp lãnh thổ Pháp, bao vây 100.000 lính Đức tại Falaise. Tương tự như mặt trận phía đông, Hitler lại không cho phép rút quân cho đến khi quá trễ. Vì vậy mà 60.000 quân Đức bị bắt tù binh tại Falaise, chỉ có 40.000 trốn thoát được.

Quân Đồng Minh chia làm hai nhánh, Hoa Kỳ tiếp tục tấn công vào nam Pháp, Luxembourg và khu kỹ nghệ Ruhr của Đức; quân Anh-Canada tiến về phía đông bắc, vào Bỉ, Hà Lan và phía bắc nước Đức.

Giải phóng PhápSửa đổi

Giải phóng Paris

Ngày 15 tháng 8 quân Đồng Minh mở chiến dịch Dragoon, giải phóng lãnh thổ từ Toulon đến Cannes. Tập đoàn quân 7 (Hoa Kỳ) và Tập đoàn quân 1 (Pháp) nhanh chóng đánh bại quân Đức trong vòng 2 tuần lễ, tiến lên thung lũng Rhone. Quân Đức chỉnh đốn tàn quân, bám đất cầm cự một thời gian trong khu hiểm trở của dãy núi Vosges.

Quân Đức đang đóng giữ Pháp lúc này bị tấn công từ 3 mặt: phía bắc là Cụm tập đoàn quân 21 (Anh - do Bernard Montgomery chỉ huy), ở giữa là Cụm tập đoàn quân 12 (Hoa Kỳ - do Omar Bradley chỉ huy) và phía nam là Cụm tập đoàn quân 6 (Hoa Kỳ - do Jacob L. Devers chỉ huy). Đến giữa tháng 9 năm 1944, cả ba lực lượng này nằm dưới quyền của tổng tư lệnh Dwight D. Eisenhower (SHAEF: Supreme Headquarters, Allied Expeditionary Forces - Tổng tư lệnh tối cao, Lực lượng viễn chinh Đồng Minh)

Bị tấn công từ nhiều hướng, quân Đức phải rút lui. Ngày 19 tháng 8, lực lượng kháng chiến Pháp mở cuộc tổng tấn công và đến ngày 25 tháng 8 tiến vào giải phóng thủ đô Paris. Hitler ra lệnh cho tướng Đức Dietrich von Choltitz phải cầm cự cho đến cùng và nếu thấy gần thua phải đốt trụi thủ đô Paris. Nhưng Choltitz quyết định không nghe theo lệnh và ký giấy đầu hàng tướng Pháp Philippe Leclerc de Hauteclocque.

Thành công của cuộc giải phóng những vùng tây Âu làm dịu nỗi lo sợ của dân chúng ở London và đông nam Anh Quốc, vì Đức sẽ không còn chỗ để phóng các loại vũ khí Vergeltungswaffen (tên lửa V-1 và V-2) vào nước Anh được nữa.

Chiến dịch Market GardenSửa đổi

Bernard Montgomery đặt kế hoạch thả lính dù tấn công và chiếm đóng nhanh chóng các cầu băng ngang sông Meuse, hai nhánh chính và các kinh rạch thuộc sông Rhine. Theo kế hoạch dự tính sau khi các cầu được kiểm soát, lục quân Đồng Minh sẽ vượt mạng dưới sông Rhine, tấn công vào sườn của tuyến phòng thủ Siegfried và bao vây khu vực kỹ nghệ trọng yếu Ruhr của Đức. Tuy đạt được một vài thành công trong giai đoạn đầu, chiến dịch này cuối cùng thất bại.

Tấn công vùng RhineSửa đổi

Quân Hoa Kỳ băng qua tuyến phòng thủ Siegfried Line tiến vào lãnh thổ Đức.

Quân Đồng Minh tiến đến tuyến phòng thủ Siegfried và từ tháng 9 bắt đầu cuộc hành quân đẫm máu qua khu rừng Hurtgen cố sức chọc thủng tường bảo vệ của Đức.

Hải cảng Antwerp rơi vào tay Sư đoàn 11 Thiết giáp của Anh ngày 4 tháng 9. Để sử dụng cảng này, quân Đồng Minh phải triệt hạ những căn cứ phòng thủ vững chắc của Đức cài đặt ngang dọc khu vực sông Scheldt. Cuộc tấn công (chiến dịch Switchback) đồn quân sự tại Breskens (bờ phía nam sông Scheldt, gần biên giới Hà Lan-Bỉ) gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Canada và Ba Lan. Sau đó là một chuỗi những trận đánh cam go để giành lại một bán đảo trên sông Scheldt và kết thúc khi vào tháng 11 lực lượng thủy quân lục chiến tấn công vào đảo Walcheren. Chiến thắng khu vực sông Scheldt là một thành quả lớn của quân đội Canada, mở đường cho tiếp vận qua cảng Antwerp, gần hơn các cảng ở khu Normandie.

Quân Đức bị bắt làm tù binh tại Aachen

Quân Hoa Kỳ tấn công thành phố Aachen của Đức vào tháng 10 năm 1944. Đây là lần đầu tiên trong cuộc thế chiến một thành phố lớn của Đức bị tấn công. Quân Đức cố cầm cự nhưng thua, với 5.000 binh sĩ chết và 5.600 bị bắt làm tù binh.

phía nam thành phố Ardennes, quân Hoa Kỳ tấn công và đánh bật quân Đức ra khỏi Lorraine. Nhưng sau đó gặp trở ngại khi kéo qua sông Moselle vì thiếu tiếp vận, thời tiết xấu trong khi quân Đức lại tăng cường lực lượng yểm trợ. Đồng Minh cũng gặp kháng cự mãnh liệt của quân Đức trong vùng núi Vosges.

Đến tháng 11 thì quân Đức kiệt sức và thua chạy liên tiếp tại nhiều nơi. Quân Đồng Minh tràn vào Belfort, Mulhouse, và Strasbourg, thiết lập căn cứ quân sự dọc sông Rhine. Quân Đức cầm cự giữ được một cầu lớn phía tây sông Rhine, tại Colmar.

Trận Ardennes: Đức phản côngSửa đổi

Lính Mỹ trong tư thế tiếp chiến trong trận Ardennes

Sau khi rút khỏi Normandie, lực lượng quân đội Đức Quốc xã luôn tìm cơ hội phản công. Kế hoạch Wacht am Rhein ("Canh phòng sông Rhine") được đưa ra để tấn công Ardennes và lật ngược thế cờ đẩy quân lên chiếm lại phía bắc Antwerp, chia đôi lực lượng quân đội Hoa Kỳ và Anh. Cuộc tấn công Ardennes bắt đầu ngày 16 tháng 12, tiếng Anh gọi là Battle of the Bulge, vì lực lượng Đức đâm một mũi dùi sâu vào chiến tuyến của Đồng Minh, tạo một khối u trên bản đồ quân sự. Khu vực Ardennes lúc bấy giờ do Tập đoàn quân 1 Hoa Kỳ trấn giữ. Do thời tiết thuận lợi cho cuộc tấn công bất ngờ, quân Đức thành công trong giai đoạn đầu, tiến gần đến sông Meuse. Nhưng sau đó quân Đồng Minh đẩy lui được quân Đức về vị trí cũ ngày 15 tháng 1 năm 1945.

Quân Đức mở thêm cuộc phản công thứ nhì tại Alsace vào ngày 1 tháng 1 năm 1945, với mục đích lấy lại Strasbourg. Quân Đồng Minh đang phải chia quân cho bên trận Ardennes nên bị tổn thất nặng nề; nhưng sau 4 tuần tranh đấu cũng đánh bật được lực lượng quân Đức.

Chốt phòng thủ biên giới sau cùng của Đức tại Colmar sau đó cũng bị liên quãn Mỹ-Pháp hạ, mở đầu cho cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào lãnh thổ Đức Quốc xã.

Bản đồ chiến trường Tây Âu tháng 12 năm 1944

Cuộc xâm chiếm vào ĐứcSửa đổi

Quân Mỹ trên chiến phà kéo sang sông Rhine.

Quân Đồng Minh dự tính tấn công gọng kìm ngày 8 tháng 2 năm 1945 với quân Canada mở Chiến dịch Veritable kéo sang từ khu vực Nijmegen Hà Lan cùng lúc với quân Hoa Kỳ trong Chiến dịch Grenade băng ngang sông Roer. Kế hoạch bị trì trệ vì quân Đức trước đó đã làm ngập lụt khu vực bằng cách phá đập nước thượng lưu. Tướng Đức Gerd von Rundstedt mưu tính bảo toàn lực lượng rút quân về mạng đông sông Rhine trong lúc quân Đồng Minh đang bị sa lầy. Nhưng Hitler ra lệnh buộc ông phải dậm chân tại chỗ và chờ quân Đồng Minh đến đánh.

Sau khi nước rút cạn, quân Hoa Kỳ kéo sang sông Roer ngày 23 tháng 2, các lượng Đồng Minh khác cũng cùng đổ tới. Quân của Rundstedt lâm thế kẹt trên bờ mạng tây và bị đánh tan tác với 290.000 binh sĩ bị bắt làm tù binh.

Tướng Hoa Kỳ Omar Bradley truy đuổi tàn quân Đức rút lui và chiếm được cầu Ludendorff tại Remagen trước khi quân Đức toan giật sập. Do đó tạo được tuyến giao thông ngang sông Rhine ngày 7 tháng 3. Tướng George S. Patton nhân cơ hội này tấn công vào Oppenheim phía nam của Mainz.

Ngày 23 tháng 3 quân Anh mở Chiến dịch Plunder tấn công vào Rees và Wesel. Ngày 26 tháng 3 quân Hoa Kỳ tiến đến Mannheim và Worms.

Quân Hoa Kỳ hành quân ngang tỉnh Waldenburg Đức, tháng 4 1945.

Sau khi vượt được sông Rhine, quân Anh tiến lên phía Hamburg, qua sông Elbe và kéo đến Đan Mạch và biển Baltic. Ngày 2 tháng 5 quân Anh - Canada chiếm Wismar trước khi quân Liên Xô kéo đến. Về phía nam, quân Hoa Kỳ bắt đầu chia hai ngã gọng kìm kéo vào khu kỹ nghệ Ruhr. Ngày 4 tháng 4 Cụm tập đoàn quân B của thống chế Đức Walther Model bị bao vây tại Ruhr và 300.000 quân Đức bị bắt làm tù binh ngày 18 tháng 4. Quân Hoa Kỳ tiếp tục tiến về sông Elbe. Trên đường tiến về phía đông nước Đức, quân Đồng Minh chạm phải nhiều cuộc phản kích kịch liệt của quân địch, gồm quân Đức chính quy và các nhóm phòng không, địa phương quân và đảng viên đảng Quốc xã vũ trang, tại Frankfurt am Main, Kassel, Magdeburg, Halle, và Leipzig. Bộ tư lệnh Đồng Minh quyết định dừng lại tại sông Elbe và chờ liên hệ được với quân Xô Viết vào cuối tháng 4.

Tập đoàn quân 3 Hoa Kỳ tiến sang đến tận Tiệp Khắc, vào phía đông khu vực Bavaria và phía bắc Áo. Tính đến ngày thắng trận, Cụm tập đoàn quân 12 Hoa Kỳ tại châu Âu bao gồm 4 tập đoàn quân (1, 3, 9 và 15) với hơn 1,3 triệu lính.

Đức Quốc xã tan rãSửa đổi

Quân Đức anh dũng cầm cự tại nhiều thành phố nhưng dần dần bị đập tan. Ngày 23 tháng 4 Himmler liên lạc với Đồng Minh để thương lượng đầu hàng nhưng không thành. Hitler tự tử ngày 30 tháng 4. Ngày 4 tháng 5 Montgomery nhận quân đầu hàng khắp mặt trận phía tây châu Âu (Bỉ, Hà Lan, bắc Đức (Hamburg, Hanover, Bremen) và Đan Mạch). Ngày 5 tháng 5 Cụm tập đoàn quân G của Đức đầu hàng tại Bavaria. Đại đô đốc Karl Dönitz tân tổng thống của Đức Quốc xã tuyên bố quân đội Đức đầu hàng và cuộc chiến tại châu Âu chấm dứt.

Vào lúc 2 giờ 41 phút sáng ngày 7 tháng 5 năm 1945, tại văn phòng tư lệnh Đồng Minh tại Rheims, tướng Đức Alfred Jodl ký giấy đầu hàng. Tướng Hoa Kỳ Eisenhower chấp nhận quân đội Đức đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh. Tại Na Uy, tướng Franz Böhme cũng ký giấy đầu hàng. Ngày 8 tháng 5, thống chế Đức Wilhelm Keitel đến Karlshorst ký giấy đầu hàng tướng Liên Xô Zhukov, văn kiện đầu hàng này là bản sao của văn kiện tại Rheims với hai điều kiện riêng của Liên Xô thêm vào.[7]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b MacDonald, C (2005), The Last Offensive: The European Theater of Operations. University Press of the Pacific
  2. ^ Rűdiger Overmans, Deutsche militärische Verluste im Zweiten Weltkrieg. Oldenbourg 2000. ISBN 3-486-56531-1, Richard Overy The Dictators: Hitler's Germany and Stalin's Russia (2004), ISBN 0-7139-9309-X
  3. ^ Ellis, John (1993). The World War II Databook: The Essential Facts and Figures for all the combatants. BCA. ISBN 978-185410-254-6.
  4. ^ North West Europe 1942 Lưu trữ 2008-01-13 tại Wayback Machine regiments.org Lưu trữ 2007-05-04 tại Wayback Machine
  5. ^ Dieppe Lưu trữ 2007-10-17 tại Wayback Machine, www.canadiansoldiers.com Lưu trữ 2007-10-17 tại Wayback Machine
  6. ^ Michael Jabara Carley. Montréal University (Canada). International New York Times, 06/05/2015
  7. ^ Keitel is defiant at Berlin ritual. The New York Times. 10 tháng 5 năm 1945