Ví dụ kiểm kê định kỳ

Kê Khai Thường Xuyên Kiểm Kê Định Kỳ Nội dung - Theo dõi thường xuyên, lên tục, có hệ thống;
- Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
- Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ - trị giá hàng xuất kho trong kỳ.
  - Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;
- Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập - xuất trong kỳ;
- Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ - trị giá hàng tồn kho cuối kỳ. (cuối kỳ mới tính được)
(cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó, kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ)
  Chứng từ SD    -  Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
-  Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.      -  Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
-  Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.
Cuối kỳ kế toán nhận chứng từ nhập xuất hàng hoá từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hoá, ghi giá hạch toán và tính tiền cho từng chứng từ. Các hạch toán Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 152, 153. 154, 156, 157). Mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”).
Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). Ví dụ: Khi Mua HH Nợ TK 156
Nợ 1331 (Nếu có)
Có 111/112/331.. Nợ 611 – Mua hàng
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111/112/331
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê:
Nợ 156 / Có 611 Đối tượng áp dụng Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . . Các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ. . .). Ưu điểm + Xác định, đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ.
+ Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
+ Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý (giữa thủ kho và kế toán).
  Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhược điểm - Tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên, nhược điểm này được khắc phục khi doanh nghiệp tin học hoá công tác kế toán.
  + Công việc kế toán dồn vào cuối kỳ.
+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý.
+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.

Cho em hỏi khi mình tính giá vôn thực tế của vật tư xuất kho trong trường hợp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì thì khác nhau thế nào ạ?? Mọi người lấy ví dụ dùm em với nhá, em mới bắt đầu học KT nên còn gà lắm!!! THANKS mọi người nhiều!!!Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

ThuNgoc_ftu nói:   Cho em hỏi khi mình tính giá vôn thực tế của vật tư xuất kho trong trường hợp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì thì khác nhau thế nào ạ?? Mọi người lấy ví dụ dùm em với nhá, em mới bắt đầu học KT nên còn gà lắm!!! THANKS mọi người nhiều!!! Nhấn để mở rộng... 1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là TK 151, 152, 153, 155, 156 dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm của NVL, CCCD, thành phẩm và hàng hóa trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ.

2. Đối với phương pháp kê khai định kỳ thì tài khoản sử dụng là 611 để theo dõi cho tất cả các nghiệp tăng, giảm NVL, CCDC, thành phẩm và hàng hóa phát sinh trong kỳ. Đầu kỳ kết chuyển các TK 151, 152, 153, 155, 156 về TK 611. Ngược lại, cuối kỳ kết chuyển TK 611 về các TK 151, 152, 153, 155, 156.

Ví dụ: Cty bạn kinh doanh mặt hàng A, số lượng tồn kho của tháng trước là: 1.000 sp x 500k/sp, trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau:

Ngày 1: Xuất kho 700 sp bán cho Cty X với giá 600k/sp chưa thu tiền.
Ngày 8: Nhập kho 500 sp với giá 550k/sp chưa thanh toán cho người bán.
Ngày 15: Xuất kho 600 sp bán cho Cty Y với giá 650k/sp thu bằng TGNH.
Ngày 23: Nhập kho 1.200 sp với giá 600/sp đã thanh toán bằng  TM.
Ngày 30: Xuât kho 1.000 sp bán cho Cty Z với giá 700k/ sp thu bằng TM.

Bạn hãy định khoản các nghiệp vụ trên, biết rằng cty tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO)

1.Kê khai thường xuyên:
Tôi chỉ tính và hạch toán giá nhập và giá xuất kho cho bạn thôi hén, các bút toán định khoản khác bạn tự làm nhé.

Ngày 1: Nợ 632/Có 1561: 700 x 500k
Ngày 8:
Nợ 1561: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Nợ 632/Có 1561: (300 x 500k) + (300 x 550k)
Ngày 23:
Nợ 1561: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:

Ngày 30: Nợ 632/Có 1561: (200 x 550k) + (800 x 600k)

2. Kiểm kê định kỳ:

Đầu kỳ bạn làm động tác chuyển SDĐK của hàng tồn kho như sau:
Nợ 611/ Có 1561: 1.000 sp x 500k

Ngày 1: Chỉ phản ánh doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 8:
Nợ 611: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 23:
Nợ 611: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:
Ngày 30: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.

Cuối tháng, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ ==> sẽ tính được trị giá hàng xuất kho trong kỳ (giá vốn).

Công thức để tính Trị giá hàng hóa xuất kho (giá vốn) = Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ + Tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ - Trị giá hàng hóa tồn cuối kỳ.

Bạn thử tính xem sao nhé. Nhớ post lên đây cho mọi người xem đúng, sai thế nào hén.

Chúc bạn làm tốt bài tập này.

Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

cho em hỏi thêm là hai phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào tới bản cân đối kế toán, hay là nó chỉ ảnh hưởng tới việc tính giá xuất kho thui???Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

happy1208 nói:   cho em hỏi thêm là hai phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào tới bản cân đối kế toán, hay là nó chỉ ảnh hưởng tới việc tính giá xuất kho thui??? Nhấn để mở rộng...
chỉ cần hiểu đơn giản là pp kktx thì sẽ hạch toán các nghiệp vụ một cách thường xuyên, liên tục, nghiệp vụ phát sinh được ghi chép ngay khi phát sinh còn pp kkđk thì sẽ tập hợp các nghiệp vụ lại đến cuối một kỳ( tháng, quí...) mới lên sổ, như vậy có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ko nhỉ?

Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

anh chị chỉ rõ cho em hiểu về kết chuyển?có ví dụ minh hoạ càng tốt.thanhksÐề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

cho em hỏi là nếu nhập hàng vào trong kỳ kèm theo thuế VAT thì tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ có gì thay đổi ko cơ ?Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Thuế VAT không co liên quan đến hàng hóa, vì thuế VAT côn ty bạn đã được khấu trừ, còn giá vốn hàng tồn kho thì tùy bạn chọn cách tính giá vốn, thường có 4 cách tính (NVL, hàng hóa,....)

Ví dụ kiểm kê định kỳ

Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

nếu hạch toán giá mua riêng,thuế VAT riêng thì chắc k thay đổi gì nhỉ?Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

ĐÚng rồi, Nếu có VAt thì bạn hạch toán vào tk1331: tiền VAT của hàng hoáÐề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Cho em hỏi trong phương pháp kiểm kê định kỳ, mình chỉ biết được tổng giá trị xuất ra của nguyên vật liệu lúc cuối kỳ mà không biết xuất đi đâu và làm gì, vd làm sao biết xuất cho bộ phận A bao nhiêu,bộ phận B bn vì trong kỳ mình hoàn toàn theo dõi. Như vậy mình sẽ hạch toán các tài khoản này như thế nào:621,627,641,642...

---------- Post added at 03

0 ---------- Previous post was at 03:28 ----------

và mình sẽ ghi sổ và các chứng từ thế nào? Em vừa học môn kế toán tài chính nên chưa hiểu lắmmong các anh chị giúp cho. Em cảm ơn nhiềuÐề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Cho dù là sử dụng phương pháp nào trong 2 phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên, kế toán cũng phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, nghĩa là mặc dù đều định khoản trên TK 611, song kế toán sẽ mở chi tiết các TK cấp 2, cấp 3 cho TK này để theo dõi cho từng đối tượng NVL, CCDC... cho phù hợp. Do đó, hoàn toàn có thể xác định được giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng là của vật tư, hàng hóa nào, xuất cho bộ phận nào.Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

letmyha nói:   1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là TK 151, 152, 153, 155, 156 dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm của NVL, CCCD, thành phẩm và hàng hóa trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ.

2. Đối với phương pháp kê khai định kỳ thì tài khoản sử dụng là 611 để theo dõi cho tất cả các nghiệp tăng, giảm NVL, CCDC, thành phẩm và hàng hóa phát sinh trong kỳ. Đầu kỳ kết chuyển các TK 151, 152, 153, 155, 156 về TK 611. Ngược lại, cuối kỳ kết chuyển TK 611 về các TK 151, 152, 153, 155, 156.

Ví dụ: Cty bạn kinh doanh mặt hàng A, số lượng tồn kho của tháng trước là: 1.000 sp x 500k/sp, trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau:

Ngày 1: Xuất kho 700 sp bán cho Cty X với giá 600k/sp chưa thu tiền.
Ngày 8: Nhập kho 500 sp với giá 550k/sp chưa thanh toán cho người bán.
Ngày 15: Xuất kho 600 sp bán cho Cty Y với giá 650k/sp thu bằng TGNH.
Ngày 23: Nhập kho 1.200 sp với giá 600/sp đã thanh toán bằng  TM.
Ngày 30: Xuât kho 1.000 sp bán cho Cty Z với giá 700k/ sp thu bằng TM.

Bạn hãy định khoản các nghiệp vụ trên, biết rằng cty tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO)

1.Kê khai thường xuyên:
Tôi chỉ tính và hạch toán giá nhập và giá xuất kho cho bạn thôi hén, các bút toán định khoản khác bạn tự làm nhé.

Ngày 1: Nợ 632/Có 1561: 700 x 500k
Ngày 8:
Nợ 1561: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Nợ 632/Có 1561: (300 x 500k) + (300 x 550k)
Ngày 23:
Nợ 1561: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:

Ngày 30: Nợ 632/Có 1561: (200 x 550k) + (800 x 600k)

2. Kiểm kê định kỳ:

Đầu kỳ bạn làm động tác chuyển SDĐK của hàng tồn kho như sau:
Nợ 611/ Có 1561: 1.000 sp x 500k

Ngày 1: Chỉ phản ánh doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 8:
Nợ 611: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 23:
Nợ 611: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:
Ngày 30: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.

Cuối tháng, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ ==> sẽ tính được trị giá hàng xuất kho trong kỳ (giá vốn).

Công thức để tính Trị giá hàng hóa xuất kho (giá vốn) = Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ + Tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ - Trị giá hàng hóa tồn cuối kỳ.

Bạn thử tính xem sao nhé. Nhớ post lên đây cho mọi người xem đúng, sai thế nào hén.

Chúc bạn làm tốt bài tập này. Nhấn để mở rộng...  Chào anh(chị),cho e hỏi chút ạ,
tại sao với phương pháp kiểm kê định kỳ lại hạch toán hết vào tải khoản 632 ạ?trong khi bình thường mình sẽ hạch toán vào tài khoản 131,331 hoặc 111,112...
cái công thức tính giá trị thực tế hàng xuất kho là chỉ áp dụng đối với phương pháp kiểm kê định kỳ thôi đúng ko ạ? bởi vì ở phương pháp kê khai thường xuyên nhìn vào tài khoản chữ T của 156 có thể biết đc lượng hàng tồn kho và xuất kho rồi ạ!
Vì cả 2 phương pháp kê khai này, nếu mà đã tính được lượng hàng tồn kho thì phải dựa vào số lượng xuất kho trong kỳ,e ko hiểu rõ về công thức lắm, đề bài đâu có cho lượng hàng tồn kho cuối kỳ là bao nhiêu ạ?

Video liên quan