Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Nền khoa bảng Việt Nam bắt đầu từ năm 1075 với khoa thi Tam thường của triều Lý. Tuy nhiên, ai là vị trạng nguyên đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam vẫn còn là một ẩn số đối với nhiều người. 

  • icon

    Bùi Quốc Khái

  • icon

    Mạc Hiển Tích

  • icon

    Lê Văn Thịnh

Giải thích Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình tổ chức tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. "Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học", sách viết.

  • icon

    Bắc Ninh

  • icon

    Hà Nội

  • icon

    Vĩnh Phúc

Giải thích Lê Văn Thịnh ở xã Chi Nhị, tổng Đại Lải, huyện Gia Bình, nay là làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

  • icon

    23 tuổi

  • icon

    25 tuổi

  • icon

    27 tuổi

Giải thích Thông tin về năm sinh, năm mất của ông không được ghi rõ ràng. Theo bản cảo của Hàn lâm Lễ Viện sĩ Đông Các điện, đại học sĩ Lê Tung (soạn tháng 1/1470), Lê Văn Thịnh sinh năm 1050. Chiếu theo đó, khi đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Thịnh đã 25 tuổi.

  • icon

    Tống

  • icon

    Nguyên

  • icon

    Minh

Giải thích Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1084 Lê Văn Thịnh khi ấy là Thị lang bộ binh đã được vua sai đến trại Vĩnh Bình cùng người Tống bàn việc cương giới. Trước đó, khi được vua hỏi ý kiến về việc định biên giới, Lê Văn Thịnh đã trả lời rằng: "Việc dùng binh đao để đòi đất là bất đắc dĩ, xin bệ hạ cho phái đoàn khác lên biên giới thương thuyết". Tài liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh có ghi lại cuộc thương thảo giữa Trạng nguyên họ Lê và nhà Tống. Theo đó, Lê Văn Thịnh đã nói với sứ giả nhà Tống rằng: "Đã là đất thì phải có chủ, các viên quan được triều đình nhà Lý giao cho giữ đất để bảo vệ biên thùy mà đem nộp cho nhà Tống rồi lại trốn đi thì đất ấy đích thực là vật ăn trộm. Việc này luật pháp Đại Việt không những không cho phép mà còn làm dơ bẩn sổ sách của vua quan nhà Tống vì đã nhập nhầm phần đất do thổ dân ăn trộm". Sứ thần nhà Tống cứng họng trước lý lẽ sắc bén, cách trả lời cứng cỏi của Lê Văn Thịnh. "Nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện 3 động", sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại kết quả cuộc định biên giới giữa đại diện Đại Việt là Thị lang bộ binh Lê Văn Thịnh và người Tống.

  • icon

    Tể tướng

  • icon

    Thái sư

  • icon

    Thượng thư

Giải thích Sau khi lập công lớn này, năm 1085 Lê Văn Thịnh được vua phong làm Thái sư.

  • icon

    Án mưu phản

  • icon

    Án tham nhũng

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại vụ án năm 1096 Lê Văn Thịnh mưu làm phản: "Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm (tức hồ Tây, Hà Nội), ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói việc nguy rồi. Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh... Trước đấy Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch". Vụ án trên hồ Dâm Đàm được người đời bàn luận. Nhiều thuyết cho rằng, Lê Văn Thịnh bị hàm oan do vương tôn triều Lý ghen tị với ân sủng vua ban cho vị Thái sư ngoại tộc nên ngấm ngầm hãm hại. Giới sử học Việt Nam trong hội thảo khoa học đánh giá lại sự kiện lịch sử năm 1096 trên hồ Dâm Đàm cũng cho rằng, Lê Văn Thịnh không mưu đồ giết vua. Ông bị dựng chuyện hãm hại do đại diện cho giới Nho học đưa ra những ý tưởng cải cách kinh tế, xã hội làm ảnh hưởng quyền lợi của giới tăng lữ, quý tộc. Trước đó, là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Những cải cách này có lợi cho nhân dân nhưng đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều nên Lê Văn Thịnh bị thù ghét.

  • icon

    Cách chức

  • icon

    Lưu đày

  • icon

    Xử tử

Giải thích Thái sư Lê Văn Thịnh mắc phải tội mưu phản giết vua, theo luật lẽ ra ông bị xử tử, tru di tam tộc như lịch sử sau này lặp lại với vụ án Lệ Chi viên của quan đại thần Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, vua Lý Nhân Tông nghĩ ông là đại thần có công giúp đỡ và tin sùng đạo Phật nên tha tội chết, xử đày lên trại đầu Thao Giang.

  • icon

    Không được lập đền thờ

  • icon

    Được vua cho lập đền thờ

  • icon

    Được nhân dân tự lập đền thờ

Giải thích Ở tuổi 60 bị đày lên miền gió chướng, không rõ Lê Văn Thịnh sống được bao lâu nhưng đến khi mất ông được đưa về quê chôn cất. Người dân vùng Bảo Tháp (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) đã lập đền thờ Trạng nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam, một Thái sư có nhiều công trạng.

  • icon

    Ngày 7 tháng Giêng (Âm lịch)

  • icon

    Ngày 7 tháng Hai (Âm lịch)

  • icon

    Ngày 7 tháng Ba (Âm lịch)

Giải thích Theo tài liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 7 tháng giêng (âm lịch) để tưởng nhớ công ơn Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Cứ 3 năm hội sẽ được mở lớn để 10 đình rước kiệu, bài vị của quan trạng lên đình cả là đền Lê Văn Thịnh.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Rất nhiều người bình phục sau khi mắc COVID-19 đang gặp phải các triệu chứng lâu dài như sương mù não hoặc các vấn đề tim mạch. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Thủ tướng Nga cho biết đã thành công trong việc thay đổi định hướng phát triển kinh tế từ lĩnh vực tài chính và nguyên liệu thô sang các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao và lĩnh vực xã hội.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Ngày 8/4, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết đến nay, số ca mắc COVID-19 ở nhóm trẻ từ 0-9 tuổi là 1.846.489 ca, chiếm 49,9% dân số nhóm tuổi này. Số ca mắc ở thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi là 1.991.775 ca, tương đương 42,4% dân số thuộc cùng nhóm tuổi.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho trẻ mầm non được trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/4.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Theo TS Vũ Xuân Tiến, Trưởng ban Thư ký Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, các trường quân đội cho phép thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào một trường quân đội (nơi thí sinh dự kiến đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1), nếu có nguyện vọng, được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Năm cho biết quân đội Nga đã chịu "tổn thất đáng kể" ở Ukraine.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Phú Thọ có bốn phường Xoan gốc là An Thái xã Phượng Lâu, Kim Đới, Phù Đức, Thét. Cùng với các nghệ nhân hát Xoan, các Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, các trùm phường Xoan đã và đang có nhiều đóng góp trong gìn giữ, phát huy và lan tỏa những câu hát Xoan trong đời sống cộng đồng và trở thành những “báu vật sống” của phường Xoan.

Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

(Ngày Nay) - Tối 7/4, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có trận đấu cuối cùng khoác áo CLB Hà Nội trong cuộc đối đầu với đội CAND tại cúp Quốc gia-BaF Meat 2022. Sau trận đấu, Nguyễn Quang Hải chia tay người hâm mộ Thủ đô khi hợp đồng giữa hai bên hết hạn vào ngày 12/4.