Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Tết Trung thu là ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ảnh: toanphatcorp

Hằng năm, cứ vào ngày 15/8 âm lịch (khoảng tháng 9 dương lịch), người Việt lại háo hức đón Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi, Tết Đoàn Viên. Đây là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Màn trình diễn múa lân đầy màu sắc  trong Tết Trung thu. Ảnh: @burningsu

Lúc xưa, Tết Trung Thu là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau ngắm trăng, ăn bánh dưới tiết trời mát mẻ của mùa thu. Trẻ em sẽ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, rước đèn, múa lân, múa rồng...vui nhộn.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Rước đèn Trung thu với lồng đèn ngôi sao (Ảnh: haivanxanh.com)

Dần dần, Tết Trung Thu tại Việt Nam đã trở thành Tết thiếu nhi. Trong dịp này, các em sẽ được tổ chức ca hát, rước đèn lồng, xem múa lân và được người lớn tặng đồ chơi, bánh kẹo. Và bánh trung thu là loại bánh không thể thiếu trong dịp này. Nó không chỉ đơn giản là một chiếc bánh mà đã trở thành đại diện tinh thần của ngày Tết Trung thu.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu là món bánh không thể thiếu dịp Tết Trung Thu (Ảnh: bachhoaxanh.com)

Nguồn gốc của bánh Trung thu

Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được lan truyền đến Việt Nam. Tương truyền rằng, vào cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh đạo là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống giai cấp thống trị tàn ác. Để có thể truyền tin tức về ngày khởi nghĩa là ngày rằm tháng 8 âm lịch - lúc trăng sáng nhất - người dân đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này có nhét một tờ giấy truyền tin. Chiếc bánh này được truyền đi khắp nơi. Về sau, người Trung Quốc đã làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 hằng năm để kỷ niệm sự kiện đó.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ảnh: @nu_store_19

Lại có truyền thuyết khác về bánh Trung thu cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thời đó họ gọi bánh Trung thu là bánh nguyệt. Triều đại nhà Chu xuất hiện một loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Người ta cho rằng bánh này là thủy tổ của bánh Trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào, dưa hấu làm nhân cho bánh này thêm dồi dào. Vì nguyên liệu chính là hồ đào nên bánh còn được gọi là bánh hồ đào.

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân Trung Quốc kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618 - 907 sau Công Nguyên). Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Đường Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương Quý Phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng nên gọi là bánh nguyệt.

Các loại bánh Trung thu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bánh Trung thu được chia làm bánh dẻo và bánh nướng. Hai loại bánh này thường có hình tròn (hoặc hình vuông) đường kính khoảng 10cm, dày 4cm - 5cm. Trong quan niệm của người Việt, hình tròn tượng trưng cho mặt trăng thể hiện sự no đủ, viên mãn, hình vuông đại diện cho mặt đất. Trong một hộp bánh Trung thu thường có một chiếc bánh nướng đặt cạnh bánh dẻo, một chiếc bánh tròn đặt cạnh một chiếc bánh hình vuông như thể hiện sự giao thoa, hài hòa của trời đất.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh dẻo và bánh nướng là hai loại bánh Trung thu truyền thống ở Việt Nam. Ảnh: @mine.cakeee

Ngoài ra, còn có những kiểu bánh Trung thu hiện đại với hình dạng khác như đàn lợn, cá chép. Hình ảnh cá chép là biểu tượng của sự cao quý, giàu sang và sự đoàn kết. Người ta tặng bánh Trung thu cá chép với ý nghĩa cầu chúc cho đối phương thuận buồm xuôi gió, đạt thành công.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh hình cá chép. Ảnh: sunrisebakery.vn

Những chiếc bánh Trung thu hình heo mẹ và đàn heo con đáng yêu cũng thường góp mặt trong các mâm cỗ Trung thu. Đây là hình ảnh biểu trưng cho sự khăng khít của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, nó còn đại diện cho mơ ước về cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu tạo hình hoa và đàn heo xinh xắn. Ảnh: @gigimisu.de

Làm bánh Trung thu cầu kỳ cỡ nào?

Bánh dẻo

Bánh dẻo được làm từ những nguyên liệu như: bột bánh dẻo, nước đường và tinh dầu hoa bưởi để tăng hương thơm cho vỏ bánh. Phần nhân bánh rất đa dạng, chủ yếu là nhân ngọt như đậu xanh, hạt sen. 

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh dẻo hình tròn là biểu tượng của sự đoàn viên. Ảnh: monngon.tv

Để làm vỏ bánh, người ta sẽ hòa đường với nước nóng rồi đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan sẽ cho thêm ít nước cốt chanh, đun thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp. Tiếp đến, cho thêm dầu ăn và tinh dầu bưởi vào nồi nước đường đun sôi này. Sau đó, cho bột bánh dẻo vào nồi nước đường còn nóng và trộn đều bột. Chờ bột nguội sẽ bắt đầu công đoạn nhồi bột đến khi dẻo mịn mà không dính tay. Cuối cùng, người ta phủ ít bột khô lên mặt bàn, đặt bột bánh dẻo lên trên và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút. 

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Nhào bột làm vỏ bánh dẻo khá công phu. Ảnh: nguoihanoi.vn

Để làm nhân bánh dẻo, người ta cho nước đường cùng loại nhân chính của bánh (đậu xanh, hạt sen, đậu đen)... đun trên bếp với lửa nhỏ trong vài phút. Tiếp đến, cho dầu ăn vào đến khi hỗn hợp trở nên đặc sẽ cho ít bột bánh dẻo đã hòa tan, mạch nha vào đảo đều tay.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Công đoạn cho nhân vào bột đòi hỏi sự tỉ mỉ để tạo hình chiếc bánh dẻo thật đẹp. Ảnh: sunhouse.com.vn

Sau đó, chia bột bánh dẻo thành các phần nhỏ bằng nhau, cán dẹt rồi cho nhân vào giữa, dính các mép bột bọc kín lại. Công đoạn tiếp theo là cho chiếc bánh vào các khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa để tạo hình là hoàn thành. Bánh được để trong 1-2 ngày để chuyển màu trong sẽ ăn ngon hơn.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Cho bột bánh dẻo vào khuôn để tạo hình. Ảnh: sunhouse

Bánh dẻo khi thưởng thức có vị dẻo thơm của vỏ bánh và vị ngọt bùi từ phần nhân hòa quyện tạo nên hương vị vấn vương.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Chiếc bánh dẻo trắng ngần tượng trưng cho sự sắt son. Ảnh: nguoihanoi

Bánh nướng

Vỏ bánh nướng được làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và rượu. Nhân bánh có hai loại là nhân ngọt (làm từ đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, đậu đen, khoai môn tán nhuyễn) hoặc nhân mặn (còn gọi là nhân thập cẩm làm từ hỗn hợp dăm bông, thịt lợn, thịt gà, hạt dưa, ngó sen, bí đao…). Bên cạnh đó, người ta còn cho thêm lòng đỏ trứng vịt muối để tạo thêm hương vị đậm đà cho bánh.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh nướng nhân khoai môn. Ảnh: @nu_store_19

Công đoạn thực hiện bánh nướng gần giống bánh dẻo nhưng khác ở công đoạn nướng. Sau khi làm vỏ và nhân bánh xong, người ta quét một lớp dầu lên mặt bánh rồi cho vào lò nướng. Bánh được nướng ở mức khoảng 220 - 270 độ C trong khoảng 7 phút. Tầm 2-3 ngày sau khi nướng, bánh sẽ đạt hương vị thơm ngon nhất.

Vỏ bánh mềm thơm kết hợp lớp nhân béo ngậy, đủ vị ngọt thơm, đậm đà khiến ai thưởng thức một lần cũng nhớ mãi.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh nướng nhân thập cẩm. Ảnh: lazada

Ngày nay, ngoài loại truyền thống, bánh Trung thu còn có các hương vị mới như nhân socola, sầu riêng, trà xanh, tiramisu... lạ miệng.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu trà xanh (Ảnh:cafef.vn)

Bên cạnh đó, còn có những loại bánh Trung thu cách tân hơn nữa như bánh Trung thu rau câu (làm từ bột rau câu hòa tan trong nước nóng và thêm hương liệu từ nước trái cây, sữa,....khi ăn khá giòn, ngọt và mát), bánh Trung thu nhân tan chảy (phần nhân khi bẻ ra sẽ sền sệt và chảy nhìn rất hấp dẫn).

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu thạch rau câu. Ảnh: foody.vn

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Bánh Trung thu nhân tan chảy. Ảnh: chanhtuoi.com

Cách thưởng thức bánh Trung thu

Người Việt từ xưa đến nay khi thưởng thức bánh Trung thu luôn có một ấm trà xanh bên cạnh. Trà uống vào hơi chát nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt của bánh với vị đắng thanh thanh quyện cùng hương thơm của trà. Hình ảnh khay bánh Trung thu vớ ấm trà nghi ngút khói bên cạnh đã trở thành biểu tượng đẹp trong dịp này.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn bánh cùng với một số loại trái cây có vị chua như: kiwi, cam, táo, bưởi... Việc này sẽ giảm bớt độ ngọt đồng thời kích thích hệ tiêu hóa rất tốt cho cơ thể.

Vỏ bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho điều gì

Thưởng thức bánh Trung thu thường đi kèm với tách trà nóng. Ảnh: Chef Viet Nguyen

Bánh Trung thu dù đã có sự biến tấu và thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa thiêng liêng của nó. Cứ đến Tết Trung Thu, ai cũng cố gắng thu xếp công việc để đoàn tụ cùng gia đình bên những đĩa bánh ngọt ngào để cùng sum vầy đầm ấm.