Vừa dùng bao vừa uống thuốc tránh thai có thai không

Bên cạnh các biện pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng bao cao su,... thì hiện nay  tránh thai là một phương pháp cũng được chị em phụ nữ sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên biện pháp này lại gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, căng ngực, buồn nôn,...  Đặc biệt rất nhiều chị em có chung một nỗi lo đó là uống thuốc tránh thai khi không biết mình đã mang bầu. Vậy uống thuốc tránh thai vẫn có thai có ảnh hưởng gì không?

1. Thuốc tránh thai là gì?

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai là ngăn chặn sự rụng trứng của cơ thể người phụ nữ, khi đó tinh trùng sẽ mất đi “đối tác" để thụ tinh và không thể xảy ra việc mang thai.

Có 2 loại thuốc tránh thai:

  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin: đây là loại chỉ chứa hormone progestin nhưng không chứa estrogen, tên gọi khác là minipill. Thường những chị em đang cho con bú hoặc vì một vài lý do không thể sử dụng estrogen thì sẽ dùng thuốc này.

  • Thuốc tránh thai kết hợp: đây là thuốc tổng hợp chứa cả hormone progestin và estrogen.

Hiện nay việc phụ nữ sử dụng thuốc để tránh thai là khá phổ biến

Phụ nữ nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cho mình loại thuốc tránh thai phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số yếu tố có thể tác động tới việc chọn lựa thuốc tránh thai:

  • Các bệnh mạn tính đang mắc.

  • Tình trạng kinh nguyệt.

  • Sức khỏe tim mạch.

  • Có hay không thuộc đối tượng đang cho con bú.

  • Có đang dùng loại thuốc nào khác hay không.

Nếu dùng đúng theo hướng dẫn thì tỷ lệ đạt hiệu quả ngừa thai của thuốc tránh thai có thể lên tới trên 90%. Những thuốc này không có công dụng giúp phụ nữ tránh khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bảo gồm cả HIV/AIDS.

2. Thuốc ngừa thai có các tác dụng phụ như thế nào?

Nồng độ hormone của chị em có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc tránh thai và gây nên những tác dụng phụ khác nhau. Thường thì trong vòng 2 - 3 tháng những tác dụng phụ này sẽ biến mất, tuy nhiên cũng có trường hợp chúng sẽ kéo dài hơn. Các chị em cần lưu ý những tác dụng không mong muốn dưới đây và cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này nhé!

2.1. Buồn nôn

Lần đầu tiên uống thuốc sẽ có người gặp cảm giác buồn nôn nhẹ. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài đến vài tháng thì bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có thể đổi sang loại thuốc khác.

2.2. Căng ngực

Ngực sẽ trở nên mềm hơn khi uống thuốc tránh thai, biểu hiện rõ nhất là sau thời điểm bắt đầu dùng thuốc. Bên cạnh độ nhạy cảm của ngực tăng lên, các hormone có trong thuốc cũng có thể khiến cho ngực gia tăng kích cỡ. Nên trao đổi điều này với bác sĩ nếu hiện tượng căng vú và đau ngực xảy ra thường xuyên, kéo dài.

2.3. Tăng cân

Trên lý thuyết, thuốc tránh thai sẽ có khả năng tăng trọng lượng nước hoặc giữ nước trong cơ thể, ngoài ra chúng còn khiến gia tăng khối lượng cơ và cả chất béo. Tuy nhiên ngược lại, cũng có trường hợp chị em uống thuốc tránh thai xong lại bị sụt cân. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu chứng minh rõ ràng các hormone có trong thuốc tránh thai có gây nên tác dụng phụ tăng hoặc giảm cân ở phụ nữ hay không.

2.4. Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu có thể xảy ra khi các hormone sinh dục nữ thay đổi do uống thuốc tránh thai. Triệu chứng và tần suất xuất hiện của tình trạng này tuỳ thuộc vào loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Chẳng hạn như nếu dùng thuốc với liều thấp thì triệu chứng đau đầu sẽ ít hơn.

Một thông tin khá hữu ích đó là nếu phụ nữ hay bị đau đầu tiền kinh nguyệt thì thuốc tránh thai lại có thể giúp làm giảm triệu chứng này.

Thuốc ngừa thai có thể khiến phụ nữ cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng

2.5. Trễ kinh hoặc không có kinh

Cũng là vì thay đổi hormone mà chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ khi dùng thuốc tránh thai có thể bị thay đổi đáng kể. Tuy nhiên không hẳn thuốc ngừa thai đã là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trễ kinh hoặc vô kinh ở phụ nữ. Các yếu tố sau cũng đóng vai trò tác động tới “ngày đèn đỏ" của chị em, đó là:

  • Chị em bị áp lực, stress nhiều.

  • Gặp các vấn đề về tuyến giáp.

  • Đang đau ốm.

2.6. Thay đổi tâm trạng

Vì nội tiết tố có vai trò lớn trong việc quyết định tâm trạng cũng như cảm xúc của một người. Khi thuốc tránh thai tác động tới nội tiết tố thì tâm trạng của chị em phụ nữ thay đổi theo cũng là điều dễ hiểu.

2.7. Tiết dịch âm đạo

Khi sử dụng thuốc tránh thai, dịch tiết âm đạo phụ nữ cũng có thể bị thay đổi như tính chất dịch, lượng dịch giảm hoặc tăng.

2.9. Ham muốn tình dục giảm

Thay đổi về nội tiết tố do dùng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.

3. Đối tượng phù hợp đối với việc sử dụng thuốc tránh thai

Phần lớn thuốc tránh thai là khá an toàn đối với chị em phụ nữ. Nhưng vẫn có những rủi ro nhất định đối với một số trường hợp, do vậy trước khi dùng phụ nữ vẫn nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, đồng thời lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia y tế.

Thuốc tránh thai có thể sẽ không an toàn đối với những người:

  • Đã từng hoặc đang mắc bệnh tim.

  • Bị mắc chứng đau nửa đầu.

  • Nghiện thuốc lá và trong độ tuổi từ 35 trở lên.

  • Bị huyết áp cao và không được điều trị.

  • Có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung.

4. Vậy uống thuốc tránh thai vẫn có thai có ảnh hưởng gì không?

Hãy cùng giải đáp cho nỗi lo lắng không của riêng ai: uống thuốc tránh thai vẫn có thai có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế nhiều chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nhưng không biết mình đã mang bầu, từ đó sinh ra tâm lý lo lắng liệu thuốc có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không.

Vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều về việc này, có thông tin cho rằng trong thuốc tránh thai có chứa nồng độ progestin cao gây nên chứng hypospadias. Đây là một biến chứng dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng tới việc mở niệu đạo của dương vật thai nhi. Tuy nhiên gần đây đã có nghiên cứu phủ định quan điểm này, chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh thuốc tránh thai gây dị tật cho thai nhi. Cho dù có hay không những tác dụng phụ thì chị em phụ nữ cần ý thức được việc ngưng sử dụng ngay thuốc tránh thai khi đã biết mình đang mang bầu.

Bên cạnh việc ngưng dùng thuốc, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe, duy trì tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ điều độ và quan trọng là lên lịch thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Uống thuốc tránh thai vẫn có thai có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ

BVĐK MEDLATEC hiện đang cung cấp các gói khám thai an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu, giúp chị em phụ nữ theo dõi được sức khỏe thai nhi, sàng lọc dị tật bẩm sinh với độ tin cậy cao. Mẹ bầu luôn được đồng hành trong suốt quãng thời gian thai kỳ. Hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900565656 và nghe tư vấn miễn phí từ tổng đài viên để có được những thông tin chia sẻ hữu ích cũng như đặt lịch khám với bác sĩ nhanh chóng.

Vì sao uống thuốc tránh thai vẫn… có thai?

(NLĐO)- Tôi phát hiện mình có thai hơn 2 tháng mà trong thời gian qua tôi vẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày. Giờ tôi rất hoang mang, muốn sinh con ra nhưng sợ thuốc làm con bị tật…

  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp dễ "dính" bầu?

  • Vòng tránh thai “đi lạc” từ tử cung vào trong ổ bụng

  • Khó có con vì 7 năm dùng thuốc tránh thai?

Bạn đọc T.T.D.A (34 tuổi; quận 4, TP HCM)hỏi: Tôi vừa đi khám, phát hiện mình có thai hơn 2 tháng và rất lo lắng. Nguyên nhân là tôi vẫn uống thuốc tránh thai cho đến lúc đi khám và phát hiện thai. Bản thân tôi rất muốn giữ con vì vợ chồng tôi chỉ mới có 1 đứa nhưng tôi sợ 2 tháng thuốc tránh thai vừa qua sẽ làm hại đến con. Gần 2 tháng trước tôi có bị bệnh, có uống thuốc trị bệnh, có bị nôn ói… Bạn tôi bảo như vậy thuốc tránh thai dễ mất tác dụng, có đúng không? Tôi có bị mất kinh nhưng cứ ngỡ do tác dụng phụ của thuốc. Về con tôi, tôi nên bỏ hay nên giữ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

Như lời bạn kể thì loại thuốc tránh thai hàng ngày bạn đang dùng là loại viên thuốc kết hợp (C.O.C) với 2 loại nội tiết tổng hợp sinh dục nữ là ethinyl estradiol và progestin, liều thấp, uống 1 viên/ngày, liên tiếp trong 3 tuần, sau đó tạm ngưng thuốc; trong 1 tuần lễ kế tiếp đó (đang ngưng thuốc) sẽ có hiện tượng hành kinh trong vòng 2-3 ngày. Hiệu quả tránh thai của các loại thuốc này là rất cao nhờ cơ chế ức chế rụng trứng, biến đổi niêm mạc tử cung… Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thất bại do những nguyên nhân sau:

- Uống thuốc không đúng cách: quên uống thuốc, bị nôn ói trong thời gian ngắn sau khi uống mà không uống bù, bỏ thuốc giữa chừng khi đang uống, uống thuốc kèm với các thức ăn uống có thể giảm tác dụng thuốc hoặc ngăn sự hấp thu thuốc.

- Uống thuốc không bảo đảm chất lượng: quá hạn dùng, bảo quản không đúng cách…

- Uống thuốc trong lúc đang sử dụng một số loại thuốc (điều trị bệnh) khác có thể tương tác làm giảm tác dụng và hấp thu thuốc.

Do vậy trước khi uống thuốc cần được khám để loại trừ các chống chỉ định, hướng dẫn cách uống cho thật đúng, trong vòng 1 tuần sau khi hết vỉ thuốc mà vẫn không thấy hành kinh hoặc ra kinh không bình thường thì không được tiếp tục uống vỉ thuốc mới mà phải đi khám ngay để tìm nguyên nhân, phòng ngừa việc đã mang thai ngoài ý muốn mà không biết .

Khi đã phát hiện mình đang mang thai phải lập tức ngưng uống thuốc và khám thai kỹ để các bác sĩ sản khoa theo dõi, tư vấn thêm. Trường hợp này không có chỉ định phải bỏ thai vì chưa có bằng chứng gì cho thấy thai nhi bị ảnh hưởng bởi thuốc tránh thai.

Các bạn muốn giữ con và bảo đảm an toàn cho con thì cần khám thai thường xuyên, làm tất cả các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi, tiếp tục theo dõi thật chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi... để kịp thời có quyết định hợp lý khi có vấn đề gì xảy ra. Thai kỳ này bạn nên đi khám tại một bệnh viện chuyên khoa lớn, có đầy đủ phương tiện để theo dõi chặt chẽ nhất quá trình phát triển của con bạn.

Anh Thư thực hiện