Btbt la gì

Trong các thông tin về công trình xây dựng, đôi khi bạn hay nghe về các thuật ngữ như BOT, BTO, BT kể cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Liệu bạn đã hiểu những thuật ngữ bot, bto, bt là gì chưa? Hãy cùng Gia Phát Real tìm hiểu về những thuật ngữ này và vai trò của chúng nhé.

Thuật ngữ bot, bto, bt là gì ?

Cả 3 thuật ngữ này đều nằm trong ngành xây dựng và là viết tắt của 3 chữ cái tiếng Anh tương đương. B là build, xây dựng. O là Operate, vận hành còn T là Transfer, bàn giao. Do đó, chữ viết tắt BOT, BTO, hay BT dùng chung cho quốc tế chứ không riêng gì Việt Nam.

Btbt la gì
Công trình BOT, BTO, BT là gì ?

Thuật ngữ này đại diện cho các dự án liên kết giữa nhà nước và chủ đầu tư tư nhân nhằm thực hiện dự án công trình xây dựng nào đó để phục vụ giao thông, an sinh xã hội, cảnh quan đô thị. Trong đó, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng và người dân được hưởng sự tiện lợi từ công trình. Đổi lại, nhà đầu tư tư nhân sẽ được hưởng lợi qua việc thu tiền hoặc chính sách nào đó của nhà nước để  bù lại cho việc thực hiện công trình này.

Dự án BOT là gì?

BOT là tên viết tắt của từ Build – Operate – Transfer nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao. Dự án BOT là hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước với các công ty tư nhân sẽ bỏ nguồn vốn để xây dựng trước thông qua hình thức đấu thầu, sau đó sẽ vận hàng và khai thác một thời gian nhất định, hết thời gian khai thác sẽ chuyển giao lại cho các cơ quan nhà nước. Tìm hiểu thêm thông tin về BOT trên Wikipedia.

Thuật ngữ BOT là cụm từ viết tắt của quy trình Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao khi dịch từ tiếng Anh. Theo đó, dự án BOT là hình thức hợp tác đầu tư của nhà nước với các chủ đầu tư mà chủ đầu tư sẽ bỏ vốn. Sau đó, nhà nước sẽ dùng vốn đấu thầu, xây dựng.

Sau một thời gian hoàn tất, công trình sẽ được đưa vào vận hành, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhà nước cho phép chủ đầu tư thu phí trong một thời gian nhất định từ người dân sử dụng. Hình thức này đang phổ biến tại Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng trăm công trình công cộng, giao thông trên khắp cả nước được triển khai chỉ trong vòng 5 năm qua, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia lẫn doanh nghiệp.

Để thực hiện việc thu tiền từ người dân, các công trình dự án BOT sẽ được đặt trạm thu phí. Các phương tiện giao thông đi qua các công trình BOT sẽ phải trả phí cho nhà đầu tư từ các trạm này. Số tiền thu được sẽ dùng để hoàn lại vốn, sinh lợi nhuận cũng như để nâng cấp, duy trì, bảo dưỡng công trình về lâu dài.

Dự án BTO là gì?

Thuật ngữ BTO là các dự án thực hiện theo quy tắc Xây dựng – Chuyển Giao – Vận hành. Tương tự như công trình BOT, công trình BTO sẽ bắt đầu từ việc nhà nước kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ công ty tư nhân. Nhà đầu tư sẽ bỏ vốn, kêu gọi thầu để xây dựng công trình đến khi hoàn thành.

Btbt la gì
Công trình BTO, BOT luôn có trạm thu phí

Sau đó, công trình sẽ được chuyển giao cho nhà nước chịu trách nhiệm và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, nhà nước sẽ thỏa thuận với doanh nghiệp để mở trạm thu phí cho nhà đầu tư một thời gian nhất định. Nhà đầu tư sẽ được thu hồi vốn và sinh lợi nhuận nếu có thể.

Sau một thời gian theo thỏa thuận, trạm thu phí sẽ bãi bỏ và người dân được đi miễn phí, chủ đầu tư cũng đã thu lại được lợi nhuận từ công trình. Sự khác biệt của BTO với BOT là công trình được bàn giao cho nhà nước ngay từ sớm, việc bảo trì, bảo dưỡng hay nâng cấp công trình không còn là trách nhiệm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian mở trạm thu phí của nhà đầu tư BTO chỉ có giới hạn.

Dự án BT là gì?

Đơn giản hơn hai hình thức trên, BT là tiến trình từ Xây dựng đến Bàn giao. Bước khởi đầu là nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng một công trình ích lợi nào đó theo thỏa thuận với nhà nước. Sau khi công trình đó xây xong, nhà đầu tư sẽ bàn giao ngay cho nhà nước và không còn trách nhiệm gì với công trình. Tìm hiểu thêm về khái niệm BT là gì trên Timviec365.

Nhà đầu tư BT sẽ không có trạm thu phí như BTO hay BOT. Đổi lại, nhà đầu tư sẽ được nhà nước ưu tiên thực hiện để thu lợi ở một công trình khác hoặc sẽ được thanh toán chi phí xây dựng từ chính nhà nước.

"Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao: là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo Điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT."

Nguồn: 78/2007/NĐ-CP


Nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào các dự án, công trình có thể lựa chọn các hình thức đầu tư để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình. Thực tế cho thấy còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư theo các hình thức khác nhau cũng như hạn chế trong việc nhận thức về các hình thức đầu tư BOT, BTO và BT. Sau đây Việt Luật xin giới thiệu khái quát các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT:

Nội dung bài viết

  • 1. Đầu tư theo hình thức BOT
  • 2. Đầu tư theo hình thức BTO
  • 3. Đầu tư theo hình thức BT

1. Đầu tư theo hình thức BOT

– BOT là hình thức đầu tư bằng hợp đồng về Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao, được viết tắt từ Build – Operate – Transfer.

Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ bỏ nguồn vốn của mình để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và được vận hành, khai thác kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó thì nhà đầu tư tiến hành chuyển giao các công trình đó lại cho Nhà nước Việt Nam theo hình thức không bồi hoàn.

Hoạt động đầu tư BOT được thực hiện dựa trên hợp đồng được ký kết với cơ quan nhà nước của Việt nam, nhà đầu tư sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư phù hợp với các nội dung đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuân theo pháp luật chuyên ngành và các pháp luật khác có liên quan.

– Nhà đầu tư phải tiến hành lập BOT để tiến hành tổ chức, quản lý và kinh doanh các dự án hoặc có thể thuê tổ chức, doanh nghiệp khác quản lý BOT và nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các hoạt động của tổ chức quản lý đó.

– Hiện nay Việt Nam là quốc gia đang phát triển và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó hình thức đầu tư BOT ngày càng phát triển nhanh chóng và đang được thực hiện có hiệu quả.

Khi tiến hành đầu tư theo hình thức BOT thì nhà đầu tư thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ chính công trình xây dựng của mình trong một thời hạn nhất định còn Nhà nước sẽ nhận được công trình đó khi hết thời hạn đã thỏa thuận. Khi thực hiện hợp đồng BOT thì hai bên trong hợp đồng đều nhận được những lợi ích nhất định.

2. Đầu tư theo hình thức BTO

– BTO là tên viết tắt của Build – Transfer – Operate, có nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành.

Dự án đầu tư BTO là hình thức đầu tư ký hợp đồng giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư để tiến hành việc xây dựng các công trình và kết cấu hạ tầng. Khi hoàn thành xong công trình thì nhà đầu tư sẽ phải chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư mới được vận hành, khai thác kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định nhằm thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ việc đầu tư công trình.

– Nhà đầu tư trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng BTO phù hợp với các quy định của pháp luật.

– Cơ quan nhà nước dành cho nhà đầu tư thời hạn nhất định để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận sau khi nhà đầu tư đã chuyển giao công trình mà mình xây dựng cho Nhà nước.

3. Đầu tư theo hình thức BT

– Hình thức BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư để tiến hành xây dựng các dự án, công trình. BT được viết tắt từ Build – Transfer, có nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao.

* Theo đó thì nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao công trình mà mình xây dựng cho Nhà nước và không được tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các công trình đó. Nhà nước sẽ tiến hành thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư hoặc sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư khác để có thể thu hồi các khoản vốn đầu tư và tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc đó.

– Nhà đầu tư phải tiến hành thành lập doanh nghiệp BT để tổ chức, quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý đó.

Nhìn chung, ba hình thức đầu tư trên đều có những đặc điểm giống nhau, đó là:

– Đều là những hình thức đầu tư theo hợp đồng đầu tư, đối tượng của hợp đồng là những công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

– Chủ thể ký kết hợp đồng đều bao gồm một bên là nhà đầu tư, bên còn lại là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hình thức hợp đồng đều phải được lập thành văn bản và theo các nội dung được quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Đối với mỗi hình thức đầu tư thì đều có những ưu điểm, hạn chế riêng đối với nhà đầu tư. Vì vậy khi tiến hành đầu tư cần phải nghiên cứu rõ các hình thức đầu tư để tránh các hậu quả pháp lý xảy ra sau này. Hãy liên hệ ngay đến dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để được tư vấn và giải đáp miễn phí về các hình thức đầu tư này.