Các dạng toán về so sánh phân số lớp 4 năm 2024

Cách giải So sánh phân số lớp 4 gồm các dạng bài tập có phương pháp giải chi tiết và các bài tập điển hình từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh biết cách làm So sánh phân số lớp 4. Bên cạnh có là 10 bài tập vận dụng để học sinh ôn luyện dạng Toán 4 này.

So sánh phân số lớp 4 và cách giải

I/ Lý thuyết

1. So sánh các phân số cùng mẫu số

Quy tắc: Trong hai phân số có cùng mẫu số:

+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.

+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

2. So sánh các phân số cùng tử số

Quy tắc: Trong hai phân số có cùng tử số:

+) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

+) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.

+) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

3. So sánh các phân số khác mẫu

Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

Bài viết có tính chất tổng hợp các phương pháp để so sánh hai phân số là loại toán giúp phát triển khả năng tư duy cho học sinh lớp 5. Tuỳ theo dạng của 2 phân số đã cho, học sinh cần lựa chọn sử dụng phương pháp phù hợp nhất để so sánh.

Bài tập Ôn tập So sánh phân số Toán lớp 4 gồm bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận chọn lọc giúp học sinh lớp 4 ôn luyện về so sánh phân số môn Toán 4.

Bài tập So sánh phân số lớp 4

  1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phép so sánh nào sau đây đúng?

  1. 23<13
  1. 73>53
  1. 611>711
  1. 99100<98100

Câu 2: Chọn số tự nhiên thích hợp điền vào chỗ chấm: 562<...2<582.

  1. 59
  1. 53
  1. 57
  1. 54

Câu 3: Trong hai phân số có cùng mẫu số thì:

  1. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
  1. Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
  1. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
  1. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Trong hai phân số có cùng tử số thì:

  1. Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì lớn hơn
  1. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì bé hơn
  1. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn
  1. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Khi nào ta có thể so sánh hai phân số bằng phương pháp so sánh với 1.

  1. Khi hai phân số đều bé hơn 1.
  1. Khi hai phân số đều lớn hơn 1.
  1. Khi một phân số bé hơn 1 và một phân số lớn hơn 1.
  1. Khi hai phân số đều bằng 1.

Câu 6: Khi nào ta có thể so sánh hai phân số bằng phương pháp so sánh với phân số trung gian?

  1. Khi tử số của phân số thứ nhất bé hơn tử số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ nhất lại lớn hơn mẫu số của phân số thứ hai.
  1. Khi tử số của phân số thứ nhất lớn hơn tử số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ nhất lại bé hơn mẫu số của phân số thứ hai.

Bài tập Toán lớp 4: So sánh các phân số bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập cách giải toán về phân số, cách so sánh phân số, củng cố kỹ năng giải Toán chương 4 Toán 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

\(\dfrac{3}{6};\dfrac{9}{{11}};\dfrac{{12}}{{11}};\dfrac{{18}}{{36}};\dfrac{{38}}{{29}};\dfrac{{15}}{{17}};\dfrac{{26}}{{25}}\)có:

  1. Các phân số bé hơn 1 là:…………………………………………………………………………….
  1. Các phân số lớn hơn 1 là:……………………………………………………………………………
  1. Các phân số bằng \(\dfrac{1}{2}\)là:………………………………………………………………………………

Hướng dẫn

Trong các phân số \(\dfrac{3}{6};\dfrac{9}{{11}};\dfrac{{12}}{{11}};\dfrac{{18}}{{36}};\dfrac{{38}}{{29}};\dfrac{{15}}{{17}};\dfrac{{26}}{{25}}\)có:

  1. Các phân số bé hơn 1 là: \(\dfrac{3}{6};\dfrac{9}{{11}};\dfrac{{18}}{{36}};\dfrac{{15}}{{17}}\)
  1. Các phân số lớn hơn 1 là: \(\dfrac{{12}}{{11}};\dfrac{{38}}{{29}};\dfrac{{26}}{{25}}\)
  1. Các phân số bằng \(\dfrac{1}{2}\)là: \(\dfrac{3}{6};\dfrac{{18}}{{36}}\)

Ví dụ 3. So sánh hai phân số sau:

  1. \(\dfrac{3}{5}\) và \(\dfrac{4}{7}\)
  1. \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{25}{56}\)

Hướng dẫn

  1. \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 7}}{{5 \times 7}} = \dfrac{{21}}{{35}};\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{35}}\)

Vì: \(\dfrac{{21}}{{35}} > \dfrac{{20}}{{35}}\) nên \(\dfrac{3}{5}\) \> \(\dfrac{4}{7}\)

  1. \(\dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 7}}{{8 \times 7}} = \dfrac{{49}}{{56}};\dfrac{{25}}{{56}}\)

Vì \(\dfrac{{49}}{{56}} > \dfrac{{25}}{{56}}\)nên \(\dfrac{7}{8}\) \> \(\dfrac{25}{56}\)

Ví dụ 4. Tìm các phân số vừa lớn hơn \(\dfrac{1}{3}\) vừa bé hơn \(\dfrac{3}{4}\) và có mẫu số là 12

Hướng dẫn

Ta có:\(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{4}{{12}};{\rm{ }}\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}}\)

Vậy các số vừa lớn hơn \(\dfrac{1}{3}\) vừa bé hơn \(\dfrac{3}{4}\) và có mẫu số là 12 là những số thỏa mãn vừa lớn hơn \(\dfrac{4}{12}\) vừa bé hơn \(\dfrac{9}{12}\) và có mẫu số là 12

Các số thỏa mãn là: \(\dfrac{5}{{12}};\dfrac{6}{{12}};\dfrac{7}{{12}};\dfrac{8}{{12}}.\)

Bài 5. Hai anh em học cùng một trường. Anh đi từ nhà đến trường hết \(\dfrac{1}{3}\) giờ, em đi từ nhà đến trường hết \(\dfrac{2}{5}\) giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn?

Hướng dẫn

Anh đi từ nhà đến trường hết \(\dfrac{1}{3}\) giờ tức là \(\dfrac{5}{15}\) giờ

Em đi từ nhà đến trường hết \(\dfrac{2}{5}\) giờ tức là \(\dfrac{6}{15}\) giờ

Vì \(\dfrac{5}{15}\)giờ < \(\dfrac{6}{15}\) giờ nên thời gian đi từ nhà đến trường của anh ít hơn thời gian em đi từ nhà đến trường hay anh đi nhanh hơn em.

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Các dạng toán về so sánh phân số lớp 4 năm 2024

Bài 1. Quy đồng mẫu số các phân số:

  1. \(\dfrac{8}{9}\) và \(\dfrac{3}{7}\)
  1. \(\dfrac{6}{7}\) và \(\dfrac{9}{56}\)
  1. \(\dfrac{1}{2};\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{5}{8}\)

Bài 2. So sánh hai phân số sau:

  1. \(\dfrac{5}{8}\) và \(\dfrac{3}{7}\) b) \(\dfrac{10}{9}\) và \(\dfrac{8}{9}\) c) \(\dfrac{15}{17}\) và \(\dfrac{13}{17}\) d) \(\dfrac{12}{12}\)và 1

Bài 3. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Trong các phân số \(\dfrac{3}{4};\dfrac{9}{{18}};\dfrac{{12}}{{13}};\dfrac{{17}}{{34}};\dfrac{{35}}{{29}};\dfrac{{18}}{{17}};\dfrac{{26}}{{25}}\)có:

  1. Các phân số bé hơn 1 là:…………………………………………………………………………….
  1. Các phân số lớn hơn 1 là:……………………………………………………………………………
  1. Các phân số bằng \(\dfrac{1}{2}\) là:………………………………………………………………………………

Bài 4. Viết các phân số bé hơn 1 có mẫu số bé hơn 6

Bài 5.

  1. Viết các phân số \(\dfrac{5}{9};\dfrac{4}{9};\dfrac{8}{9};\dfrac{7}{9}\) theo thứ tự từ bé đến lớn
  1. Viết các phân số \(\dfrac{7}{{11}};\dfrac{6}{{11}};\dfrac{9}{{11}};\dfrac{{10}}{9};1\)theo thứ tự từ lớn đến bé

Bài 6. So sánh hai phân số sau:

  1. \(\dfrac{6}{7}\) và \(\dfrac{4}{5}\) b) \(\dfrac{11}{18}\)và \(\dfrac{5}{6}\) c) \(\dfrac{7}{12}\) và \(\dfrac{5}{9}\) d) \(\dfrac{1}{2}\) và \(\dfrac{3}{4}\)

Bài 7. Rút gọn rồi so sánh hai phân số:

  1. ) \(\dfrac{9}{15}\)và \(\dfrac{2}{5}\) b) \(\dfrac{5}{8}\) và \(\dfrac{21}{24}\)

Bài 8. Viết các phân số bé hơn 1, có tổng của tử số và mẫu số bằng 10, tử số khác 0.

Bài 9. Cho hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{5}\) . Tìm ba phân số tối giản ở giữa hai phân số đó

Bài 10. Có hai cái bánh như nhau. Anh ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, em ăn \(\dfrac{3}{4}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?

Bài 11. Trong 1 giờ ô tô con đi được \(\dfrac{3}{4}\) quãng đường, ô tô tải đi đuợc \(\dfrac{4}{7}\) quãng đường đó. Hỏi ô tô nào đi nhanh hơn?

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 22 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.