Cách hạch toán khi bán hàng được tặng năm 2024

Có rất nhiều cách để Doanh nghiệp tri ân khách hàng và nhân viên của mình mỗi dịp lễ, Tết, một trong số đó là biếu, tặng hàng hóa, quà cáp. Vậy khi đó kế toán sẽ xử lý như thế nào về hóa đơn, thuế, chi phí đối với các quà cáp này? Hãy cùng FTS tìm hiểu cách hạch toán hàng biếu tặng qua bài viết dưới đây nhé!

Cách hạch toán khi bán hàng được tặng năm 2024

1.Các hình thức tặng quà cho khách hàng, nhân viên

Cách hạch toán khi bán hàng được tặng năm 2024

Một số hình thức biếu, tặng như sau:

  • Mua hàng về biếu tặng: Ví dụ mua hoa tặng sinh nhật, mua bánh kẹo, rượu …để biếu tặng ngày tết;
  • Bộ quà tặng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất;
  • Quà thiết kế riêng của doanh nghiệp, có kết hợp in logo công ty
  • Quà tặng là phiếu mua hàng của 1 số nhà cung cấp để cho khách hàng, nhân viên có thể đến đó mua hàng;
  • Voucher, coupon khuyến mại giảm giá, chương trình tích luỹ điểm để mua chính sản phẩm của công ty cung cấp…
  • Hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng

1.1. Hàng cho, biếu, tặng có phải lập hóa đơn không?

Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC);

  • Theo Điểm b, Khoản 7, Điều 3 quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
  • Theo khoản 9 Điều 3: “Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”

1.2. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ biếu, tặng

  • Theo khoản 3 điều 7 thông tư 219/2013/TT-BTC: Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
  • Thông thường, giá tính thuế hóa đơn đầu ra với bằng giá tính thuế hóa đơn đầu vào
  • Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không.
  • Trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ biếu tặng tương đương trên thị trường là giá đã bao gồm thuế (giá thanh toán) thì quy đổi giá thanh toán thành giá tính thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 12 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Cách hạch toán khi bán hàng được tặng năm 2024

  • Trường hợp Công ty có thực hiện chương trình tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không thu tiền, Công ty phải lập hóa đơn trên hóa đơn phải ghi tên, số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng hóa xuất mẫu không thu tiền:

+ Đúng quy định về pháp luật thương mại, giá tính thuế bằng không (0);

+ Không thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại, giá tính thuế bằng giá sản phẩm cùng loại, tương đương trên thị trường.

  • Hàng khuyến mại (không kèm các điều kiện mua hàng):

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thì phải đăng ký với Sở Công thương theo quy định của pháp luật về thương mại, khi đó giá tính thuế được xác định bằng không (0).

+ Nếu hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.

1.3. Mức phạt nếu không lập hóa đơn đối với hàng cho, biếu, tặng

Mức tiền phạt: 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (theo điểm b khoản 2 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP):

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”

  • Kết luận: Như vậy khi doanh nghiệp tặng quà cho công nhân viên, khách hàng,…đều phải lâp hóa đơn như bán hàng bình thường với giá tính thuế là giá của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh biếu tặng.

2.Quy định về Thuế đối với hàng cho, biếu, tặng

2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.1. Đối với đơn vị đi biếu, tặng:

Trước đây, chi phí cho, biếu, tặng khách hàng nếu vượt quá 15% thì sẽ tính vào chi phí không được trừ khi xác định Thu nhập chịu thuế TNDN. Tuy nhiên, Luật 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung 1 số điều luật thuế TNDN đã bãi Bãi bỏ điểm m, khoản 2 Điều 9 Luật 32/2013/QH13; theo đó từ kỳ tính thuế TNDN năm 2015 chi phí quà biếu, tặng nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định thì sẽ được tính và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

3 điều kiện để được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp: Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định điều kiện các khoản chi phí được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Riêng đối với các khoản chi cho, biếu tặng nhân viên:

  • Khoản chi lấy từ nguồn doanh nghiệp: Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

(Căn cứ điều 3, TT25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 78).

  • Khoản chi lấy nguồn từ Quỹ phúc lợi: Không được tính vào chi phí tính thuế TNDN.

2.1.2. Đối với đơn vị nhận biếu, tặng:

Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật… được tính vào Thu nhập khác. Các khoản thu nhập nhận được bằng hiện vật thì giá trị của hiện vật được xác định bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận (theo điều 7: Thu nhập khác Thông tư 78/2014/TT-BTC).

2.2. Thuế Giá trị gia tăng

2.2.1. Đối với đơn vị cho biếu, tặng

Theo khoản 5, điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ. (Khoản 7, điều 14, Thông tư 219). Theo đó nếu hàng biếu, tặng mà phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ.

Các hóa đơn đầu vào của chi phí biếu, tặng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 10, điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC:

+ Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay nhà thầu nước ngoài;

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên.

2.2.2. Đối với đơn vị nhận biếu, tặng

Theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định, bên nhận hàng cho biếu tặng không phải thanh toán tiền cho hàng biếu tặng nhận được, không có chứng từ thanh toán nên không được khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn hàng biếu tặng.

2.3. Thuế thu nhập cá nhân

  • Quà biếu là hiện vật:

+ Quà tặng không phải đăng ký quyền sở hữu: tivi, máy tính, điện thoại,…

Trường hợp Công ty tặng quà cho cá nhân, bao gồm cả nhân viên và khách hàng, nếu quà tặng không phải là các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và không thuộc các khoản được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ nhận quà tặng.

+ Quà tặng phải đăng ký quyền sở hữu như: xe máy, xe ô tô, bất động sản,đất đai nhà cửa,…: Chịu thuế 10% trên phần giá trị quà biếu, tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần biếu, tặng được quy định tại Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

  • Quà biếu, tặng là tiền:

Trường hợp công ty tặng quà nhân viên bằng tiền thì được coi như khoản thu nhập của nhân viên (chi tiết các khoản theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC), điều này có nghĩa là nhân viên sẽ phải tính thuế TNCN.

  • Công ty phát hành voucher tặng nhân viên:

Các chứng từ này có giá trị như tiền, được sử dụng như công cụ thanh toán. Có 2 trường hợp: (1) tại thời điểm phát hành, chưa phải là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ nên Công ty chưa phải lập hóa đơn và tính thuế Giá trị gia tăng. (2) Khi nhân viên sử dụng voucher để mua hàng, Công ty mới chính thức chuyển giao quyền sở hữu và lập hóa đơn, kê khai thuế GTGT và xác định doanh thu tính thuế TNDN theo quy định Căn cứ vào hóa đơn và được tính vào chi phí được trừ theo quy định nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

Về thuế TNCN, tương tự, đây là khoản thu nhập chịu thuế TNCN cần được tính cho từng người thụ hưởng khi quyết toán thuế TNCN.

3.Hạch toán hàng biếu, tặng tại bên tặng như thế nào?

*Trường hợp mua hàng về để cho, biếu, tặng

Cách hạch toán khi bán hàng được tặng năm 2024

*Trường hợp hàng hóa dùng để biếu, tặng cho công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Khi hàng hóa dùng để biếu, tặng cho công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của DN, kế toán hạch toán:

Nợ TK 353: Tổng trị giá thanh toán.

Có TK 511: Trị giá hàng hóa để biếu tặng.

Có TK 33311: Tiền thuế GTGT đầu ra.

Kế toán ghi nhận giá vốn, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa cho biếu, tặng.

Có các TK 152, 153, 156, … : Giá vốn hàng hóa cho biếu, tặng.

*Trường hợp Hạch toán hàng biếu tặng bên được nhận.

Khi nhận được hàng được biếu, tặng, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 156, 242, …Tổng giá trị hàng bao gồm thuế GTGT.

Có TK 711: Tổng giá trị hàng bao gồm thuế GTGT.

Trên đây FTS đã tổng hợp, chia sẻ những kiến thức hữu ích cơ bản về xử lý kế toán đối với với chi phí quà biếu, tặng.

Hiện nay, kế toán doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đối với công cụ hỗ trợ. Trong đó, phần mềm kế toán tài chính FTS ERP – công cụ hỗ trợ tối ưu cho kế toán cũng như ban lãnh đạo trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh:

  • Tự động nhập liệu chứng từ mua, bán hàng từ hóa đơn điện tử, import dữ liệu từ excel giúp kế toán tiết kiệm tối đa thời gian
  • Tự động tổng hợp số liệu và lên báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời đưa ra tham vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định lãi lỗ nhanh chóng

Và rất nhiều tính năng khác, nhanh tay đăng ký hoặc liên hệ 024 3748 0398 để được tư vấn và demo về phần mềm kế toán.