Câu phủ định trong tiếng anh nghĩa là gì năm 2024

1. Cấu trúc

Các cấu trúc phủ định rút gọn và không rút gọn có thứ tự từ khác nhau (câu hỏi phủ định dạng không rút gọn thường mang tính chất trang trọng hơn). Trợ động từ + n't + chủ ngữ Ví dụ: Doesn't she understand? (Cô ấy không hiểu sao?) Why haven't you booked your holiday yet? (Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)

Trợ động từ + chủ ngữ + not Ví dụ: Does she not understand? (Cô ta không hiểu sao?) Why have you not booked your holiday yet? (Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)

Ngay cả khi không phải là trợ động từ thì have và be vẫn có vị trí giống trợ động từ. Ví dụ: Hasn't she any friends to help her? (Cô ấy không có bạn bè nào giúp đỡ sao?) Aren't you ready? (Anh chưa sẵn sàng sao?) Have they not at least a room to stay in? (Họ không có ít nhất một phòng để ở lại sao?) Is Mrs Allen not at home? (Bà Allen không có nhà sao?)

2. Hai nghĩa

Các câu hỏi phủ định có hai nghĩa khác nhau tùy vào những tình huống và ngữ cảnh liên quan.

  1. 'It's true that..., isn't it?"

Câu hỏi phủ định có thể khẳng định lại điều đã được tin chắc chắn. Trong trường hợp này câu trả lời thường là Yes và câu hỏi có nghĩa 'Đúng là...' Ví dụ: Didn't you go and see Helen yesterday? How is she? (Đúng là cậu đi gặp Helen hôm qua phải không? Cô ấy thế nào rồi?) (= Tôi tin rằng bạn đã đi gặp Helen hôm qua.)

Có thể dùng câu hỏi phủ định để làm giảm mức độ của những diễn đạt mang tính cá nhân. Ví dụ: Wouldn't it be better to switch the lights on? (Không phải bật đèn sẽ tốt hơn sao?)

Các câu hỏi phủ định loại này khá thông dụng trong câu cảm thán và câu hỏi tu từ. Ví dụ: Isn't it a lovely day! (Quả là một ngày đẹp trời!) She's growing up to be a lovely person. ~ Yes, isn't she! (Cô bé lớn lên thành một người thật dễ thương. ~ Thật vậy!) Isn't the answer obvious? (Không phải câu trả lời đã rõ ràng rồi à?)

  1. 'It is true that...not...? Câu hỏi phủ định còn được dùng để khẳng định lại một ý phủ định, câu trả lời thường là No và câu hỏi này có nghĩa 'Đúng là...không...?'. Ví dụ: Don't you feel well? (Đúng là cậu cảm thấy không khỏe phải không?) (=Tớ có đúng khi nghĩ rằng cậu không được khỏe?) Oh dear. Can't they come this evening? (Ôi trời. Đúng là họ không thể đến tối nay phải không?)

Loại câu hỏi phủ định này để diễn đạt việc người nói ngạc nhiên về một điều gì đó không xảy ra hoặc không đang diễn ra. Ví dụ: Hasn't the postman come yet? (Người đưa thư vẫn chưa đến hả?) Didn't the alarm go off? I wonder what's wrong with it. (Chuông báo thức không kêu sao? Tôi tự hỏi không biết nó bị làm sao nữa.)

3. Yêu cầu, đề nghị, mời, phàn nàn và chỉ trích lịch sự

Những lời mời và đề nghị nài nỉ thường bắt đầu bằng Won't you...? Wouldn't you...? hay Why don't you...? Ví dụ: Won't you come in for a few minutes? (Cậu sẽ đến trong một vài phút nữa chứ?) Wouldn't you like something to drink? (Cậu có muốn uống gì không?) Why don't you come and spend the weekend with us? (Sao không tới và dành ngày cuối tuần với chúng tôi?)

Nhưng trong những trường hợp khác, chúng ta không dùng các câu hỏi phủ định để yêu cầu ai làm gì. Trường hợp này ta dùng các câu hỏi thường hoặc mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi. Ví dụ: Excuse me, can you help me for a moment? (câu hỏi thường, dùng để yêu cầu) (Xin lỗi, giúp tôi một chút được không?) You can't help me for a moment, can you? (mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi, thường dùng trong những lời đề nghị không trang trọng) (Cậu không thể giúp tớ một chút được à?)

Các câu hỏi phủ định có thể hiểu theo ý phàn nàn hay chỉ trích. Ví dụ: Can't you lend me your pen for a minute? (Cậu không thể cho tớ mượn bút được sao?) (= Cậu quá ích kỷ khi không cho tớ mượn bút.) Don't you ever listen to what I say? (Anh không thể nghe tôi nói sao?)

4. Yes và no

Khi đáp lại câu hỏi phủ định, Yes đi cùng với động từ khẳng định còn No đi cùng với động từ phủ định. Hãy so sánh: - Haven't you written to Mary? ~ Yes. (Cậu chưa viết thư cho Mary sao? ~ Rồi.) (= Tớ đã viết thư cho cô ấy rồi.) Haven't you told her about us? ~ No. (Cậu chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta sao? ~ Chưa.) (= Tớ chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta.) - Didn't the postman come this morning? ~ Yes, he did. (Người đưa thư không đến sáng nay à? ~ Có, anh ấy có đến. Didn't he bring anything for me? ~ No, he didn't. (Anh ấy không mang gì cho tớ à? ~ Không, anh ấy không mang.)

Câu phủ định là hình thức câu cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh; Tuy nhiên khác với tiếng Việt (chúng ta chỉ cần thêm các từ phủ định vào trước động từ), câu phủ định trong tiếng Anh có thể được thành lập bằng nhiều cách thức khác nhau. Cùng Vietop khám phá những cách phủ định trong bài viết này nhé!

1. Định nghĩa câu phủ định

Câu phủ định (Negative) được sử dụng để bộc lộ, thể hiện 1 điều gì đó là sai, không đúng với sự thật. Câu phủ định tiếng anh thường được thành lập bằng cách thêm “not” vào trong câu khẳng định.

2. Cách thành lập câu phủ định

Cách 1: Đặt not phía sau trợ động từ, động từ to be hoặc một số động từ khiếm khuyết (modal verbs).

E.g:

  • I live in Ho Chi Minh city. → I do not/ don’t live in Ho Chi Minh city. (Tôi không sống ở TP.HCM)
  • I can help you this time. → I can/ cannot help you this time. (Tôi không thể mang cái hộp này dùm bạn được).

Cách 2: Sử dụng các từ phủ định: no, neither, never, no one, nobody, none, nor, nothing…

E.g:

  • She’s never been to Paris. (Cô ấy chưa từng đi Paris).
  • There was no one left when I arrived. (Lúc tôi đến thì chẳng còn ai cả).

Cách 3: Sử dụng các tiền tố (de-, dis-, un-) hoặc hậu tố (-less).

E.g:

  • The situation is hopeless. There’s nothing we can do about it. (Tình hình này vô vọng rồi; Chúng ta không thể làm gì nữa).
  • This motorbike is useless. It breaks down every time I try to start the engine. (Cái xe máy này vô dụng thật. Mỗi lần định đi đâu là nó hỏng)

Cách 4: Sử dụng các trạng từ mang nghĩa phủ định: few, hardly, little, rarely, scarcely, seldom…

E.g:

  • I barely read that book. (Em hầu như chẳng đọc cuốn sách đó)
  • She hardly ever takes a night shower. (Cô ấy gần như không bao giờ đi tắm vào ban đêm)
    Xem thêm các dạng ngữ pháp:
Thì hiện tại đơn Thì quá khứ đơn
  • Bảng chữ cái tiếng Anh

3. Cấu trúc câu phủ định

3.1. Câu phủ định với To be

Ta thêm not sau động từ to be am/is/are/was/were

S + to be + not + O/ adj + …

Viết tắt của not = n’t (Riêng am = I am not), isn’t (is not), aren’t (are not), wasn’t (was not), weren’t (were not)

E.g:

  • She isn’t comfortable in that dress. (Cô ta không thoải mái khi mặc chiếc váy đó)
  • I wasn’t there when you called me. (Anh không có ở đó khi em gọi cho anh)
  • They weren’t good at Math, so they got bad score. (Họ không giỏi toán nên họ nhận điểm kém)

3.2. Câu phủ định với động từ thường

Đối với câu sử dụng động từ thường, ta thêm not sau trợ động từ để tạo thành câu phủ định.

* Các thì đơn:

Hiện tại đơn: S + do/does + not + V (bare) + O + …

Quá khứ đơn: S + did + not + V (bare) + O + …

Tương lai đơn: S + will + not + V (bare) + O + …

– Viết tắt: don’t (do not), doesn’t (does not), didn’t (did not), won’t (will not)

E.g:

  • I don’t know what to do now. (Tôi không biết phải làm gì bây giờ)
  • Shelly doesn’t go camping because she’s busy. (Shelly không đi cắm trại vì cô ấy bận)
  • We didn’t want to move to another city, but we had no other choice. (Chúng tôi không muốn chuyển sang thành phố khác đâu, nhưng không còn lựa chọn nào khác)
  • I won’t go to Ba Na hill this summer. (Mùa hè này tôi sẽ không đi Bà Nà Hill đâu)

* Các thì tiếp diễn:

  • Hiện tại tiếp diễn: S + is/am/are + not + V-ing + …
  • Quá khứ tiếp diễn: S + was/were + not + V-ing + …
  • Tương lai tiếp diễn: S + will/shall + not + be + V-ing + …

– Viết tắt của not = n’t (Riêng am = I am not), isn’t (is not), aren’t (are not), wasn’t (was not), weren’t (were not)

E.g:

  • I’m not doing anything right now. I’m so bored. (Bây giờ em đang không làm gì. Chán quá!)
  • My mom wasn’t watching TV at 7p.m last night. She was out with her friends. (Hôm qua lúc 7 giờ tối mẹ tôi không xem TV. Bà ấy đi chơi với bạn).
  • He won’t be studying at the library tonight. (Anh ấy sẽ không học ở thư viện tối nay).

Các thì hoàn thành:

  • Hiện tại hoàn thành: S + has/have + not + V3/-ed + …
  • Quá khứ hoàn thành: S + had + not + V3/-ed + …
  • Tương lai hoàn thành: S + will/shall + not + have + V3/-ed +…

– Viết tắt: hasn’t (has not), haven’t (have not), hadn’t (had not)

E.g:

  • I haven’t finished my homework yet. (Tôi vẫn chưa làm xong bài tập.)
  • She was disappointed that they hadn’t phoned. (Cô ấy đã cảm thấy rất thất vọng vì họ chưa hề gọi lại.)
  • By the time mom gets home, we won’t have done our chores. (Đến lúc mẹ về, chúng ta vẫn chưa thể làm xong việc nhà đâu.)

3.3. Câu phủ định với động từ khiếm khuyết

Đối với câu có động từ khiếm khuyết, ta chỉ cần thêm not vào sau động từ khiếm khuyết và giữ nguyên dạng động từ chính phía sau.

S + modal verb + not + V(bare) + O …

  • Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can-could (có thể), will-would (sẽ), may-might (có lẽ), must-have to (phải), shall (sẽ), need (cần), v.v
  • Must not: mang nghĩa ngăn cấm
  • Một vài kiểu viết tắt: can’t, couldn’t, won’t

E.g:

  • You can’t take photos here. (Anh không thể chụp ảnh ở đây.)
  • I won’t walk anymore. My feet are weary. (Tôi không đi bộ nữa đâu. Chân tôi đau lắm rồi)
  • You mustn’t wear this to school. (Em không được mặc đồ này đi học.)

3.4. Câu phủ định với câu mệnh lệnh

Đối với câu mệnh lệnh (bắt đầu bằng động từ thường); Ta sẽ thêm Do + not vào trước động từ để mang ý nghĩa mệnh lệnh, cấm ai không được làm gì.

E.g:

  • Do not go out after 11 p.m! (Không được đi ra đường sau 11 giờ đêm!)
  • Don’t touch my phone. (Đừng đụng vào điện thoại của tôi.)

Với câu bắt đầu bằng let’s, thêm ‘not’ đằng sau

E.g:

  • Let’s not go back to that restaurant again. (Chúng ta đừng quay lại nhà hàng đó nữa.)

3.5. Câu phủ định với câu bắt đầu bằng V-ing, V-ed và to-infinitive

Với các câu có dạng này, ta chỉ cần thêm ‘not’ ở đầu câu.

E.g:

  • Not asking questions in class is a big mistake. (Không đặt câu hỏi trong giờ học là một sai lầm).
  • Not asking saying a single word, she left the room. (Cô ấy đi ra khỏi phòng mà không nói một lời nào.)
  • Not to bring a small gift when visiting someone’s house is regarded as inconsiderate in some Asian countries. (Ở một số nước châu Á, việc không mang theo quà khi đến chơi nhà người khác bị xem là thiếu tinh tế.)

Đối với câu bắt đầu bằng to infinitive, ta có thể đặt từ ‘not’ phía sau to, tuy nhiên cách dùng này không quá phổ biến như cách phía trên.

E.g: To not ask for any rights is foolish. (Không đòi hỏi quyền lợi thì thật ngu ngốc.)

4. Một số lưu ý về cách dùng câu phủ định

4.1. Các từ hạn định được dùng trong câu phủ định:

– Much – nhiều: dùng cho danh từ không đếm được.

  • I don’t have much work to do. (Tôi không có nhiều việc để làm)

– Many – nhiều: dùng cho danh từ đếm được

  • I don’t bring many books to class. (Tôi không mang nhiều sách đến lớp)

– Any – tuyệt nhiên không, không tí nào

  • My brother said he didn’t have any money. (Anh trai tôi nói anh ấy không có tiền)

– A lot of và lots of – nhiều: có thể dùng trong câu phủ định lẫn khẳng định.

  • Sue doesn’t have lots of/a lot of friends here. (Sue không có nhiều bạn ở đây).

4.2. Câu mang ý nghĩa phủ định nhưng ở dạng khác:

Trạng từ mang nghĩa phủ định thay cho ‘not’ trong câu:

Một số trạng từ mang nghĩa phủ định khi được dùng trong câu thì ta không cần phải thêm not. Các trạng từ phủ định thường gặp: hardly, barely, scarcely (hầu như không); hardly ever, seldom, rarely (hầu như không bao giờ).

Cấu trúc câu với trạng từ phủ định:

S + [trạng từ phủ định] + V

S + to be + [trạng từ phủ định]

E.g:

  • Tyler hardly helps his mother do the housework. (Tyler hiếm khi phụ mẹ làm việc nhà)
  • Mr. Black is rarely generous with strangers. (Ông Black hầu như không bao giờ hào phóng với người lạ)

*Lưu ý: Các trạng từ kể trên không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà chỉ ở mức tương đối.

Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã nắm được cách sử dụng câu phủ định tiếng Anh. Chúc các bạn học tập tốt!

Làm sao để biết câu phủ định trong tiếng Anh?

Trong phần lớn các trường hợp, câu phủ định được tạo ra bằng cách thêm từ “not” phía sau động từ to be, trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu. Đây chính là dấu hiệu cơ bản để nhận biết câu phủ định trong tiếng Anh. Ví dụ: There are not many strawberries this winter.

Thế nào là thế phủ định?

Câu phủ định là loại câu mang ý nghĩa phản bác, phản đối hay không đồng ý với một ý kiến, sự việc hay vấn đề nào đó. Câu phủ định thường chứa các từ như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải... Khi nhìn thấy những câu có chứa các từ này bạn có thể biết được đó là các câu phủ định.

Khi Nào dụng câu phủ định?

Câu phủ định được sử dụng để thông báo, xác định rằng không có sự vật, sự việc, tính chất hay quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lí. Câu phủ định này còn được gọi là câu phủ định miêu tả, được dùng nhiều nhất và dễ dàng nhận biết nhất. Ví dụ: Hôm nay trời không lạnh.

Câu phủ định trong tiếng Anh là câu gì?

Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative sentences) là loại câu được dùng để bộc lộ ý kiến về một điều gì đó là sai hay không đúng với sự thật của nó hoặc thể hiện sự không đồng ý của người nói/ người viết. Hay có thể hiểu cơ bản nhất, câu phủ định là câu ám chỉ sự “không”.