Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

Một indicator (chỉ báo) là một chuỗi các điểm dữ liệu xuất phát từ việc áp dụng một công thức vào dữ liệu giá. Dữ liệu giá bao gồm mọi dạng kết hợp giữa giá mở cửa, giá đỉnh, giá đáy hoặc giá đóng cửa trong một quãng thời gian nhất định. Dữ liệu giá được nhập vào công thức, và điểm dữ liệu được sinh ra. Ví dụ, trung bình cộng của ba giá đóng cửa là một điểm dữ liệu [(41+43+43) / 3 = 42.33].

2. Phân loại

FXS xin giới thiệu tới các bạn một infographic mô tả các nguyên tắc cơ bản của 12 chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất. Nó phân biệt giữa chỉ báo sớm và chỉ báo trễ, đồng thời giải thích một số mẹo cơ bản để kết hợp các chỉ báo này vào một chiến lược đầu tư toàn diện.

Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì
Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì
Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì
Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

3. Chức năng

Chỉ báo có ba chức năng chính: thông báo, xác nhận và dự đoán.

  • Một chỉ báo có thể đóng vai trò như một thông báo nhằm nghiên cứu hành động giá kỹ lưỡng hơn. Nếu xung lượng đang suy yếu, đó có thể là tín hiệu của một cú phá ngưỡng hỗ trợ. Hoặc nếu có một phân kỳ dương mạnh đang hình thành, đó có thể là tín hiệu cho một cú phá ngưỡng kháng cự.
  • Các chỉ báo có thể được dùng để xác nhận các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nếu có một cú phá ngưỡng trên biểu đồ giá, một cú giao cắt đường MA tương ứng có thể xác nhận cú phá ngưỡng. Hoặc, nếu một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, một đáy tương ứng trong chỉ báo OBV (Khối lượng Cân bằng) có thể xác nhận sự yếu đi.
  • Một số nhà đầu tư và nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo để dự đoán hướng đi tương lai của giá.

4. Mẹo sử dụng

Chỉ báo cho ra tín hiệu. Điều này nghe có vẻ thẳng thắn, song đôi khi trader phớt lờ hành động giá và chỉ chú ý vào chỉ báo. Các chỉ báo lọc hành động giá thông qua các công thức. Do đó, chúng mang tính phái sinh và không phản ánh trực tiếp hành động giá. Điều này nên được đưa ra cân nhắc khi áp dụng phân tích. Mọi phân tích chỉ báo nên được thực hiện cùng hành động giá. Chỉ báo cho biết gì về hành động giá? Liệu giá có biến động mạnh hơn? Hay yếu hơn?

Mặc dù mọi thứ có thể rõ ràng khi chỉ báo đưa ra tín hiệu mua và bán, tín hiệu nên được đưa vào bối cảnh cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Một chỉ báo có thể lóe ra tín hiệu mua, nhưng nếu mô hình biểu đồ cho thấy một tam giác đi xuống với một loạt các đỉnh thấp dần, đó có thể là một tín hiệu giả.

Trong phân tích kỹ thuật, việc học cách đọc chỉ báo mang tính nghệ thuật hơn là khoa học. Cùng một chỉ báo có thể bộc lộ các cách phản ứng khác nhau khi áp dụng cho các cặp tỷ giá khác nhau. Qua nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, sự thành thạo các loại chỉ báo sẽ tiến bộ theo thời gian.

Ngày nay có hàng trăm chỉ báo được sử dụng, cùng các loại mới được tạo ra mỗi tuần. Các phần mềm phân tích kỹ thuật tích hợp hàng tá chỉ báo, thậm chí cho phép người sử dụng tự tạo cho mình. Với thực tế các chỉ báo thường được quảng cáo thổi phồng, việc lựa chọn một chỉ báo có thể dễ gây nản lòng. Với sự ra mắt của hàng trăm loại chỉ báo mới, việc chỉ lựa chọn một vài loại thực sự cho bạn một góc nhìn khác. Kỳ lạ thay, những chỉ báo thu hút được nhiều sự chú ý nhất chính là những chỉ báo lâu đời nhất và đã vượt qua thử thách của thời gian.

Khi lựa chọn một chỉ báo dùng để phân tích, hãy chọn thật kỹ lưỡng và vừa phải. Việc bao trùm nhiều hơn 5 loại chỉ báo thường không hiệu quả. Sẽ tốt nhất nếu chỉ tập trung vào 2 hoặc 3 loại chỉ báo và hiểu rõ chúng từ trong ra ngoài. Cố gắng chọn các chỉ báo bổ trợ lẫn nhau, thay vì những loại tương đồng và đưa ra tín hiệu giống nhau. Ví dụ, sẽ là dư thừa khi sử dụng 2 loại chỉ báo tốt cho việc thể hiện các ngưỡng quá mua và quá bán, như Stochastics và RSI. Cả hai chỉ báo này đều đo xung lượng và cả hai đều có các ngưỡng quá mua/quá bán.

5. Chỉ báo sớm

5.1. Định nghĩa

Đúng như tên gọi, các chỉ báo sớm được thiết kế để đi trước biến động giá. Phần lớn mô tả một dạng xung lượng giá trên một chu kỳ nhìn lại (look-back period) cố định, là số lượng chu kỳ được dùng để tính toán chỉ báo. Ví dụ, đường Stochastic 20 ngày sẽ sử dụng hành động giá trong 20 ngày đã qua (khoảng 1 tháng). Tất cả những hành động giá trước đó sẽ bị bỏ qua. Có một số chỉ báo sớm phổ biến, đó là: Chỉ số Kênh Hàng hóa (CCI), Xung lượng (Momentum), Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Stochastic.

5.2. Ưu nhược điểm của Chỉ báo sớm

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng các loại chỉ báo sớm. Tín hiệu sớm để ra vào thị trường là ưu điểm chính. Chỉ báo sớm tạo ra nhiều tín hiệu và mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Tín hiệu sớm cũng báo trước một lực mạnh hay lực yếu tiềm tàng. Do tạo ra nhiều tín hiệu hơn, các chỉ báo sớm được sử dụng tốt nhất trong các thị trường có xu hướng, nhưng thường là xuôi theo xu hướng chính, chứ không phải đi ngược nó. Trong một xu hướng tăng, công dụng tốt nhất là giúp xác định tình trạng quá bán để tìm cơ hội mua. Trong một xu hướng giảm, chỉ báo sớm có thể giúp xác định vùng quá mua để tìm cơ hội bán.

Tín hiệu sớm mang đến triển vọng lợi nhuận cao hơn, và lợi nhuận cao hơn cũng mang đến rủi ro lớn hơn. Có nhiều tín hiệu sớm hơn đồng nghĩa gia tăng tín hiệu giả và whipsaw (lưỡi cưa). Tín hiệu giả sẽ gia tăng khả năng thua lỗ. Whipsaw có thể tạo ra những khoản trả hoa hồng ngốn sạch lợi nhuận và thử thách sức chịu đựng.

6. Chỉ báo trễ

6.1. Định nghĩa

Đúng như tên gọi, chỉ báo trễ bám theo hành động giá và thường được liên tưởng đến những chỉ báo bám xu hướng. Hiếm khi, nếu có, những chỉ báo này đi trước biến động giá. Các chỉ báo bám xu hướng hoạt động tốt nhất khi thị trường có xu hướng mạnh. Chúng được thiết kế để kéo người chơi và giữ chân họ chừng nào xu hướng chưa bị phá. Do đó, những chỉ báo này không hiệu quả trong thị trường sideways. Các chỉ báo bám xu hướng sẽ dẫn đến nhiều tín hiệu giả và whipsaw. Một số chỉ báo trễ phổ biến bao gồm đường MA (đơn giản, hàm mũ, tỷ trọng, biến số) và MACD.

6.2. Ưu nhược điểm của Chỉ báo trễ

Một trong những ưu điểm chính của chỉ báo trễ đó là khả năng nắm bắt một biến động và ở lại trong đó. Giả dụ thị trường đang có biến động liên tục, các chỉ báo bám xu hướng có thể dễ sử dụng và mang lại lợi nhuận cao. Xu hướng càng kéo dài, tín hiệu càng ít đi và lượng giao dịch cũng vậy.

Ưu điểm của các chỉ báo bám xu hướng bị mất đi khi thị trường biến động trong vùng giằng co. Một nhược điểm khác đó là tín hiệu thường đến trễ. Tại thời điểm xảy ra giao cắt đường MA, một phần đáng kể của biến động đã xảy ra rồi. Vào ra thị trường muộn có thể làm ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.

7. Thách thức

Ở các chỉ báo kỹ thuật, có một sự thỏa hiệp giữa nhạy bén và kiên định. Ở thế giới lý tưởng, chúng ta muốn có một chỉ báo vừa nhạy bén với biến động giá, cho tín hiệu sớm và ít tín hiệu giả hơn (whipsaws). Nếu chúng ta tăng độ nhạy bén bằng cách giảm số lượng chu kỳ, chỉ báo sẽ cho tín hiệu sớm, song số lượng tín hiệu giả cũng tăng lên. Nếu chúng ta giảm tính nhạy bén bằng cách tăng số lượng chu kỳ, khi này số lượng tín hiệu giả sẽ giảm, song tín hiệu sẽ bị trễ và điều này sẽ ảnh hưởng tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.

Đường MA có chu kỳ càng dài thì càng phản ứng chậm và tạo ra ít tín hiệu hơn. Khi đường MA được rút ngắn chu kỳ, nó sẽ nhanh nhạy hơn và biến động hơn, làm tăng số lượng tín hiệu giả. Điều tương tự cũng đúng với các chỉ báo xung lượng. Một đường RSI 14 chu kỳ sẽ tạo ra ít tín hiệu hơn so với đường RSI 5 chu kỳ. Đường RSI 5 chu kỳ sẽ nhạy cảm hơn và chỉ ra nhiều tín hiệu quá mua và quá bán hơn. Mỗi nhà đầu tư có quyền tùy chọn khung thời gian phù hợp với phong cách giao dịch và mục tiêu của mình.

Theo VisualCapitalist

Thao tác hóa khái niệm

Cụm từ “thao tác hóa khái niệm” (concept operationalization) có thể gây bối rối cho nhiều người mới bắt đầu nghiên cứu trong lần đầu tiếp xúc. Bản chất của quá trình này chính là: "Biến một khái niệm trừu tượng thành các chỉ báo đo lường được"

Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

Nếu thử đưa mọi thứ về trạng thái đơn giản nhất, cái được gọi là thao tác hóa khái niệm này đã được chúng ta bắt gặp hằng ngày song không hẳn lúc nào cũng để ý. Hãy theo dõi ví dụ sau:

Hình dung về thao tác hóa khái niệm

Giả sử, bạn quan sát thấy hai thanh niên tranh luận với nhau về việc chiếc điện thoại của hãng nào “xịn” hơn và nhờ bạn phân xử, bạn sẽ làm gì?

Trước hết, chúng ta sẽ cần đưa ra định nghĩa thế nào là “điện thoại xịn”. Chẳng hạn như một chiếc điện thoại được cho là “xịn” theo quan điểm của Mr. X - người có tiếng trong làng công nghệ - đó phải chiếc điện thoại (ví dụ):

  • Có khả năng tiếp nhận âm thanh chuẩn tai người dùng (< 50 desiben),
  • Bắt sóng wifi tốt (35mb / s),
  • Chụp hình sắc nét với camera > 24.0
  • Có độ trễ khi gõ phím <0.001s

Mỗi bên sẽ đưa ra một loạt các tiêu chí liên quan tới tính năng của chiếc điện thoại xịn như khả năng nghe - gọi, nhắn tin, tính năng bắt wifi, Bluetooth, xem video, chụp ảnh, lướt web, dung lượng ổ cứng, bàn phím... kể cả nhu cầu sử dụng của mỗi người. Chiếc điện thoại như bị băm nhỏ ra dưới con mắt của một nhà xã hội học.

Kế đến là thông số của các tính năng kể trên mà dựa vào những con số này hai người có thể so sánh được tính năng của máy nào vượt trội hơn. Ví dụ như máy nào có khả năng kết nối wifi nhanh hơn, bớt tốn RAM khi lướt web hơn, máy ảnh nào chụp sắc nét hơn, xem video nhanh hơn, bàn phím bấm mượt hơn...

Cuối cùng, căn cứ vào nhu cầu sử dụng để đưa ra kết quả cuối cùng. Người thích chụp ảnh có thể tự tin về các tính năng chụp ảnh trên máy mình, ngươi thích xem film có thể tự hào về dung lượng ổ cứng và khả năng kết nối wifi trên máy.

Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

Ví dụ minh họa thao tác hóa khái niệm "điện thoại xịn"

Chiếc máy “xịn” phút chốc trở thành chiếc điện thoại thông thường, hoặc ít nhất là “xịn” theo nhu cầu của người sử dụng. Bạn trở thành một người “cầm cân nảy mực” đại diện cho công bằng.

Hãy hình dung như sau:

  • Thế nào là một "chiếc điện thoại xịn” chính là khái niệm trừu tượng ban đầu.
  • Việc bạn kể ra một loạt các tiêu chí có liên quan - kể cả nhu cầu sử dụng - chính là việc đưa ra các biến số (variable).
  • Các thông số chi thiết cuối cùng có thể đo lường được chính là các chỉ báo (indicator).
  • Các chỉ báo đó được đo lường (measure) bằng các giá trị cụ thể
  • Các giá trị này có thể được thu thập bằng cách đi hỏi (interview) người dùng

Điều quan trọng hơn cả nhưng lại thường bị bỏ qua là các tiêu chí có liên quan tới khái niệm trừu tượng ban đầu, phải xuất phát từ một lý thuyết (theory) cụ thể hoặc từ một quan điểm có độ tin cậy cao đã được thừa nhận rộng rãi - giúp các bạn khái quát hóa hay quy luật khóa các nội dung liên quan tới khái niệm.

Để tiếp cận được các lý thuyết và khái niệm trên, bạn cần bỏ thời gian và công sức ra để đọcxây dựng tổng quan tài liệu. Điều này rất quan trọng vì tổng quan tài liệu sẽ quyết định việc thao tác hóa khái niệm của bạn được thực hiện trên cơ sở nào.

Trong ví dụ trên, định nghĩa về chiếc điện thoại "xịn" dưới quan điểm của Mr. X - người có tiếng trong làng công nghệ. - tức là những quan điểm đã được công nhận

---

Xem bài viết: "Tổng quan nghiên cứu" [ tại đây ]

---

Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

Quá trình thao tác hóa khái niệm

Quá trình thao tác hóa khái niệm trong nghiên cứu khoa học được thực hiện chính xác từng bước như ví dụ trên; và bởi vì các khái niệm được đưa ra từ một lý thuyết nào đó, nên ở một số nơi người ta cũng gọi khung khái niệm là khung lý thuyết. Phần lớn những việc bạn cần làm để có thể thao tác hóa khái niệm lúc này gồm:

  1. Tìm lý thuyết có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của bạn.
  2. Đọc kĩ định nghĩa các khái niệm có trong lý thuyết đó => tìm khái niệm trừu tượng
  3. Vạch ra các chiều cạnh (dimension) mô tả về khái niệm đó => tạo biến số
  4. Vạch ra các thông tin chi tiết mô tả về từng chiều cạnh kể trên => tạo chỉ báo
  5. Chuẩn bị các thông tin đó ở trạng thái sẵn sàng đo lường => tạo thang đo
  6. Chuyển hóa các thang đo thành công cụ để thu thập dữ liệu => tạo câu hỏi

Hãy xem thêm ví dụ cụ thể ở dưới và so sánh với ví dụ ở trên, khi các tiểu mục được gán nhãn bởi nội dung mang "màu sắc" xã hội học. Điều thú vị là kết quả thao tác hóa khái niệm sẽ không hoàn toàn giống nhau, bởi các lý thuyết khác nhau sẽ đưa ra cách nhìn khác nhau cho cùng một khái niệm. Ví dụ như khái niệm "tính tôn giáo" dưới đây:

Chỉ báo trong nghiên cứu khoa học là gì

Ví dụ minh họa thao tác hóa khái niệm "Tính tôn giáo"

Sau khi hoàn thành quá trình thao tác hóa khái niệm, bạn sẽ cần tới công cụ cuối cùng để có thể liên kết các biến số ở trên với mô hình bước phân tích ở dưới. Công cụ đóng vai trò như cầu nối giữa việc phân tích và thông tin ban đầu - được gọi là khung phân tích - thường có biểu hiện như một sơ đồ (diagram). Nhìn vào khung phân tích, nhà nghiên cứu sẽ trực quan hóa được các biến số có liên quan theo quy trình từ đầu vào (input) đến đầu ra (output) bằng các mũi tên.

Đến đây, bạn có thể thấy toàn bộ tất cả các hạng mục bên trong một đề cương nghiên cứu có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau, hệ thống và có trình tự. Đoạn kết thúc của hạng mục này mở ra nội dung của hạng mục khác có nội dung xuyên suốt là đạt được mục tiêu chung.

Kết luận

Ngược lại so với cách hiểu thông thường khi ta cố gắng xây dựng một bộ câu hỏi sao cho thật chi tiết, bởi theo nguyên tắc khoa học, bộ câu hỏi này phải được tạo nên từ các thang đo và các chỉ báo đo lường cụ thể. Các nội dung đó chỉ có thể có được khi nhà nghiên cứu đã tiến hành thao tác hóa khái niệm. Theo đó thao tác hóa khái niệm là việc biến một khái niệm trừu tượng thành các chỉ báo có thể đo lường.

Việc thao tác hóa này cần được xây dựng trên các khái niệm được rút ra từ nền tảng lý thuyết và có mối quan hệ chặt chẽ với mô hình phân tích về sau, đặc biệt là cách xây dựng bộ công cụ như bảng hỏi.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!

---

Tài liệu tham khảo chính:

  1. Gordon Mace & Francois Petry (2013), “Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội”, NXB Tri thức
  2. Michel Beaud (2014), “Nghệ thuật viết luận văn”, NXB Tri thức
  3. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), “Phương pháp & kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội”, NXB Phương Đông
  4. Nguyễn Văn Tuấn (2018), “Phân tích dữ liệu với R”, NXB Tổng hợp TP. HCM
  5. Nguyễn Văn Tuấn (2018), “Đi vào nghiên cứu khoa học”, NXB Tổng hợp TP. HCM
  6. Phan Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh (2001), “Phương pháp nghiên cứu Xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội