Chiều dài nét đứt mảnh là bao nhiêu

 

Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ.

Câu hỏi:

Nét đứt mảnh có chiều rộng là 0,25 mm thì đoạn gạch sẽ có độ dài là: 

A. 3 mm.            

B. 10 mm.

C. 5 mm.                                               

D. 12 mm.

TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, nội dung và format của bản vẽ. Các tiêu chuẩn này bao gồm:

  1. Tiêu đề: bao gồm tên dự án, tên bản vẽ, số bản vẽ và ngày hoàn thành.

  2. Phạm vi: mô tả chi tiết phạm vi của bản vẽ, bao gồm các thiết bị, hệ thống hoặc tổ chức liên quan.

  3. Chú thích: bao gồm các chú thích về kích thước, chất liệu, màu sắc và các thông tin khác cần thiết để hiểu rõ bản vẽ.

  4. Số liệu: bao gồm các số liệu về kích thước, trọng lượng, sức chịu đựng và các số liệu khác cần thiết.

  5. Đánh số: bản vẽ phải được đánh số theo tiêu chuẩn để dễ dàng theo dõi và tra cứu.

  6. Định dạng: bản vẽ phải được trình bày dưới dạng đồ họa, với các kích thước và độ phân giải đủ rõ ràng để dễ dàng in ra.

ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT:
-BVKT là phương tiện trong lĩnh 
vực kĩ thuật và đã trỏ thành “ngôn ngữ” chung dùng cho kĩ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về BVKT.

I/ Khổ giấy:

- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau: 
+ A0: 1189 x 841(mm)
+ A1: 841 x 594 (mm)
+ A2: 594 x 420 (mm)
+ A3: 420 x 297 (mm)
+ A4: 297 x 210 (mm)

II/ Tỷ lệ: 

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
- Có 03 loại tỷ lệ:
+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

III/ Nét vẽ: 

1. Các loại nét vẽ:
- Nét liền đậm: 
+ A1: đường bao thấy
+ A2: Cạnh thấy
- Nét liền mảnh:
+ B1: đường kích thước
+ B2: đường gióng
+ B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng:
+ C1: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh:
+ F1: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh:
+ G1: đường tâm
+ G2: đường trục đối xứng
2. Chiều rộng nét vẽ: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

IV/ Chữ viết:

1. Khổ chữ:
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm.
- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
2. Kiểu chữ:
Thường dùng kiểu chữ đứng (hình 1.4 SGK).
V/ Ghi kích thước:
1. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước (hình 1.5).
2. Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
3. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét). 
4. Ký hiệu: R.

Video tham khảo