Chương trình giảm tải hóa lớp 11 của bộ gd-đt năm 2024

TTO - Chiều 31-3, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020.

Chương trình giảm tải hóa lớp 11 của bộ gd-đt năm 2024

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của học sinh - Ảnh: TTO

Nội dung giảm tải tập trung các lớp cuối cấp của mỗi bậc học, đặc biệt ở trung học.

Việc cắt giảm theo nguyên tắc yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, chỉ tinh giản nội dung nâng cao, trùng lặp giữa các môn học. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT với bậc trung học, các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, các trường chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp với đặc thù môn học. Đối với các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, các trường chủ động điều chỉnh nội dung, hình thức phù hợp thực tiễn.

Bộ GD-ĐT quy định các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện".

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện công văn 4612 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Cuốn sách giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo khi tiếp thu môn hóa học 11, sách được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cuốn sách cũng cần thiết đối với các thầy cô giáo khi chuẩn bị bài giảng. Nội dung cuốn sách bao gồm phần tóm tắt kiến thức; hướng dẫn giải bài tập theo sách giáo khoa; đáp án bài tập trắc nghiệm...

Ngày 27/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.

Việc điều chỉnh nội dung dạy học này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Theo đó, 10 môn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của CT GDPT hiện hành; tích hợp một số nội dung thành các chủ đề; điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.

“Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự làm; khuyến khích học sinh tự thực hiện”, công văn nhấn mạnh.

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, Bộ GDĐT yêu cầu tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5842 (năm 2011) về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

Đối với các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục trung học căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn này để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.

Căn cứ vào CT GDPT hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mới, Sở GDĐT các tỉnh sẽ chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và cơ sở giáo dục.

Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022. Nguyên tắc là giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn/lớp học, không bắt buộc học sinh thực hiện nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn hay đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại.

Một số nội dung được tích hợp theo chủ đề để tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn đảm bảo tính logic, phù hợp dạy học trực tuyến và trên truyền hình.

Chương trình giảm tải hóa lớp 11 của bộ gd-đt năm 2024

Học sinh trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM tự học tại nhà hôm 5/9. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018), nhà trường sẽ tổ chức dạy học nội dung thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến. Với những phần yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà.

Đối với lớp 7 đến 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình năm 2006 và điều chỉnh nội dung các môn, nêu rõ những phần giáo viên cần làm, học sinh tự học, tự đọc, tự thực hiện.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt để ứng phó với Covid-19 tại địa phương. Bộ cũng yêu cầu nhà trường không được kiểm tra, đánh giá định kỳ nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể ở từng môn, khối lớp:

Lớp 6:

Toán Lịch sử và Địa lý Giáo dục công dân Ngữ văn Tin học Mỹ thuật Tiếng Anh Công nghệ Âm nhạc Tiếng Trung Quốc Tiếng Pháp Tiếng Nhật

Lớp 7-9:

Toán Lịch sử Âm nhạc Ngữ văn Địa lý Mỹ thuật Tiếng Anh Giáo dục công dân Tiếng Nhật Vật lý Tin học Tiếng Pháp Sinh học Công nghệ Tiếng Trung Quốc Hoá học (lớp 8-9)

Lớp 10-12:

Toán Sinh học Thể dục Ngữ văn Lịch sử Tin học Tiếng Anh Địa lý Tiếng Nhật Vật lý Giáo dục công dân Tiếng Trung Quốc Hoá học Công nghệ Tiếng Pháp

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn điều chỉnh chương trình cấp tiểu học để ứng phó với dịch bệnh.

Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng điều chỉnh chương trình phổ thông để phù hợp với việc dạy học trực tuyến trong điều kiện có dịch, giúp các trường có thể hoàn thành năm học. Số tuần thực học đã được giảm từ 37 xuống còn 35. Đến tháng 8/2020, Bộ ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT. Hướng dẫn mới công bố sẽ thay thế cho văn bản này.