Coin list là gì

Coinlist là gì? Toàn tập về nền tảng gọi vốn Coinlist

Coinlist đang tạo cơn sốt hiện nay, với lượng người tham gia trong 2 dự án gần nhất là Casper và Mina lên đến hơn 300,000 người. Bài viết sẽ giúp anh em tìm hiểu kĩ hơn tại sao nền tảng gọi vốn Coinlist lại Hot đến như vậy, đồng thời đưa ra một số thống kê và nhận định giúp anh em tham gia cuộc chơi trên Coinlist tốt hơn.

Ok, bắt đầu thôi!

Coinlist là gì?

Coinlist là một nền tảng để các dự án crypto tiến hành việc bán coin/token cho người dùng, giúp người dùng tiếp cận sớm với các dự án mới có tiềm năng. Nền tảng Coinlist được sáng lập và điều hành bởi công ty CoinList Markets LLC, có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Đây là một nền tảng rất thủ theo pháp luật, dự án đã có giấy phép hoạt trên 20 bang trên Hoa Kỳ.

Đồng thời, dự án cũng đã phát triển Đạo luật bảo mật ngân hàng và Chương trình tuân thủ chống rửa tiền (Chương trình BSA/AML), nhằm nỗ lực duy trì mức độ tuân thủ cao nhất có thể đối với các luật và quy định hiện hành liên quan đến chống rửa tiền ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác nơi Coinlist hoạt động. Vậy nên đa phần các dự án được bán Token trên Coinlist đều có thông tin rõ ràng, minh bạch và có chất lượng cao.

Trải nghiệm Website: coinlist.co

Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu tổng quan và thống kê về những dự án đã bán trên Coinlist. Các dự án này đều đã có các bài viết trên coin98.net, anh em quan tâm thì có thể tìm đọc.

Các dự án đã từng gọi vốn trên Coinlist

Đa phần các dự án gọi vốn trên Coinlist là các dự án Blockchain Layer 1.

Dự án mảng Blockchain

Dành cho anh em nào chưa hiểu thì Blockchain giống như một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau (tính phi tập trung), lưu trữ mọi thông tin giao dịch của anh em và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào (tính minh bạch).

11 dự án nổi bật trong mảng Blockchain đã gọi vốn trên Coinlist bao gồm:

  • Filecoin (FIL): Nền tảng Blockchain cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu.
  • Flow (FLOW): Blockchain layer-1 được xây dựng cho thế hệ các ứng dụng tiêu dùng, trò chơi và các tài sản kỹ thuật số. Dự án được xây dựng bởi Dapp Labs, đội ngũ đã phát triển các game NFT nổi tiếng như NBA Top Shot, CryptoKitties,...
  • Props (PROPS): Dự án Blockchain về dịch vụ nội dung số. Cụ thể là lĩnh vực video. Trong đó, họ áp dụng công nghệ Blockchain để tạo nên tính công bằng và minh bạch khi thưởng cho những người đóng góp vào mạng lưới của họ. Những người đóng góp đó có thể là những người dùng cuối, những nhà sản xuất nội dung, các nhà phát triển
  • Near (NEAR): Nền tảng ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên nền tảng NEAR Protocol, blockchain hoạt động theo cơ chế Proof of Stake công khai, sharded (phân đoạn).
  • Celo (CELO): Nền tảng mở giúp bất kỳ ai có điện thoại đều có thể truy cập vào các dịch vụ tài chính, gửi tiền đến số điện thoại người nhận và thực hiện thanh toán bằng cách sử dụng số điện thoại làm khóa công khai.
  • Solana (SOL): Nền tảng blockchain hiệu suất cao, có khả năng mở rộng lên đến 65,000 TPS (transactions per second) và thời gian khối 400ms mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như Sharding hay Layer 2.
  • Kadena (KDA): Blockchain nền tảng, cụ thể hơn là một hybrid blockchain bao gồm cả Public Blockchain, Private Blockchain và ngôn ngữ lập trình smart contract Pact. Kadena được sinh ra nhằm giải quyết vấn đề mở rộng của các blockchain hiện tại.
  • Nervos (CKB): Blockchain nền tảng. Họ xây dựng cấu trúc Blockchain với các layer khác nhau, với sự chuyên biệt cho từng chức năng. Trong đó có lớp Layer thứ 2, Nervos App Chain sẽ tập trung vào khả năng mở rộng và tối ưu các dApp cho người dùng.
  • Algorand (ALGO): Mạng lưới Blockchain Permissionless - nơi cho phép tất cả mọi người có thể tham gia đóng góp và nhận được quyền lợi từ mạng lưới.
  • Casper (CSPR): Blockchain Proof of Stake được áp dụng công nghệ Casper CBC (Correct-by-Construction). Mục đích là làm cho các doanh nghiệp, dev tiếp cận với công nghệ blockchain dễ dàng hơn.
  • Mina (MINA): Blockchain nhẹ nhất hiện tại, giúp các dev không cần tải quá nhiều dữ liệu về.

Dự án mảng Data & Privacy

Những dự án trong mảng này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề trong việc khai thác lượng dữ liệu (Data) khổng lồ của các công ty, nhưng vẫn đảm bảo tính ẩn danh (Privacy), bảo mật và riêng tư của người dùng.

Dự án tiêu biểu trong mảng Data & Privacy đã gọi vốn trên Coinlist là Ocean (OCEAN): Một giao thức cho phép người dùng trao đổi dữ liệu một cách phi tập trung trong khi vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát, nguồn gốc và tính minh bạch của dữ liệu.

Dự án mảng Tooling & Infrastructure

2 dự án nổi bật trong mảng cơ sở hạ tầng (Infrastructure) đã gọi vốn trên Coinlist bao gồm:

  • Orchid (OXT): Hệ thống phi tập trung được xây dựng trên Blockchain của Ethereum. Nó cho phép liên lạc ẩn danh và an toàn trên internet giữa những người dùng.
  • DFINITY (ICP): Dự án chuyên về mảng điện toán đám mây trên blockchain, hỗ trợ sự phát triển của Internet Computer.

Dự án mảng Stablecoin

Chắc hẳn ai cũng biết, Stablecoin là loại tiền điện tử được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền điện tử hiện tại, đó chính là sự biến động (volatility). Giống như cái tên của nó, giá trị của đồng stablecoin thường rất stable (vững) và không có hoặc biến động rất ít.

Dự án mảng Stablecoin đã gọi vốn trên Coinlist là TrustToken (TUSD): Nền tảng giúp tạo ra những stablecoin được bảo đảm bởi những tài sản thực tế.

Dự án mảng Marketplace

Các dự án trong mảng Marketplace sẽ được xem là trung gian tạo ra một nền tảng cho các bên (người dùng) có thể kết nối và giao dịch hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường này.

Dự án nổi bật trong mảng Marketplace đã gọi vốn trên Coinlist là Origin (OGN): Nền tảng hỗ trợ giao dịch thông qua dShop, giúp người dùng tiết kiệm phí trung gian.

Qua tổng kết sơ bộ, có lẽ Coinlist đã tính đến việc Ethereum sẽ gặp phải trường hợp nghẽn mạng như hiện nay, nên 73% các dự án được mở bán trên Coinlist đều làm về Blockchain.

Phân tích số liệu các dự án gọi vốn trên Coinlist

ATH ROI của các dự án gọi vốn trên Coinlist

Tính từ giá Public Sale, ATH ROI trung bình của các dự án tính đến hiện tại là 3,464%. Trong đó, hai dự án có ATH ROI trên 10,000% đều thuộc mảng Blockchain, đó là Solana và Flow với ROI lần lượt là 15,509% và 42,400%. Cả hai vẫn chưa dừng lại trong việc liên tục phá ATH.

Đó cũng 2 dự án được ra mắt trong năm 2020, có thể thấy 4 dự án ra mắt trong năm 2020 đều có mức ROI vượt trội so với các dự án trước đó. Liệu xu hướng này có tiếp tục trong tương lai?

Coin list là gì

Bao lâu thì có thể Buy the dip?

Thông thường, các dự án khi list sàn sẽ có một đợt xả đến từ những người mua Public Sale hoặc các vòng trước và tạo đáy, đôi khi sẽ là ATL (All Time Low). Vậy các token trên Coinlist có theo đúng mẫu hình này?

Thống kê về các dự án:

  • Có 4 dự án tạo ATL vào ngày 13/3. Nếu anh em chưa biết thì 12/3 là một ngày lịch sử, khi giá BTC dump từ $8,000 về gần $4,000. Do đó, các dự án này cũng vô tình tạo ATL ngay thời điểm ấy.
  • Đặc điểm chung của 4 dự án này là tính từ thời điểm list sàn đến 13/3 đều trên 100 ngày, với thấp nhất là 139 ngày và cao nhất là 414 ngày.
  • Nếu loại bỏ các dự án trên, thì số ngày trung bình để tạo ra ATL từ lúc Public Sale là khoảng 24 ngày.
  • Có 2 dự án tính đến hiện tại có giá list sàn là cũng là giá ATL, đó là Celo và Flow.
Coin list là gì

Số phận của các Diamond hand thì sao?

Nếu anh em may mắn mua được từ Coinlist, thì sẽ gặp trường hợp gì? Token của anh em ban đầu có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu hold to die, thì trung bình, token có thể bị chia 6 (chạm ATL) tính từ giá mua ở Coinlist, trước khi moon đạt ATH ROI như đã đề cập ở trên.

Trường hợp tệ nhất, có thể token sẽ bị chia kha khá, nhưng nhìn chung thì cũng có lợi nhuận nếu hold dài hạn (Ocean Protocol chia 19 lần, sau 2 năm thì đạt x7.7).

Ngoài ra, nếu anh em may mắn mua được vùng giá ATL, mức lợi nhuận trung bình anh em có thể kì vọng được là hơn 1,000%.

Coin list là gì

Kết luận dành cho anh em săn mua token trên Coinlist

Tổng kết lại, sau khi phân tích đánh giá về nền tảng gọi vốn Coinlist, chúng ta rút ra một số Insight như sau:

  • Coinlist là một tảng gọi vốn lớn, uy tín, thường xuyên list những dự án chất lượng cao.
  • Đa phần được Coinlist hỗ trợ bán token là những dự án Blockchain Layer-1.
  • Nếu anh em may mắn mua được Token trên Coinlist, ban đầu token của anh em sẽ tăng hoặc giảm tùy trường hợp, nhưng về dài hạn, tỉ lệ hơn 90% là anh em sẽ có lãi.
  • ATH ROI trung bình của các dự án được bán trên Coinlist là 3,464%.
  • Nếu anh em không may mắn mua được trong các vòng Public sales, có thể chờ một thời gian khoảng 24 ngày để mua được với giá tốt nhất.

Sau đợt ra mắt FLOW cực kì thành công, Coinlist đang là một cơn sốt thực sự khi liên tục ra mắt những dự án chất lượng như CASPER, MINA (tiếp tục lại 2 blockchain Layer-1).

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng Coinlist

Cách tham gia ICO trên Coinlist

Để tham gia ICO trên Coinlist, anh em phải thực hiện ít nhất 4 bước cơ bản:

  • Đăng kí KYC: Chỉ những tài khoản đã KYC mới có thể tham gia ICO.
  • Đăng kí tham gia ICO: Mỗi đợt mở bán token, Coinlist đều mở đăng kí để tham gia, deadline cho việc đăng kí thường sẽ là vài tiếng trước khi bắt đầu mở bán.
  • Tham gia vào hàng chờ: Khi bắt đầu ICO, anh em phải vào trang web của Coinlist trước 1 tiếng để xếp hàng.
  • Thanh toán: Sẽ rất may mắn nếu anh em đến được bước này, khi đăng kí mua thành công, anh em cần có sẵn tiền để thanh toán, hoặc thanh toán sau, chậm nhất là khoảng 2 ngày sau buổi token. Mình khuyên anh em nên chuẩn bị sẵn tiền trước, vì hệ thống của Coinlist thường gặp vấn đề nạp rút trước và sau khi buổi bán token.
Anh em nếu vẫn còn loay hoay không biết sử dụng Coinlist như thế nào, hãy đọc thêm bài viết sau: Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Coinlist chi tiết nhất

Coinlist còn có tính năng nào khác?

Ngoài việc hỗ trợ gọi vốn cho các dự án, Coinlist còn có tính năng trading và staking.

  • Nền tảng Trading Coinlist Pro đang hỗ trợ 25 cặp giao dịch, một số token nổi bật như BTC, ETH, FIL, CELO,
  • Anh em có thể Staking NuCypher, Celo, và Flow trên Coinlist với APY lên đến 32%.

Phí nạp rút của Coinlist?

  • Phí nạp: Coinlist miễn phí phí nạp vào.
  • Phí rút: Phí rút trên Coinlist khá cao, khoảng gấp 2- 3 lần so với việc chuyển token thông thường. Ví dụ như cách đây 2 tuần, phí rút USDC ERC-20 của mình là $43.

Các loại phí trên Coinlist

  • Phí mua ICO: Miễn phí, anh em sẽ không mất phí gì khi mua ICO.
  • Phí giao dịch: Coinlist thu phí 0.5% mỗi giao dịch.

Coinlist có token sàn không?

Coinlist hiện chưa có thông báo gì về token riêng của dự án. Tuy nhiên theo mình, khả năng Coinlist ra token riêng là rất cao, Coin98 sẽ theo dõi và cập nhật thêm thông tin về Coinlist cho anh em trong thời gian sớm nhất.

Tổng kết

Trên đây là một số thống kê và đánh giá tổng quan về nền tảng gọi vốn Coinlist. Anh em còn thắc mắc gì về nền tảng gọi vốn đang hot này, hãy nếu ý kiến ở phần bình luận bên dưới để bọn mình có thể giải đáp.

Hẹn gặp lại anh em ở những bài Đánh giá nền tảng gọi vốn lần sau.

#Coinlist #ICO