Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024

Ngày đèn đỏ là gì? Biểu hiện khi tới ngày đèn đỏ của chị em như thế nào? Trong những ngày này nên làm gì và không nên làm gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ hơn ngay trong bài viết sau đây.

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Ngày đèn đỏ là gì?

Ngày đèn đỏ là gì?

Ngày đèn đỏ là một thuật ngữ “trong ngành” để nói về chu kì kinh nguyệt hàng tháng của chị em phụ nữ (hay còn gọi là tới tháng, tới mùa, ngày rụng dâu). Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của một người phụ nữ, thường sẽ diễn ra hàng tháng mà chị em nào cũng sẽ trải qua.

Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ bị tác động bởi sự thay đổi của nồng độ các hormone sinh dục, thường là do estrogen và progesterone. Chính sự sụt giảm và gia tăng của hai hormone này đã tác động làm nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 35 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo). Cùng với đó, thời gian hành kinh (ngày đèn đỏ) thường sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày, một số người kéo dài tới 7 ngày sẽ gọi là rong kinh.

Vậy nên, ngày đèn đỏ mang ý nghĩa khẳng định bạn đã dậy thì và có khả năng sinh sản. Một người nữ giới không có kinh nguyệt thường sẽ khó thụ thai tự nhiên, cũng như việc quan sát các biểu hiện trong ngày đèn đỏ giúp chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình.

Dấu hiệu của ngày đèn đỏ là gì?

Khi bước vào ngày đèn đỏ, thường cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Chúng tác động trực tiếp tới thể xác lẫn tinh thần của chị em. Nên chúng ta dễ nhận thấy, vào những ngày này phụ nữ thường rất thất thường, cáu bẩn.

Để nhận biết được chị em đang đến ngày đèn đỏ, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Xuất hiện máu kinh ở âm đạo.
  • Người mệt mỏi, khó chịu
  • Bụng dưới căng tức, đau nhói
  • Thèm ăn đồ ngọt
  • Mặt nổi mụn
  • Đau tức vùng lưng
  • Dễ cáu gắt với mọi chuyện.
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi…

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Đau bụng kinh là dấu hiệu phổ biến của ngày đèn đỏ

Ngày đèn đỏ chị em NÊN làm gì?

Để giúp chị em vượt qua ngày đèn đỏ một cách dễ chịu, thoải mái và tránh những tác động xấu với cơ thể, mọi người nên:

  • Tắm nước ấm để kích thích máu lưu thông, giảm mệt mỏi, thư giãn cơ bắp và đau bụng kinh.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày để cơ thể lấy lại năng lượng.
  • Chườm túi ấm vào vùng bụng dưới để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng (đi bộ, yoga, thiền…)
  • Tâm trạng luôn thoải mái, hạn chế stress, áp lực…
  • Dành thời gian thư giãn (xem phim, nghe nhạc…)
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể (thực phẩm giàu sắt, vitamin, canxi…)

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Ngày rụng dâu chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn

"Ngày đèn đỏ" chị em KHÔNG NÊN làm gì?

Để tránh những tác động xấu tới cơ thể trong ngày đèn đỏ, chị em nên tránh một số điều sau đây:

  • Không đấm lưng vào ngày đèn đỏ: Nếu làm điều này, dễ khiến lượng máu kinh ra nhiều hơn, chu kỳ hành kinh kéo dài và tình trạng đau lưng nặng hơn.
  • Không tắm bằng nước lạnh quá lâu: Khi tắm nước lạnh trong những ngày hành kinh, dễ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Không mặc đồ chật: Những ngày rụng dâu, nếu mặc đồ quá chật dễ làm gia tăng áp lực lên hệ thống mao mạch vùng kín, tác động tới quá trình tuần hoàn máu, gia tăng ma sát âm đạo làm phù nề và khiến chị em cảm thấy khó chịu hơn.
  • Hạn chế làm việc quá sức: Vào những ngày hành kinh, thường cơ thể dễ bị mệt mỏi. Nếu làm việc quá sức dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhất là khả năng sinh sản sau này.

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Không nên đấm lưng trong ngày đèn đỏ

Ngày đèn đỏ NÊN và KHÔNG NÊN ăn, uống gì?

Không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vào những ngày rụng dâu, mà còn giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn thì bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ (thịt bò, lợn, ngỗng…)
  • Trứng
  • Đậu hũ
  • Đậu lăng
  • Một ly sữa ấm
  • Omega-3 từ các loại cá, hạt bí, hạt lanh, dầu cá…
  • Các loại rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành…
  • Thực phẩm giàu vitamin C, E (bắp cải, cà chua, cam, hạt hướng dương, hạt bí…)
  • Thực phẩm giàu kali (khoai lang, chuối, bơ, …)
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Trà gừng
  • Trà quế ấm nóng
  • Uống đủ nước lọc hàng ngày

Ngoài ra, trong ngày đèn đỏ chị em cũng nên KIÊNG một số thực phẩm sau đây:

  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Hạn chế ăn nhiều đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ dễ gây đầy bụng
  • Hạn chế uống trà đặc, cà phê, chất kích thích.
  • Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Không nên dung nạp quá nhiều thực phẩm ngọt, nhiều đường.
  • Hạn chế ăn đồ muối chua dễ khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn, khó chịu
  • Tránh uống bia, rượu

Ngày đèn đỏ có nên quan hệ tình dục?

Nhiều người cho rằng, khi quan hệ tình dục trong ngày rụng dâu sẽ giúp tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp mang thai trong thời gian hành kinh, dù khả năng thấp.

Chưa kể, vùng kín của chị em trong những ngày kinh thường rất dễ nhạy cảm, lượng acid trong cô bé đang giảm, cùng khả năng tự làm sạch, đào thải vi khuẩn yếu. Vậy nên, nếu quan hệ trong thời điểm này dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm, phụ khoa. Nên đây là điều mà chị em cũng nên hạn chế.

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Không nên đấm lưng trong ngày đèn đỏ

Vệ sinh “vùng kín” đúng cách ngày đèn đỏ như thế nào?

Có rất nhiều trường hợp chị em mắc bệnh viêm nhiễm, phụ khoa do vệ sinh vùng kín trong ngày kinh sai cách. Bởi vì “cô bé” là nơi có môi trường ẩm ướt, kết hợp với thời gian hành kinh càng ẩm ướt hơn nên dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tấn công gây ra các bệnh phụ khoa.

Con gái đến tháng vào những ngày nào năm 2024
Vệ sinh vùng kín ngày rụng dâu đúng cách rất quan trọng

Vậy nên, để bảo vệ sức khoẻ của mình, chị em cần vệ sinh vùng kín trong những ngày nhạy cảm này như sau:

  • Không nên sử dụng xà phòng: “Cô bé” vốn dĩ đã nhạy cảm, nếu dùng xà phòng có chất tẩy mạnh sẽ dễ làm âm đạo khô rát hơn. Nên tốt nhất bạn chỉ nên làm sạch bằng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần lành tính, dịu nhẹ để tránh gây kích ứng.
  • Vệ sinh “cô bé” ngày 2 lần: Mặc dù trong ngày đèn đỏ, vùng kín khá khó chịu. Nhưng bạn chỉ nên vệ sinh “cô bé” ngày 2 lần là sáng thức dậy và tối là đủ. Nếu vệ sinh quá nhiều lần dễ khiến vùng kín bị nhiễm lạnh.
  • Sử dụng băng vệ sinh (BVS) đúng cách: Nên thay BVS sau 3 – 4 tiếng sử dụng (kể cả ra máu kinh ít), vệ sinh tay sạch sẽ sau mỗi lần thay BVS, không nên quá lạm dụng BVS hằng ngày và chọn BVS chất lượng, an toàn.

Với nhiều chị em, ngày đèn đỏ là một cơn ác mộng định kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi trang bị cho mình những kiến thức về cách chăm sóc, bảo vệ và vệ sinh “vùng kín” đúng cách sẽ giúp chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn mỗi khi đến kỳ kinh. Hy vọng, với những chia sẻ trên phần nào mang tới những thông tin hữu ích để trải qua kỳ kinh thoải mái hơn nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Chu kỳ kinh nguyệt 24 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Chu kỳ kinh 24 ngày: Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 24 ngày sẽ là 24-14=10, ngày rụng trứng của chu kỳ này sẽ là ngày 10. Chu kỳ kinh 26 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 12 (26-14=12), khoảng thời gian từ ngày 10 - 14 là thời điểm thụ thai cao.

1 năm con gái đến tháng mấy lần?

Em bắt đầu có kinh năm lớp 8 và rất đều, lượng máu ra cũng không phải là ít. Nhưng khi lên lớp 11 thì kinh bắt đầu thưa dần. Đến nay, kinh chỉ còn 1 năm 1 lần.

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái vào ngày nào?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được coi là bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày , kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.

Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Thông thường sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày thì việc hành kinh sẽ xuất hiện. Do đó nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì đáp án cho câu hỏi thời gian rụng trứng vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt của người chính là ngày thứ 16, tương tự nếu chu kỳ kinh là 45 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 31.