Danh sách các xã phải sáp nhập tỉnh thanh hóa năm 2024

UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lấy ý kiến cử tri nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong việc xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030.

Mục đích, yêu cầu đặt ra của kế hoạch là thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri. Giải thích, động viên cử tri tham gia tích cực, đồng thuận, thống nhất cao đối với việc nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa.

Về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri, kế hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra phạm vi, nội dung lấy ý kiến đối với từng đơn vị, việc lập niêm yết danh sách cử tri, thành lập tổ lấy ý kiến cử tri, thời gian và hình thức thực hiện. Riêng về hình thức lấy ý kiến cử tri có thể triển khai thông qua tổ chức hội nghị hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến theo hộ gia đình.

Danh sách các xã phải sáp nhập tỉnh thanh hóa năm 2024
Một góc thành phố Thanh Hóa

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian, tiến độ đề ra.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương phải đặt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lên hàng đầu. Tập trung hướng dẫn, cung cấp kịp thời các thông tin để cử tri hiểu đúng, đầy đủ về quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước, của tỉnh về việc sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.

UBND các xã, phường, thị trấn hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri trước ngày 10/6/2024. UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri gửi UBND tỉnh Thanh Hóa trước ngày 15/6/2024.

Thành phố Thanh Hóa được thành lập năm 1993 từ thị xã Thanh Hóa cũ, trở thành đô thị loại hai năm 2003, đến năm 2014 được công nhận đô thị loại I. Hiện thành phố có diện tích tự nhiên 147km2, 30 phường và 4 xã, quy mô dân số gần 500.000 người. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất cả nước.

Theo dự thảo đề án sáp nhập, toàn bộ gần 83km2, dân số hơn 88.000 người của huyện Đông Sơn sẽ nhập vào thành phố Thanh Hóa. Sau sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, dân số gần 594.000, với 37 phường và 11 xã. Có 7 phường dự kiến được lập mới gồm Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Khê và Đông Thịnh.

Sau sáp nhập, tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, còn 2 thành phố (Sầm Sơn, Thanh Hóa), 2 thị xã (Nghi Sơn, Bỉm Sơn) và 22 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã.

Có thể thấy rằng, do đặc thù địa văn hóa, kinh tế, tỉnh Thanh Hóa đã sớm nhìn ra yêu cầu công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 25/10/2017 về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Quyết tâm và giải pháp đồng bộ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên cho biết, Tỉnh ủy xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, chức năng, yêu cầu lãnh đạo cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm cao, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Các cấp ủy quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy có chương trình hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các đồng chí Ủy viên Thường vụ cùng cơ quan chức năng các cấp trực tiếp kiểm tra, giám sát, cùng các địa phương giải quyết kịp thời vướng mắc về cơ chế và con người.

Quá trình nêu trên với phương châm "chủ trương 1, biện pháp 10 và quyết tâm 20", theo đó, tỉnh đã hoàn thành sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố mới; giảm 1.578 thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh đã giảm từ 5.971 thôn, tổ dân phố, xuống còn 4.393 thôn, tổ dân phố.

Toàn tỉnh đã giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 635 xã, phường, thị trấn xuống còn 559 xã, phường, thị trấn. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã và thôn, tổ dân phố của tỉnh được sắp xếp dẫn đầu cả nước.

Cùng với thực hiện sáp nhập là việc kiện toàn số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo hướng bố trí ba người đảm nhiệm sáu chức danh. Theo đó, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố, từ đó toàn tỉnh đã giảm 23.348 người hoạt động không chuyên trách nhờ sáp nhập thôn, tổ dân phố. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, tỉnh đã sắp xếp, sáp nhập 143 xã để thành lập 67 xã, giảm 76 xã.

Như vậy, toàn tỉnh đã giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 635 xã, phường, thị trấn xuống còn 559 xã, phường, thị trấn. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã và thôn, tổ dân phố của tỉnh được sắp xếp dẫn đầu cả nước.

Cùng với việc bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, tỉnh đã triển khai bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện bố trí công an chính quy về tất cả các xã, thị trấn; qua đó, toàn tỉnh sẽ giảm gần 2.500 cán bộ, công chức cấp xã; đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc bố trí và giảm 25.000 người hoạt động không chuyên trách.

Hiệu quả và sự chuyển động mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cho biết, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, diện tích tự nhiên bình quân mỗi đơn vị đạt xấp xỉ 20km2, dân số bình quân đạt 6.365 người; các đơn vị hành chính cấp xã mới cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định. Tỉnh có 14 đơn vị đạt cả hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và dân số.

Thanh Hóa được Trung ương đánh giá là địa phương dẫn đầu, hoàn thành xuất sắc mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thôn, tổ dân phố phù hợp định hướng, chương trình phát triển đô thị.

Thực tế tại huyện miền núi, biên giới Quan Sơn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Lê Đình Xuân trao đổi, quá trình trên đã không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; tiết kiệm ngân sách nhà nước mà còn bảo đảm phát huy tiềm năng, nội lực, hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội của các địa phương.

Thanh Hóa được Trung ương đánh giá là địa phương dẫn đầu, hoàn thành xuất sắc mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thôn, tổ dân phố phù hợp định hướng, chương trình phát triển đô thị. Qua đó cho thấy kinh nghiệm từ việc tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan việc lãnh đạo xây dựng thể chế, cơ chế vận hành; lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tập trung vào mục tiêu, bảo đảm được tính tổng thể, đồng bộ cho nhiệm vụ. Tỉnh phân công, phân cấp tổ chức bộ máy; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp trong quá trình sắp xếp các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Tỉnh đã gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới và phát triển…

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2023.