Để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bản đồ là mô hình khái quát các đối tượng địa lý được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và phục vụ nhiều mục đích khác nhau về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục… Vậy bản đồ là gì? Ký hiệu bản đồ là gì? Sẽ được chúng tôi tư vấn trong nội dung bài viết sau đây.

Khái niệm ký hiệu bản đồ?

Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ, đường nét, màu sắc, … đùng để thể hiện các đặc điểm của các đối tượng địa lý lên trên bản đồ sao cho  chân thực nhất so với đối tượng địa lý bên ngoài thực tế.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2019/TT-BTNMT, có các loại ký hiệu bản đồ như sau:

– Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.

Ký hiệu theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.

– Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ.

Ký hiệu nửa theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.

– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.

Ký hiệu không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.

Ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ. Ý nghĩa của ký hiệu bản đồ là phản ánh tính chất, vị trí, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ.

Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta phải xem bảng chú giải bởi:

Thứ nhất: Trên bản đồ có rất nhiều đối tượng địa lý xuất hiện, cùng với đó các đối tượng địa lý có tính chất rất giống nhau. Do đó, phải xem bảng chú giải để phân biệt rõ ràng các đối tượng địa lý, tránh nhầm lần.

Thứ hai: Bảng chú giải giúp người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách bố trí sắp xếp các kí hiệu trên bản tồ, từ đó có những hình dung chính xác, chân thực nhất về các đối tượng được mô phỏng trên bản đồ.

Để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

Khái niệm bản đồ

Để hiểu rõ hơn về ký hiệu bản đồ là gì thì chúng ta cần có những hiểu biết về bản đồ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, khái niệm bản đồ được định nghĩa như sau:

“Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc”.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, bản đồ được phân thành các loại chính, cụ thể như sau:

– Bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.

– Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

– Bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.

– Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia: Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.

– Bản đồ hàng không dân dụng: Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.

– Bản đồ công trình ngầm: Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.

Tỉ lệ bản đồ là gì?

Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng được đo ngoài thực địa.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của đối tượng địa lý bên ngoài thực địa.

Tỷ số bản đồ phản ánh chi tiết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được thể hiện trên bản đồ so với khoảng cách đo được trên bề mặt thực địa. Nếu tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của các đối tượng địa lý trên bản đồ càng cao.

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

– Thứ nhất: Tỉ lệ số

Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Khi mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Ví dụ: Trên góc của bản đồ trình bày như sau: “Tỉ lệ 1:100.000” có nghĩa là 01 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 01 km bên ngoài thực địa.

– Thứ hai: Tỉ lệ thước

Tỉ lệ thuớc là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã được tính sẵn. Mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Ví dụ: Trên biểu đồ trình bày mỗi đoạn 01 cm bằng 01 km hoặc bằng 10 km v.v…

Được biết rằng, bản đồ địa hình quốc gia tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật, biên giới, địa giới và địa danh trên đất liền, đảo, quần đảo được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.

Trên đây là nội dung bài viết ký hiệu bản đồ là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Câu hỏi:Các loại ký hiệu bản đồ và Ý nghĩa

Trả lời:

* Các loại kí hiệu bản đồ:

– Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.

Ký hiệu theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.

– Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ.

Ký hiệu nửa theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.

– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.

Ký hiệu không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.

* Ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ. Ý nghĩa của ký hiệu bản đồ là phản ánh tính chất, vị trí, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ.

- Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềCác loại ký hiệu bản đồ để làm rõ câu hỏi trên nhé!


Mục lục nội dung

1.Phương pháp kí hiệu

2. Bài tập về ký hiệu bản đồ

1.Phương pháp kí hiệu

- Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng...

- Những kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

- Các kí hiệu thường có ba dạng chính.

- Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thểhiện số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển cùa đối tượng. Ví dụ :

- Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta thường dùng ngôi sao to, nhỏ khác nhau.

-Nhà máy thủy điện được thể hiện là ngôi sao màu xanh, nhà máy thuỷ điện đang xây dựng là ngôi sao màu trắng, nhà máy nhiệt điện là ngôi sao màu đỏ...


2. Bài tập về ký hiệu bản đồ

Câu 1:Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu hình ảnh.

D. Kí hiệu diện tích.

Đáp án: C. Kí hiệu hình ảnh.

Câu 2:Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu diện tích.

D. Kí hiệu chữ.

Đáp án: B. Kí hiệu đường.

Câu 3:Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

A. đọc tên bản đồ.

B. đọc tỉ lệ bản đồ.

C. đọc bảng chú giải.

D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.

Đáp án: C. đọc bảng chú giải.

Câu 4:Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.

B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.

D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Đáp án: B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

Câu 5:Đường đồng mức là

A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

D. đường cắt ngang một quả núi.

Đáp án: A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Câu 6:Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

A. càng dốc

B. càng thoải

C. càng cao

D. càng cắt xẻ mạnh

Đáp án: B. càng thoải

Câu 7:Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Đáp án: D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Câu 8:Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

A. tượng hình

B. điểm

C. đường

D. diện tích

Đáp án: B. điểm

Câu 9:Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

A. Ranh giới của một tỉnh

B. Lãnh thổ của một nước

C. Các sân bay, bến cảng

D. Các mỏ khoáng sản

Đáp án: B. Lãnh thổ của một nước

Câu 10:Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

A. đường đồng mức.

B. kí hiệu thể hiện độ cao.

C. phân tầng màu.

D. kích thước của kí hiệu.

Đáp án: D. kích thước của kí hiệu.