Giải bóng đá nào bạo lực nhất đông nam á năm 2024

Những người theo dõi U.23 Indonesia từ những trận đầu có lẽ sẽ không nghĩ, thầy trò HLV Shin Tae-yong có thể vào tới bán kết U.23 châu Á 2024.

Bởi U.23 Indonesia đã khởi đầu giải đấu... cực tệ. Marselino Ferdinan cùng đồng đội thua U.23 Qatar, trong trận đấu các cầu thủ lộ rõ sự non nớt, mất kiểm soát. U.23 Indonesia bị thổi quả phạt đền bởi một cú vung tay bất cẩn của Rizky Ridho trong vòng cấm, phải nhận tới 2 thẻ đỏ với những pha phạm lỗi bạo lực.

Đến trận gặp U.23 Úc, U.23 Indonesia cũng chơi kém hơn, bị ép sân trong cả trận. Chỉ có sự vô duyên của các chân sút U.23 Úc mới giúp thầy trò ông Shin Tae-yong thoát hiểm.

Giải bóng đá nào bạo lực nhất đông nam á năm 2024

U.23 Indonesia rất đáng gờm

AFC

Tuy nhiên, kể từ đây, U.23 Indonesia bắt đầu chuyển mình. Không thể nói "cứng" ở giải đấu trẻ rằng một đội tuyển mạnh sẽ chơi hay từ đầu đến cuối. Quan trọng là đội bóng phải vượt qua khúc cua tâm lý, để có nền tảng tinh thần vững vàng nhằm phát huy hết tiềm năng.

Chiến thắng 4-1 trước U.23 Jordan ở trận cuối vòng bảng, hay sau đó là 120 phút và loạt luân lưu để đời trước U.23 Hàn Quốc cho thấy đội trẻ xứ vạn đảo có thể bùng nổ thế nào, một khi đã vượt qua cửa tử.

Thành công của U.23 Indonesia trước tiên đến từ yếu tố con người. Bộ khung đội hình của "Garuda" được hợp thành từ hai yếu tố: các cầu thủ nhập tịch có thể hình, kỹ năng chơi bóng và tư duy ấn tượng (Rafael Struick, Ivar Jenner, Justin Hubner, Nathan Tjoe-A-On), cùng các cầu thủ bản địa được trui rèn ở giải quốc nội, lên đội tuyển quốc gia từ khi còn trẻ và tích lũy vốn thi đấu phong phú.

Nhóm cầu thủ ấy có Rizky Ridho, Marselino Ferdinan, Witan Sulaeman, Pratama Arhan, Hokky Caraka hay Komang Teguh.

Những trải nghiệm ở Asian Cup 2023, vòng loại World Cup 2026, AFF Cup 2022 hay thậm chí SEA Games 31, 32 không hề vô nghĩa với dàn sao trẻ Indonesia. Việc thực hiện thành công tới 11 trong số 12 quả luân lưu trước U.23 Hàn Quốc cho thấy tinh thần tiến bộ vượt bậc của U.23 Indonesia.

Giải bóng đá nào bạo lực nhất đông nam á năm 2024

U.23 Indonesia không e ngại dù gặp U.23 Jordan hay U.23 Hàn Quốc

AFC

Với độ tuổi còn khá trẻ, lứa cầu thủ này sẽ còn làm mưa làm gió ở Đông Nam Á, với kinh nghiệm vượt trội những đồng nghiệp trẻ ở Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia.

'Tắc kè hoa' Shin Tae-yong

Kiến trúc sư trưởng trong thành công của U.23 Indonesia, không ai khác ngoài HLV Shin Tae-yong. Ông Shin nổi tiếng trong làng bóng đá Hàn Quốc bởi sự tinh quái, lão luyện và chuyên môn cùng chiến thuật linh hoạt. Biệt danh "tắc kè hoa" của HLV Shin Tae-yong cũng từ đó mà thành. Ông có thể xoay rất nhiều kiểu chơi, thích ứng rất tốt với hoàn cảnh.

Tuy nhiên, một phẩm chất đối nghịch với sự linh hoạt của ông Shin mà không nhiều người nhắc đến, đó là sự kiên định.

Giải bóng đá nào bạo lực nhất đông nam á năm 2024

HLV Shin Tae-yong

AFC

HLV Shin Tae-yong đôn hàng loạt cầu thủ trẻ lên đội tuyển Indonesia ngay sau khi tiếp quản. Dù sau đó "Garuda" phải nhận nhiều thất bại bẽ bàng, như 0-4 trước Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022, bị Việt Nam loại ở bán kết AFF Cup 2022, hay chính lứa trẻ Indonesia cũng thất bại ở SEA Games 31, nhưng HLV Shin Tae-yong không từ bỏ.

Ngay cả khi nhập tịch, nhà cầm quân người Hàn Quốc cũng chỉ chọn những cầu thủ rất trẻ như Jenner (2004), Hubner, Struick (2003), hay Nathan (2001). Suốt 5 năm, ông Shin Tae-yong xây dựng đội bóng cho tương lai. Tư duy chiến thuật, sự táo bạo và lì lợm của U.23 Indonesia thời gian qua là phần thưởng cho quá trình tích lũy cả thành công lẫn đau đớn.

HLV Shin Tae-yong đã gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với Indonesia. Lứa U.23 hiện tại với nòng cốt mới 21, 22 tuổi còn đầy đủ tiềm năng tiến xa, chưa kể nhiều cầu thủ nhập tịch đang ở "hàng đợi". Với bóng đá Indonesia, bán kết U.23 châu Á sẽ không phải điểm đến cuối cùng.

Qua các giải đấu tầm châu lục, cụ thể ngay VCK U.23 châu Á 2024, phản ánh rõ nhất khát vọng và thực lực các đội bóng hàng đầu Đông Nam Á vẫn còn… độ chênh rất lớn.

Giấc mộng Wolrd Cup của một số nước được đặt ra một cách nghiêm túc sau một vài thành công nhất định, xem ra chưa hợp lý chí ít là đến giờ phút này. Hãy bắt đầu từ bóng đá trẻ và đầu tư khoa học cho việc cải thiện thể chất, thể hiện một cách đột phá, may ra mới có thể nói đến chuyện vươn tầm châu lục.

Nhìn lại VCK U.23 châu Á, cho thấy 3 nước: Thái Lan, Indonesia và Việt Nam còn thiếu rất nhiều thứ dù có một vài trận đấu xem được; trong đó nổi bật là U.23 Indonesia hứa hẹn sẽ còn tiếp tục đà tiến bộ. U.23 Thái Lan thì chưa ổn định khi còn khá phập phù trận chơi khá hay, trận thì mất phong độ, tâm lý.

U.23 Việt Nam dù vượt qua vòng bảng nhưng có thể thấy là đội kém nhất trong 3 đội dự giải, phải lâu lắm mới có thể trở thành đội bóng hàng đầu khu vực thôi, chưa nói đến tầm châu lục.

Dù vượt qua vòng bảng nhưng U.23 Việt Nam không có trận đấu nào đáng xem, chơi thiếu bản sắc, thiếu những tài năng vượt trội, thiếu nền tảng thể lực, thiếu những nhân tố thủ lĩnh trên sân.

So sánh ngay với Thái Lan thì Việt Nam vẫn còn thua xa. Nếu Indonesia đang theo đuổi chính sách nhập tịch đang rất thành công, mà chính sách này thì Việt Nam thống nhất không thực hiện ở tất cả các môn thể thao chớ không riêng gì ở bóng đá. Chính sách này đúng và được NHM thể thao nước nhà ủng hộ, chúng ta làm thể thao không chạy theo thành tích “ảo” nhằm thỏa mãn thời điểm nào đó.

Còn Thái Lan thì đang có những tài năng xuất ngoại ở những nền bóng đá phát triển; đây là con đương mà các nhà làm bóng đá Việt Nam cũng như cầu thủ và cả NHM mơ ước; nhưng hãy nhìn lại xem cho đến giờ này tất cả những ngôi sao đình đám từ thế hệ vàng cho đến thế hệ... bạc cũng đều “tắt lịm” khi ra thi đấu nước ngoài. Thậm chí không có nổi một trận đấu nào được ra sân với thời gian... coi được. Có những người sau xuất ngoại trở về thì thi đấu ngày càng đi xuống.

Từ đào tạo trẻ cho đến giải thi đấu quốc nội Việt Nam vẫn còn quá nhiều vấn đề. Còn cầu thủ, thì sau khi đạt được một vài thành tích “bỏ túi”, thì tiền bạc rủng rỉnh đã bắt đầu có xu hướng thỏa mãn, thiếu khát vọng. Trong khi lớp cầu thủ trẻ thiếu cọ xát, thiếu kinh nghiệm thi đấu chưa đủ sức thay thế đàn anh, tạo nên khoảng trống kế thừa. Đó là tình trạng của bóng đá Việt Nam hiện nay.

Vậy nên, dù có lạc quan mấy cũng nên khoan hãy… mộng mơ xa vời, hãy bắt đầu từ những điều căn bản nhất. Do đó, việc thuê một ông HLV nào đó cũng chẳng cần phải tầm cỡ… thế giới, châu lục gì cả. Người xây dựng nền móng cho 5-10 năm tới, lúc đó hãy nghĩ xa hơn.