Hiến chương asean có hiệu lực vào năm nào năm 2024

(LSO) - Năm 2020 đánh dấu tròn 25 năm Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong suốt quá trình tham gia hội nhập khu vực, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì các mục tiêu, tôn chỉ của Hiệp hội và là một trong những thành viên năng động, tích cực nhất của ASEAN. Có thể nói, dấu ấn thể hiện thành công vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN đó là đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Bài viết này phân tích quy định của Hiến chương ASEAN về vị trí Chủ tịch ASEAN và thực tiễn đảm nhiệm vai trò này tại các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hiến chương asean có hiệu lực vào năm nào năm 2024

Chủ tịch ASEAN theo quy định của Hiến chương ASEAN 2007

Theo quy định tại Điều 31 Hiến chương ASEAN 2007, chức Chủ tịch ASEAN sẽ được luân phiên hàng năm giữa các quốc gia thành viên theo thứ tự chữ cái tên tiếng Anh của các nước. Quốc gia thành viên đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN sẽ chủ trì:

- Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan.

Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm và sẽ được nhóm họp đặc biệt hoặc bất thường khi cần thiết do Quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tại địa điểm được các Quốc gia thành viên ASEAN nhất trí.

- Các cuộc họp của Hội đồng Điều phối ASEAN.

Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao của các quốc gia thành viên, do Chủ tịch ASEAN chủ họp ít nhất 2 lần một năm, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN nói chung và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao.

- Ba Hội đồng Cộng đồng ASEAN.

Ba hội đồng Cộng đồng ASEAN (Cộng đồng Kinh tế - AEC; Cộng đồng Văn hoá – xã hội – ASCC; Cộng đồng chính trị - an ninh – APSC) sẽ họp ít nhất hai lần một năm và sẽ do Bộ trưởng có liên quan của Quốc gia thành viên đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì.

Ngoài ra, Chủ trì ASEAN còn có thể chủ trì các cuộc họp của Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng và quan chức cao cấp; Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN...

Bên cạnh những nhiệm vụ trên, theo quy định tại Điều 23 Hiến chương ASEAN, Chủ tịch ASEAN sẽ có thể là bên thứ ba giúp các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp phát sinh khi các quốc gia này yêu cầu.

Với nhiệm vụ như vậy, theo quy định tại Điều 32 Hiến chương ASEAN, Chủ tịch ASEAN sẽ có vai trò trong việc thúc đẩy và tăng cường lợi ích, sự thịnh vượng của ASEAN; xác định những lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đề xuất những sáng kiến và kế hoạch mới; bảo đảm phản ứng kịp thời và hiệu quả với những vấn đề cấp bách hay những tình huống khủng hoảng tác động đến ASEAN… Cụ thể:

- Tích cực thúc đẩy và đề cao lợi ích cũng như quyền lợi của ASEAN, gồm cả các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến về chính sách, điều phối, đồng thuận và hợp tác.

- Đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN

- Đảm bảo việc ứng phó một cách hiệu quả và kịp thời các vấn đề cấp bách hoặc các tình huống khủng hoảng tác động đến ASEAN, trong đó có việc sử dụng phương thức bên thứ ba và các dàn xếp khác nhằm nhanh chóng giải quyết các mối quan ngại trên;

- Đại diện cho ASEAN trong việc tăng cường và thúc đẩy các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác bên ngoài;

- Thực hiện các nhiệm vụ và chức năng khác được giao.

Thực tiễn thực hiện việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN tại các quốc gia thành viên

Trên thực tế, trước khi có Hiến chương ASEAN 2007, các quốc gia thành viên đã luân phiên chủ trì, điều phối các hội nghị hợp tác quan trọng khu vực, đặc biệt là Hội nghị cấp cao hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh (ASEAN sunmit). Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Hội nghị cấp cao ASEAN và vị trí Chủ tịch ASEAN chưa được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý khu vực, bên cạnh đó, việc tiến hành Hội nghị cấp cao cũng chưa được diễn ra thường niên mà tuỳ vào yêu cầu thực tiễn hợp tác giữa các quốc gia. Đến năm 1992, tại Mục 8 Tuyên bố Singapore, Hội nghị cấp cao ASEAN mới được ghi nhận là thiết chế chính thức khu vực, còn vị trí Chủ tịch ASEAN đến Hiến chương 2007 mới được ghi nhận cụ thể. Như vậy, Hiến chương ASEAN ra đời góp phần pháp điển hoá cụ thể nhiệm vụ, vai trò của Chủ tịch ASEAN vốn không được ghi nhận rõ ràng trong các văn kiện pháp lý khu vực trước đây. Cho đến nay, trải qua 53 năm hoạt động, ASEAN đã có 30 lượt quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN.

Cụ thể như sau:

NămQuốc gia NămQuốc gia1976Indonesia 2020Việt Nam1977Malaysia 2019Thái Lan1987Philippines 2018Singapore1992Singapore 2017Philippines1995Thái Lan 2016Lào1996Indonesia 2015Malaysia1997Malaysia 2014Myanmar1998Việt Nam 2013Brunei1999Philippines 2012Campuchia2000Singapore 2011Indonesia2001Brunei 2010Việt Nam2002Campuchia 2009Thái Lan2003Indonesia 2008Thái Lan2004Lào 2007Singapore2005Malaysia 2006PhilippinesBảng thống kê các quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN. Nguồn: https://asean.org.

Qua Bảng thống kê các quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN cho thấy: ASEAN5 (Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore) mỗi quốc gia đều có 4 lần giữ cương vị Chủ tịch ASEAN; Việt Nam ít hơn với 3 lần; Lào, Campuchia và Brunei mỗi quốc gia 2 lần và ít nhất là Myanmar với 1 lần giữ cương vị này vào năm 2014. Khi chuyển giao vị trí Chủ tịch ASEAN từ quốc gia này sang quốc gia khác, theo thông lệ khu vực, quốc gia nhận chuyển giao sẽ nhận chiếc "búa quyền lực" mang tính tượng trưng từ chính Chủ tịch đương nhiệm tại lễ bế mạc Hội nghị cấp cao cuối cùng trong nhiệm kỳ.

Bắt đầu từ năm 2006, quốc gia nhận chuyển giao cũng đồng thời tuyên bố về chủ đề, bao gồm cả logo biểu trưng của năm Chủ tịch ASEAN mà mình đảm nhiệm. Chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN thể hiện mục tiêu, giá trị cốt lõi mà quốc gia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch hướng đến xuyên xuốt nhiệm kỳ. Có tác giả cho rằng, để hiểu được đóng góp của Chủ tịch ASEAN mỗi nhiệm kỳ, người ta cần xem xét kỹ chủ đề mà quốc gia đó lựa chọn. Dưới đây là khẩu hiệu mà các Chủ tịch ASEAN đã đưa ra, bắt đầu từ năm 2006:

NămQuốc giaChủ đề2006PhilippinesHướng tới một cộng đồng quan tâm, chia sẻ2007SingaporeMột ASEAN là trung tâm của Châu Á năng động2008 2009Thái LanCộng đồng ASEAN hướng tới người dân2010Việt NamHướng tới Cộng đồng ASEAN - Từ tầm nhìn đến hành động2011IndonesiaCộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu2012CampuchiaASEAN - Một cộng đồng, Một vận mệnh2013BruneiNhân dân của chúng ta, tương lai của chúng ta;2014MyanmarTiến lên đoàn kết hướng tới cộng đồng hòa bình và thịnh vượng2015MalaysiaNhân dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta2016LàoBiến tầm nhìn thành hiện thực vì một cộng đồng ASEAN năng động2017PhilippinesChung tay tạo đổi thay, kết nối với toàn cầu2018SingaporeMột ASEAN tự cường và đổi mới2019Thái LanThúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững2020Việt NamASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Mặc dù Hiến chương ASEAN quy định tất cả các quốc gia thành viên sẽ thay phiên nhau làm Chủ tịch ASEAN và chức danh này sẽ xoay vòng hàng năm, dựa trên thứ tự chữ cái tên tiếng Anh của các nước. Tuy nhiên, trong quá khứ có nhiều trường hợp các quốc gia thành viên từ chối đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN khi tới lượt hoặc không thực hiện lần lượt theo vòng. Chẳng hạn, Myanmar vào năm 2006 đã rút lui khỏi vị trí Chủ tịch ASEAN và thay vào đó là Philippines do lo ngại sức ép quốc tế.

Được biết, "trong thời gian này, một loạt chính khách các nước ASEAN đã nhiều lần tuyên bố rằng do tình hình nhân quyền căng thẳng ở Myanmar, nếu nước này đảm đương chức Chủ tịch ASEAN thì hình ảnh và uy tín của ASEAN sẽ bị suy giảm trong con mắt cộng đồng thế giới". Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã yêu cầu Myanmar từ bỏ chức Chủ tịch ASEAN, nếu không, Washington và EU sẽ tẩy chay mọi hoạt động do ASEAN tiến hành. Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar thời điểm đó là Nyan Win cũng cho biết chính phủ Myanmar rút lui vì muốn dành "sự quan tâm đầy đủ" cho "quá trình hòa giải dân tộc và dân chủ hóa đang diễn ra". Thực tế sau đó Philippines (quốc gia thay thế Myanmar) cũng không hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2006 với việc không tổ chức được Hội nghị cấp cao (dự kiến ​​ban đầu từ 10‒14 tháng 12 năm 2006) mà phải dời sang đầu năm 2007 do cơn bão Seniang.

Bắt đầu từ năm 2008, khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, quốc gia thành viên đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN sẽ phải đăng cai chủ trì hai cuộc họp chính thức của Hội nghị cấp cao trong năm Chủ tịch. Quốc gia đầu tiên áp dụng quy định này là Thái Lan, tuy nhiên, có thể thấy nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Thái Lan kéo dài qua hai năm 2008 và 2009 do bất ổn chính trị tại quốc gia này. Cuộc họp đầu tiên vào năm 2008 bị hoãn do Chính phủ Thái Lan, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra khi đó rơi vào khủng hoảng chính trị phải chuyển sang năm 2009. Ít nhất một Hội nghị cấp cao năm 2009 cũng không thể diễn ra do người biểu tình chiếm trụ sở hội nghị. Do đó, cuối năm 2009, Thái Lan mới có thể hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN của mình.

Năm 2011, Indonesia cũng hoán đổi thứ tự đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN với Brunei. Indonesia theo thứ tự sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm 2013, nhưng họ hoán đổi cho Brunei để thực hiện vai trò này vào năm 2011. Nguyên nhân là vào năm 2013, Indonesia là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh APEC và họ lo ngại không thể hoàn thành tốt cả hai vai trò cùng một lúc.

Dấu ấn trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam

- Việt Nam là quốc gia tích cực trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Như phần trước đã trình bày, Việt Nam đã 03 lần đảm nhiệm vị trí này, chỉ kém hơn 01 lần các quốc gia sáng lập ASEAN (ASEAN5). Sự kiện mang dấu ấn đậm nét của Việt Nam lần đầu tiên trong vai trò Chủ tịch ASEAN là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998) - chỉ 3 năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và trong bối cảnh khu vực đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng.

Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội được các nước thành viên ASEAN và dư luận quốc tế đánh giá cao. Tại Hội nghị này, dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, đặc biệt định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp Hội trong những năm tiếp theo để thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2020.

- Khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực năm 2008, theo quy định của Hiến chương, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ tháng 01/12/2010. Để đảm nhiệm cương vị này, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị từ sớm, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lập UBQG về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành và nhiều địa phương. Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương trên các mặt cả về nội dung, lễ tân-hậu cần, an ninh, tuyên truyền…

Chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN; từ tầm nhìn đến hành động” do Việt Nam đề xuất đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các nước ASEAN và thực sự trở thành định hướng cho hành động của Hiệp hội với những trọng tâm ưu tiên là: đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN và bảo đảm vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực; đẩy mạnh hợp tác rộng rãi nhằm duy trì hoà bình và an ninh khu vực, phát triển bền vững và ứng phó với những thách thức toàn cầu.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đề ra, thúc đẩy nhiều sáng kiến phù hợp, tạo được sự thống nhất cao thể hiện qua các văn kiện pháp lý khu vực và giữa ASEAN với các đối tác, như: Nghị định thư 2010 về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương ASEAN; Tuyên bố ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững; Tuyên bố ASEAN về ứng phó chung với biến đổi khí hậu; Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa ASEAN và Liên bang Nga...

Trong năm Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng của ASEAN gồm hai Hội nghị Cấp cao (ASEAN-16 và ASEAN-17), các hoạt động của Đại hội đồng nghị viện ASEAN – AIPA, hơn 10 Hội nghị cấp Bộ trưởng và trên 20 Cuộc họp cấp quan chức liên quan đến cả chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội, cũng các hoạt động của các tổ chức quần chúng (Diễn đàn Nhân dân ASEAN) và doanh nghiệp (Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN),… Trong năm Chủ tịch của Việt Nam, các diễn đàn khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo, nhất là ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS) tiếp tục phát triển năng động. Tiến trình EAS ghi dấu ấn với Tuyên bố chung kỷ niệm 5 năm thành lập EAS và quyết định mở rộng EAS cho Nga và Hoa Kỳ tham gia từ năm 2011...

Các lĩnh vực hợp tác then chốt của ASEAN về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội đã có bước chuyển biến đáng kể trong năm Chủ tịch của Việt Nam. Về chính trị-an ninh, việc triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (ASPC blueprint) được đẩy mạnh góp phần nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia, vì lợi ích chung là hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị-an ninh khu vực được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +); Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn biển ASEAN (AMF).

Về kinh tế, dưới sự điều phối của Việt Nam, việc thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC blueprint) đã tiến hành nghiêm túc theo các chỉ tiêu và lộ trình đã đề ra, đạt được tiến triển khả quan.

Các lộ trình tự do hoá và thuận lợi hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư, thông qua các thoả thuận quan trọng như Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Gói cam kết thứ 8 về Dịch vụ được triển khai hiệu quả… Về văn hóa-xã hội, nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Văn hóa-xã hội ASEAN (ASCC blueprint) trong năm 2010 đã đạt được nhiều bước tiến tích cực.

Thời kỳ này, ASEAN thống nhất xác định và đẩy mạnh hợp tác trên 4 lĩnh vực ưu tiên là: Đối phó với các thách thức toàn cầu, nhất là về biến đổi khí hậu; Phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi kinh tế; Tăng cường phúc lợi xã hội và phát triển cho phụ nữ và trẻ em ASEAN; và đẩy mạnh hợp tác văn hóa.

Dưới sự điều phối của Việt Nam, trong năm 2010, ASEAN đạt được dấu ấn tích cực trong lĩnh vực hợp tác văn hoá-xã hội, tập trung ở một số khía cạnh: Phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường phúc lợi và phát triển phụ nữ và trẻ em; Hợp tác hỗ trợ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển, thành lập và điều hành hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR); Ủy ban về Thúc đẩy các Quyền của Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (ACWC), các hoạt động tăng cường quảng bá và nâng cao nhận thức về ASEAN cũng như tạo dựng ý thức cộng đồng trong mọi tầng lớp nhân dân…

Tóm lại, có thể khẳng định rằng Việt Nam trong năm 2010 đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN với những dấu ấn đậm nét. Những thành quả của năm 2010 đã thực sự thúc đẩy liên kết ASEAN và quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chuyển sang thời kỳ hành động cụ thể và lên tầm cao mới theo hướng toàn diện và thực chất hơn, đồng thời khẳng định được vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình, qua đó tạo đà mạnh mẽ cho ASEAN hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

- Ngày 4 tháng 11 năm 2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Grand Diamond ở thủ đô Bangkok, Thái Lan diễn ra lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 35 và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 cho Việt Nam. Năm 2020 là lần thứ 3 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, cũng đúng thời điểm tròn 5 năm thành lập Cộng đồng ASEAN, là mốc kiểm điểm giữa kỳ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015-2020, hoàn tất triển khai một loạt kế hoạch hành động giữa ASEAN với các đối tác.

Đối với Việt Nam, năm 2020 là năm Việt Nam đảm đương vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng là năm tròn 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN. Với những thời điểm đặc biệt đó, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức để Việt Nam thể hiện năng lực và phát huy vai trò dẫn dắt của mình, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của các nước thành viên và đối tác.

Chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. Theo Ban Thư ký Quốc gia ASEAN 2020, khái niệm “gắn kết” (cohesive) thể hiện ý tưởng củng cố khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực nội tại và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh, tăng cường liên kết khu vực, kết nối về kinh tế, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc của ASEAN, gắn bó người dân và lấy người dân làm trung tâm. Khái niệm “gắn kết” đã được đề cập trong các văn kiện nền tảng của ASEAN với nhiều sắc thái gồm: Gắn kết về chính trị, gắn kết về kinh tế và gắn bó giữa các xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nội hàm gắn kết càng trở nên quan trọng hơn với Cộng đồng ASEAN.

Khái niệm “chủ động thích ứng” (responsive) là nâng cao năng lực thích ứng trước các biến động nhanh chóng của tình hình thế giới, các thách thức đang nổi lên như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia…, đồng thời cũng là nâng cao khả năng tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức do tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. “Chủ động thích ứng” là một trong những nội hàm của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, được đưa vào chủ đề ASEAN nhằm phản ánh nhu cầu nâng cao tính chủ động, sáng tạo, sự chuyển biến và khả năng vươn lên mạnh mẽ, hướng về phía trước của ASEAN. Với Chủ đề này, Việt Nam hướng đến 5 vấn đề ưu tiên trong năm Chủ tịch của mình, đó là:

(i) Phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực trên cơ sở tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN; đẩy mạnh tinh thần gắn bó, tương trợ và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước thành viên; nâng cao khả năng phối hợp lập trường chung của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế; thúc đẩy hình thành và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chung trong quan hệ giữa các quốc gia; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

(ii) Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0: Theo đó liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số và các công nghệ mới; tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường các dịch vụ xã hội phục vụ người dân và nhóm yếu thế; hiện đại hóa nền hành chính công; xây dựng môi trường xanh…

(iii) Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN: Tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổ biến rộng rãi trong người dân, thúc đẩy nhận thức và nhận diện về Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng, nâng cao hình ảnh của Cộng đồng ASEAN trong khu vực và trên thế giới.

(iv) Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới, phát huy vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế; mở rộng và nâng tầm quan hệ với các Đối tác trên toàn cầu, góp phần định hình cấu trúc và luật chơi mới của khu vực và thế giới.

(v) Nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN: Cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN; điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp các quy trình, quy chuẩn trong ASEAN.

Với những kỳ vọng rất lớn, tuy nhiên, ngay khi bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đứng trước thách thức chưa từng có từ khi ASEAN ra đời cho đến nay, đó là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đe doạ an ninh toàn cầu. Đến nay, đại dịch đã khiến hơn 9 triệu người nhiễm bệnh, hơn 400.000 người chết và hàng tỷ người phải cách ly nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Trong bối cảnh đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động, tích cực, đưa ra nhiều sáng kiến, biện pháp thúc đẩy đoàn kết, thống nhất phòng chống dịch bệnh, đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn.

Ngay khi dịch Covid-19 mới bùng phát, Việt Nam đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 14 tháng 2 năm 2020, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị cao nhất của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Hội đồng Điều phối ASEAN, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngay sau đó cũng đã tổ chức 2 phiên họp ngày 20 tháng 2 và sáng ngày 9 tháng 4 năm 2020 để trao đổi về các biện pháp phối hợp trong ASEAN cũng như với các nước đối tác ứng phó dịch bệnh.

Tại các cuộc họp Hội đồng điều phối này, ASEAN đã đưa ra các tuyên bố nhằm ứng phó chung với dịch Covid-19 đồng thời cam kết bảo đảm chuỗi cung ứng khu vực và thị trường mở cũng như phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế trong khu vực và toàn cầu, khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp, duy trì ổn định kinh tế xã hội". Cũng trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng điều phối, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã nhất trí thành lập Quỹ ứng phó với Covid-19 của ASEAN với mục tiêu huy động các nguồn lực tài chính để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển thuốc điều trị và vaccine phòng chống Covid-19 cũng như chuẩn bị cho các phản ứng khẩn cấp trong tương lai.

Trong điều kiện cách ly phòng chống dịch bệnh, Việt Nam cũng đã sáng kiến và chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 bằng hình thức họp trực tuyến. Các Hội nghị sau đó cũng đưa ra Tuyên bố chung trong đó khẳng định ưu tiên an sinh của người dân trong nỗ lực tập thể phòng chống dịch Covid-19 và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho công dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng hợp tác nhằm ngăn chặn sự suy thoái và mất ổn định xã hội do tác động tiêu cực của đại dịch, tiếp tục nỗ lực giảm thiểu các khả năng rủi ro và nâng cao năng lực tự cường cho nhóm yếm thế. Khuyến khích chia sẻ các bài học kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch phục hồi sau đại dịch, khôi phục hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xã hội thường ngày, ngăn chặn khả năng suy thoái kinh tế.

Tiếp sau đó, ngày 22 tháng 4 năm 2020, để triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo tại Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid-19, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN – Nhật Bản đã chính thức thông qua “Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19” nhằm ứng phó với những hậu quả về kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng do sự bùng phát của dịch Covid-19 gây ra.

Việc thông qua Tuyên bố chung này là kết quả của cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (với vai trò Chủ tịch các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN) và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kajiyama Hiroshi vào chiều ngày 17 tháng 4 năm 2020, cũng như là kết quả của việc thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia tiên phong, hình mẫu khu vực trong phòng chống đại dịch Covid-19. Việt Nam đã kiên trì áp dụng các chính sách và biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 đúng đắn, hiệu quả, mang lại những kết quả khả quan khi dịch bệnh được kiểm soát với số ca lây nhiễm thấp, không có ca tử vong. Thành quả của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tiếp tục ghi nhận và đánh giá là hình mẫu trong phòng, chống dịch Covid-19.

Việt Nam cũng tích cực trong việc giúp đỡ các quốc gia trên thế giới trong việc phòng chống đại dịch chung toàn cầu như ủng hộ khẩu trang kháng khuẩn, quần áo bảo hộ y tế cho Ấn Độ, Nga, Mỹ... ủng hộ quỹ 50.000 USD cho quỹ ứng phó Covid-19 của WHO. Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch Covid 19 với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch thông qua Mạng lưới Trung tâm hoạt động khẩn cấp ASEAN (EOC).

Như vậy, có thể thấy, qua ba lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đều chủ động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến huy động đoàn kết khu vực giúp ASEAN hoàn thành vượt kỳ vọng các mục tiêu đề ra.

Riêng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, mặc dù đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay về an ninh phi truyền thống toàn cầu nhưng Việt Nam đang phát huy tốt vai trò của mình giúp khu vực từng bước vượt qua khó khăn. Đã có nhiều dự đoán trong giới ngoại giao cho rằng nhiệm kỳ của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN có thể được kéo dài đến năm 2021 do sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Điều này có nhiều khả năng xảy ra vì ASEAN đã có hai tiền lệ trước đó là trường hợp của Philippines năm 2006 (kéo dài nhiệm kỳ do ảnh hưởng của bão Seniang) và Thái Lan năm 2008 (do khủng hoảng chính trị). Nếu dự đoán này đúng thì điều đó sẽ cho phép Việt Nam phát huy vai trò chủ động sáng tạo, xây dựng sự đồng thuận trong khu vực về các vấn đề lớn, cấp bách của ASEAN trong thời gian tới như thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông và thỏa thuận về quản lý tài nguyên nước trên sông Mekong...