Kế hoạch dạy học trực tuyến cấp tiểu học năm học 2022 2022

         Căn cứ thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở GDTX;

Căn cứ Công văn số 248/HD-SGDĐT ngày 01/11/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình về việc quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở GDTX;

         Căn cứ Công văn số 751/PGDĐT ngày 02/11/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thái Thụy về việc quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các trường TH, THCS, TH&THCS;

         Căn cứ tình hình thực tế, Trường TH&THCS Thái Giang xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến duy nhất trên hệ thống OLM năm học 2021-2022 như sau:

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng và thời điểm thực hiện

1. Đối tượng: Tất cả CBGVNV, HS, CMHS toàn trường.

2. Thời điểm dạy học trực tuyến: Khi có thông báo của PGD yêu cầu nhà trường chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến để phòng chống Covid-19.

         2. Giải thích từ ngữ

         - Hệ thống DHTT là hệ thống phần mềm DHTT và hạ tầng CNTT (gọi chung là hạ tầng kỹ thuật DHTT) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua internet, bao gồm: phần mềm tổ chức DH trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.

         - DHTT là hoạt động DH được tổ chức thực hiện trên hệ thống DHTT.

         - DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp tại nhà trường là hình thức DHTT thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để hỗ trợ DH trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại nhà trường.

         - DHTT thay thế DH trực tiếp tại nhà trường là hình thức DHTT thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để thay thế DH trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại nhà trường.

3. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc dạy học trực tuyến

3.1. Mục đích

- Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại nhà trường, giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình GDPT.

- Phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học, thúc đẩy chuyển đổi số trong nhà trường và ngành giáo dục.

- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi lúc, mọi nơi.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập.

3.2. Yêu cầu

- BGH có kế hoạch quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến cả năm học ngay cả khi đang dạy học trực tiếp.

- Đối với giáo viên: Tích cực tham gia các buổi tập huấn; có kỹ năng xây dựng, lựa chọn, ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin, học liệu, quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến; hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, CMHS trong quá trình dạy học trực tuyến.

- Đối với học sinh: Phải có máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối Internet; tài khoản Zalo, OLM; tham gia học tập và hoàn thành làm bài kiểm tra đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Đối với Cha mẹ học sinh: Chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho con em mình học trực tuyến; giám sát, hỗ trợ quá trình học của con mình; phối hợp, hướng dẫn con em mình hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.

3.3. Nguyên tắc dạy học trực tuyến

         - Nội dung DHTT phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT.

         - Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật DHTT và đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu tổ chức DHTT.

         - Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

4. Hoạt động DHTT

         - Hoạt động DHTT được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT, bảo đảm sự tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học.

         - HS học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tham dự giờ học trực tuyến do GV tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của GV; khai thác nội dung học tập từ học liệu DHTT; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với GV và các HS khác.

- GV DHTT thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn HS học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; theo dõi và hỗ trợ HS khai thác nội dung học tập từ học liệu DHTT; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của HS.

- Hiệu trưởng quyết định hình thức tổ chức DHTT hỗ trợ DH trực tiếp tại nhà trường; tổ chức DHTT thay thế Dạy học trực tiếp tại nhà trường trong thời gian HS không đến trường để học tập vì lí do bất khả kháng.

5. Kiểm tra, đánh giá trong DHTT

         - Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của HS được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức KTĐG thường xuyên trong DHTT được thực hiện theo quy định về KTĐG thường xuyên của BGD&ĐT.

         - Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) định kỳ kết quả học tập trực tuyến của HS được thực hiện trực tiếp tại trường theo quy định về KTĐG định kỳ của BGD&ĐT.

         Trường hợp HS không thể đến trường tại thời điểm KTĐG định kỳ vì lí do bất khả kháng, việc tổ chức KTĐG định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; HT quyết định lựa chọn hình thức KTĐG định kỳ theo quy định của BGD&ĐT, bảo đảm việc KTĐG chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

6. Học liệu DHTT

         - Học liệu DHTT được xây dựng theo chương trình GDPT, bao gồm: Bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và KTĐG, tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của BGD&ĐT.

         - Học liệu DHTT phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động của GV&HS; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

         - Học liệu DHTT sử dụng trong nhà trường phải được tổ chuyên môn thông qua và BGH phê duyệt.

7. Quản lý và lưu trữ hồ sơ DHTT

         - Hồ sơ DHTT được bảo quản và lưu trữ tại nhà trường gồm có:

         * Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại Điều 9,10,15 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

         * Dữ liệu về quá trình DHTT trên hệ thống DHTT OLM.

         * KHDHTT và KHBDTT của nhà trường chi tiết theo tuần, tháng, năm cho từng môn học, hoạt động GD.

         * Hồ sơ KTĐG quá trình và kết quả học tập của HS theo quy định tại Điều 6 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

         - Nhà trường quy định cụ thể quy trình và thời hạn lưu trữ hồ sơ DHTT theo luật lưu trữ và các văn bản quy định hiện hành (Dự kiến 4 năm, cuối năm học GV nộp lưu tại thư viện).

II. Hạ tầng kỹ thuật DHTT

1. Hạ tầng CNTT

Hạ tầng CNTT phục vụ quản lý và tổ chức DHTT phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:

- Đảm bảo yêu cầu về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm DHTT; đảm bảo cho GV và HS truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm DHTT để thực hiện HĐDH và KTĐG trực tuyến theo quy định tại Điều 5+6 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức DHTT.

- Nhà trường có nơi lắp đặt thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ HDDHTT của GV.

2. Hệ thống phần mềm DHTT

         Hệ thống phần mềm DHTT được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm sau đây:

1.1. Phần mềm tổ chức DH trực tuyến trực tiếp

Phần mềm tổ chức DH trực tuyến trực tiếp có chức năng tối thiểu sau đây:

- GV tổ chức triển khai DH trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu DHTT đến HS.

- Giúp HS tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với GV và những Hs khác trong cùng một không gian học tập.

1.2. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây:

         - Giúp GV tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu DHTT tới HS; Giao nhiệm vụ học tập và KTĐG kết quả học tập của HS; theo dõi và hỗ trợ HS khai thác nội dung học tập từ học liệu DHTT; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của HS.

         - Cho phép HS truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu DHTT; thực hiện các hoạt động học tập và KTĐG theo yêu cầu của GV; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với GV và các HS khác trong cùng không gian học tập.

         - Cho phép nhà trường quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của GV; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu  của nhà trường và cơ quan quản lý GD ở địa phương.

1.3. Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến

          Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến có chức năng của hệ thống quản lý học tập trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 9 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công cụ cho phép GV thiết kế nội dung học tập, học liệu HDTT.

III. Tổ chức thực hiện

1. Đối với nhà trường

1. Tổ chức DHTT

2. Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học liệu dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến.

- Nhà trường rà soát số lượng GV có máy tính có kết nối mạng internet, camera, micơro; có cài đặt các phần mềm dạy học trực tuyến … Trường hợp Gv không có máy tính thì mượn máy tính của nhà trường, chịu trách nhiệm bảo quản trong quá trình mượn, có sổ mượn trả từ đc Gấm phụ trách thiết bị thư viện.

- Học sinh: GVCN phối kết hợp với CMHS rà soát số lượng, tên HS có máy tính, điện thoại có kết nối mạng internet, camera, micơro; có cài đặt các phần mềm dạy học trực tuyến … Trường hợp HS không có phải có phương án ghép nhóm học tập theo địa dư hành chính và đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

3. Xây dựng các yêu cầu của dạy học trực tuyến và nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở đảm bảo quy định tại hướng dẫn này Thông tư số

4. Công bố công khai những quy định liên quan đến DHTT, KHGD, các điều kiện đảm bảo việc DHTT và thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành.

5. Cử cán bộ quản lý – Đc Lễ PHT; giáo viên phụ trách CNTT – Đc Dung và các đc CBGV khác (theo thành phần công văn) tham gia tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết để tổ chức DHTT.

6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc tổ chức DHTT, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai DHTT; định kỳ mỗi năm hai lần, tại thời điểm kết thúc mỗi học kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức DHTT và tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị gửi về PGD, SGD để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.

Phân công kiểm tra, theo dõi, dự giờ dạy trực tuyến

- BGH dự giờ xác suất của tất cả giáo viên, kiểm tra việc lưu hồ sơ minh chứng của GV.

- GVBM dự giờ của giáo viên cùng chuyên môn, kiểm tra việc ghi chép, làm bài tập của học sinh.

- Ba kịch bản dạy học và kiểm tra đánh giá ứng phó với dịch Covid-19

+ Kịch bản 1. Dạy và học trực tiếp tại nhà trường.

Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định, nhà trường tổ chức dạy học theo kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022.

+ Kịch bản 2. Vừa dạy và học trực tiếp, vừa dạy và học trực tuyến khi giáo viên hoặc học sinh phải nghỉ dạy và học do phải cách ly, theo dõi sức khỏe hay điều trị Covid-19 không thể đến trường.

* Nếu một số học sinh phải nghỉ học, giáo viên vẫn có thể đến trường thì giáo viên dạy ở lớp có học sinh nghỉ học phải dạy trực tuyến cho học sinh đó.

* Nếu giáo viên phải nghỉ dạy, học sinh vẫn có thể đến trường thì giáo viên đó phải dạy trực tuyến cho học sinh theo thời khóa biểu; địa điểm phòng học trực tuyến của học sinh tại phòng máy tính. Trường hợp giáo viên không thể dạy được thì nhà trường phân công giáo viên khác dạy thay trực tiếp trên lớp.

+ Kịch bản 3. Nếu cả giáo viên và học sinh phải nghỉ dạy và học trực tiếp thì nhà trường sẽ chuyển sang trạng thái dạy học trực tuyến 100% theo thời khóa biểu.

2. Đối với Hiệu trưởng

- Quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mục tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng dạy học;

- Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến xuyên suốt cả năm học (cả khi trạng thái học bình thường hay tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học) phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của nhà trường;

- Triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng;

- Triển khai hướng dẫn học sinh kỹ năng cần thiết tham gia học tập và kiểm tra trực tuyến;

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức dạy học trực tuyến;

- Xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến.

- Thông báo hình thức dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến cho học sinh và phụ huynh học sinh;

- Tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến theo kế hoạch;

- Chỉ đạo thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số định danh cá nhân

3. Đối với Phó Hiệu trưởng

- Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức họp chuyên môn, lấy ý kiến từ các tổ, tham mưu với Hiệu trưởng; tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, báo cáo về Hiệu trưởng tất cả các nội dung công việc của Hiệu trưởng đối với cấp học mình phụ trách.

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.

4. Đối với Tổ trưởng chuyên môn

- Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức họp chuyên môn, lấy ý kiến từ GV trong tổ, tham mưu với Phó Hiệu trưởng; tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, báo cáo về Phó Hiệu trưởng tất cả các nội dung công việc của Hiệu trưởng đối với tổ mình phụ trách.

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.

5. Đối với Giáo viên, nhân viên phụ trách CNTT

- Giáo viên nhân viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin và có năng lực để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến.

- Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của nhà trường và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến

- Nhân viên thực hiện quản trị kỹ thuật hệ thống sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết.

- Phân công đội ngũ nhân viên phụ trách CNTT hỗ trợ kỹ thuật máy tính, điện thoại, sử dụng phần mềm:

* Khối TH : Đc Dũng

* Khối THCS : Đc Dung

- Phân công ban biên tập Website( Đc Dung, 5 tổ trưởng) 

* Chọn lọc thông tin tuyên truyền công tác phòng chống dịch đăng tải trên website
* Đăng tải nội dung bài học, những nội dung liên quan tới bài học
* Đưa thông tin kịp thời kế hoạch học trực tuyến lên website.

5.1 Đối với GVCN:

- Rà soát lại tài khoản của HS, đảm bảo tài khoản HS đăng nhập học trực tuyến phải có đầy đủ Họ và tên, ảnh đại diện là ảnh của HS, có xác nhận của CMHS, duyệt, kiểm danh trước khi dạy học để tránh tình trạng HS vào phá lớp học.

-  Thành lập nhóm, mời giáo viên dạy tham gia nhóm (Giải thể sau khi kết thúc kế hoạch).

- Thông báo đến PHHS lịch học và lịch giao bài kiểm tra, phối hợp với PHHS để nắm bắt học sinh học trực tuyến, làm bài tập.

- GVCN phối hợp với GVBM kiểm tra và báo cáo số lượng học sinh tham gia học trực tuyến về Ban Giám hiệu.

5.2. Đối với Giáo viên bộ môn

- Chuẩn bị giáo án, phần mềm, thiết bị dạy, tham gia vào các nhóm học tập trực tuyến của các lớp mình giảng dạy, tổ chức giảng dạy, kiểm tra học sinh, thu thập minh chứng, báo cáo số lượng học Hs tham gia, tình hình lớp học về đc Dung để báo cáo PGD.

- Phối kết hợp CMHS đôn đốc, hỗ trợ HS học tập đạt kết quả cao.

- Tích cực dạy đủ số tiết theo quy định, tổ chức ôn tập, tương tác với học sinh qua nội dung bài học.

- Đề xuất những giải pháp để triển khai dạy học trực tuyến có hiệu quả.

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra khi nhà trường thông báo hình thức kiểm tra.

- Thực hiện lưu trữ các bài dạy cũng như các bài kiểm tra của học sinh.

- Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trái quy định.

- GVBM báo GVCN để hoàn thiện SĐB.

6. Đối với Học sinh

- Học sinh học sinh được tham hoa gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết tham gia học tập và kiểm tra trực tuyến.

- Chấp hành nghiêm túc nội quy dạy - học trực tuyến; thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên và của nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của giáo viên và của nhà trường.

- Chủ động liên lạc với giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ trong quá trình học tập trực tuyến để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời

7. Đối với CMHS

- Chuẩn bị cho con phòng học, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh, …. có thể kết nối internet.

- Cập nhật kịp thời lịch học cũng như lịch kiểm tra để nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài tốt, kiểm tra thiết bị trước khi học. Giám sát chặt chẽ việc học của con.

- Thông qua GVCN phản hồi ý kiến với nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến.

8. Đối với kế toán

Trên cơ sở theo dõi của 2 đ/c PHT, căn cứ vào thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 để tính tăng giờ (nếu có) và các chế độ khác cho CBGVNV.

Trên đây là Kế hoạch quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến năm học 2021-2022 của trường TH&THCS Thái Giang, trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc các đồng chí báo cáo lại Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời điều chỉnh và thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

- PGD để báo cáo

- Các PHT, tổ CM và GVNV để thực hiện

- Lưu VT

                         HIỆU TRƯỞNG    

                         Nghiêm Văn Quân