Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Báo cáo nghiên cứu khả thi là loại tài liệu cơ bản thường thấy trong các dự án xây dựng. Vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi là gì? Có cần phải thẩm định hay không? Sau đây, TBT Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu để xác định tính khả thi khi thực hiện công việc xác định, trong hoạt động xây dựng, Khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định báo cáo nghiên cứu khả thi là một loại tài liệu mà trong đó trình bày nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công; mà qua đó, các nhà đầu tư hay các bên có liên quan có thể làm cơ sở để xem xét, quyết định liên quan tới dự án và công trình xây dựng.

Do vậy, để đạt được hiệu quả tối đa, đa phần các dự án sẽ thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi bắt đầu. Trừ trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Trong nội dung tiếp theo của bài viết báo cáo nghiên cứu khả thi là gì? chúng tôi sẽ gửi tới Quý vị thông tin về quy định pháp luật có liên quan đến thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Quy định pháp luật về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

– Về hồ sơ đề nghị thẩm định:

Sau khi hoàn thành báo cáo sẽ được gửi tới chủ thể có thẩm quyền để kiểm tra, xem xét tình hiệu quả, khả thi. Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trừ dự án nhóm C.

+ Trong trường hợp dự án do các nhà đầu tư tự đề xuất thì phải có văn bản thỏa thuận giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) với nhà đầu tư về việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.

– Về thời hạn thẩm định:

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất mà mỗi dự án lại có thời hạn thẩm định khác nhau. Cụ thể:

+ Đối với dự án quan trọng quốc gia:  thời hạn thẩm định tối đa là 90 ngày;

+ Đối với dự án nhóm A: thời hạn thẩm định không quá 40 ngày;

+ Đối với dự án nhóm B, nhóm C: thời hạn thẩm định không quá 30 ngày.

-Về nội dung thẩm định:

+ Sự cần thiết của việc thực hiện dự án:

Mục tiêu, quy mô dự án phải thực sự cần thiết, phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương. Đồng thời, việc thực hiện dự án phải thể hiện rõ được những ưu điểm so với các dự án đầu tư khác cùng thời gian tại địa phương đó;

+ Sự phù hợp của các yếu tố cơ bản, có thể kể tới như: mục tiêu và quy mô, địa điểm thực hiện dự án; yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; đơn giá, định mức, phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ,…

+ Hiệu quả của dự án: Là kết quả và đóng góp của dự án đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; quốc phòng, an ninh,…

+ Tính khả thi của dự án, thể hiện qua một số yếu tố như: phương án tài chính, khả năng huy động các nguồn lực, nguồn vốn để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, sử dụng tài nguyên; khả năng thanh toán của người sử dụng;…

+ Phương án loại trừ rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường cho cư dân (nếu có) và tái định cư.

+ Các nội dung cần thiết khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Báo cáo nghiên cứu khả thi là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:10/08/2018

 Luật Xây dựng 2014  Báo cáo kinh tế kỹ thuật  Dự án đầu tư

Bạn cho mình hỏi chút: Công trình của mình có tổng mức 19 tỷ đồng, trong đó GPMB hơn 5 tỷ đồng. Như vậy chỉ lập BCKTKT hay phải làm 2 bước. Chi phí GPMB có phải tiền sử dụng đất nêu trong Điều 5, nghị định 59/2015/nđ-cp không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 52 Luật xây dựng 2014 thì: Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này......

    Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

    a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

    b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

    Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2014/NĐ-CP thì:

    Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

    a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

    b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

    Đối chiếu với trường hợp của bạn, công trình có tổng mức đầu tư 19 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 5 tỷ đồng thì so với quy định trên, dự án này vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật vì bản chất của khoản chi phí giải phóng mặt bằng không phải là tiền sử dụng đất mà là chi phí để phục vụ cho một giai đoạn để thi công công trình. Tổng mức đầu tư vẫn lớn hơn 15 tỷ đồng nên không thuộc trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Pháp luật đối với thắc mắc của bạn. Để nắm cụ thể hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2014/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

    Cảm ơn bạn đã ghé thăm NHPL. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng!


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Ngày hỏi:27/03/2018

 Luật Xây dựng 2014  Đầu tư xây dựng  Quản lý đầu tư xây dựng

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có những nội dung nào? Xin chào Ban biên tập tôi là Nguyễn Thành Công, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, có thắc mắc về lĩnh vực xây dựng. Có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có những nội dung nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có những nội dung được quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014, có quy định về giấy phép quy hoạch xây dựng như sau:

    - Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

    + Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

    + Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

    + Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

    + Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

    + Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

    + Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

    - Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

    + Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

    + Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

    + Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

    + Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

    + Các nội dung khác có liên quan.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về những nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014.

    Trân trọng!


Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Đầu tư xây dựng

Quản lý đầu tư xây dựng

  • Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Cách chức phó phòng làm thất thoát hơn 9,5 tỉ

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm