Không nên uống hoa đậu biếc khi nào

Hoa đậu biếc là loại hoa có màu xanh lam đặc trưng, thường được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm, trà thảo mộc, bánh ngọt và nhiều đồ ăn, đồ uống khác. Hoa đậu biếc có nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp.

Hoa đậu biếc có nguồn gốc từ châu Á với tên khoa học là Clitoria ternatea. Hoa đậu biếc rất giàu hợp chất anthocyanins được gọi là ternatins, là chất chống oxy hóa giúp loại hoa này có màu xanh. Các nghiên cứu cho thấy ternatins có thể làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, hoa đậu biếc còn chứa một số chất chống oxy hóa khác, bao gồm:

- Kaemphferol: Chất chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư.

- Axit p-Coumaric: Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ chống lại bệnh tật.

- Delphinidin-3,5-glucoside: Chất chống oxy hóa giúp kích thích chức năng miễn dịch, tiêu hủy tế bào ung thư đại trực tràng.

Không nên uống hoa đậu biếc khi nào

Tác dụng của hoa đậu biếc

1. Tốt cho da và tóc

Hoa đậu biếc là thành phần của rất nhiều sản phẩm làm đẹp như serum, dầu gội đầu, dầu dưỡng tóc... Những chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc đều có lợi cho da và tóc.

Theo một nghiên cứu năm 2021, chiết xuất hoa đậu biếc có thể làm tăng độ ẩm trên da của bạn lên 70% trong một giờ sau khi thoa tại chỗ.

Nghiên cứu năm 2012 cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc so với minoxidil, một sản phẩm phổ biến được sử dụng để điều trị rụng tóc.

2. Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ ​​hoa đậu biếc có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào mỡ bằng cách điều chỉnh một số cách liên quan đến sự tiến triển của tế bào. Nghiên cứu khác cho thấy hoa đậu biếc cũng có thể ngăn chặn quá trình tổng hợp tế bào mỡ trong cơ thể. Do đó, nhiều người thường sử dụng hoa đậu biếc khi ăn kiêng để hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

Không nên uống hoa đậu biếc khi nào

3. Ổn định lượng đường trong máu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoa đậu biếc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan.

Một nghiên cứu trên 15 người đàn ông cho thấy đồ uống có chiết xuất từ ​​hoa đậu biếc làm tăng mức độ chống oxy hóa, giảm lượng đường trong máu và lượng insulin. Đặc tính chống oxy hóa của hoa đậu biếc có thể bảo vệ khỏi tổn thương tế bào và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

4. Chống lại ung thư

Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong hoa đậu biếc có khả năng ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra, từ đó hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

5. Giảm căng thẳng

Những hợp chất có lợi trong hoa đậu biếc không chỉ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp thư giãn, giảm căng thẳng và stress trong công việc, học tập.

Nên uống hoa đậu biếc vào lúc nào?

Trà hoa đậu biếc là thức uống phổ biến và rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cho vài bông hoa đậu biếc khô (4 gam) vào một cốc nước nóng (240 ml), đợi khoảng 10-15 phút rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm một chút nước chanh hoặc mật ong để đồ uống thêm ngon miệng hơn.

Không nên uống hoa đậu biếc khi nào

Bạn có thể uống trà hoa đậu biếc cả ngày, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là từ 15-17h chiều và trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, nên uống trà hoa đậu biếc khi vừa mới pha xong để cảm nhận được hương vị đậm đà, đồng thời hấp thụ được trọn vẹn dinh dưỡng. Ngược lại, khi hãm quá lâu, trà hoa đậu biếc sẽ có màu sậm hơn, giảm hương vị thơm ngon. Để càng lâu, trà càng dễ bị oxy hóa, những chất chống oxy hóa trong trà cũng bị mất dần và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Việc này ảnh hưởng đến cả chất lượng của trà lẫn sức khỏe người dùng.

Nhiệt độ lý tưởng để pha trà hoa đậu biếc là 75-90 độ C vì khi pha ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngược lại, nếu pha trà với nước quá nguội thì tinh chất trong trà sẽ không tiết ra được hết.

Người nào không nên uống trà hoa đậu biếc?

Trà hoa đậu biếc rất lành tính, tuy nhiên một số đối tượng không nên sử dụng trà hoa đậu biếc bao gồm:

- Trẻ nhỏ.

- Chị em đang mang thai.

- Phụ nữ đang tới kỳ kinh nguyệt.

- Người đang điều trị bệnh và sắp phải phẫu thuật.

- Người đang dùng thuốc chống đông máu.

- Người già có bệnh nền mãn tính.

- Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-la-gi-nen-uong-hoa-dau-b...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-la-gi-nen-uong-hoa-dau-biec-vao-luc-nao-la-tot-nhat-d303492.html

Theo Khánh Hằng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Theo các bác sĩ của bệnh viện Y học cổ truyền, trong cây hoa đậu biếc có chứa một lượng độc tố nhỏ, tập trung ở phần rễ và hạt. Chất độc này thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc trị côn trùng hay rắn cắn, thuốc xổ và thuốc tẩy. 

Rễ cây đậu biếc có vị đắng, chát, có chứa chất giúp lợi tiểu, nhuận tràng. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng rễ và hạt cây đậu biếc với liều lượng vừa đủ để làm thuốc giải nhiệt. Rất may là chất độc có trong cây hoa đậu biếc chỉ tìm thấy trong hạt và rễ cây. Còn hoa đậu biếc thì có thể sử dụng để tạo màu thực phẩm và chữa bệnh. 

Không nên uống hoa đậu biếc khi nào
Tác hại của hoa đậu biếc là gì?

Tuy nhiên, trong hoa đậu biếc lại chứa lượng lớn chất anthocyanin có tác dụng ức chế tiểu cầu kết tụ, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và thậm chí là kích thích tử cung co bóp mạnh. Do đó không phải ai cũng có thể sử dụng hoa đậu biếc. Đồng thời lượng hoa đậu biếc dùng mỗi lần cũng cần được giới hạn. 

1.1. Tác hại của hoa đậu biếc đối với phụ nữ mang thai

Bà bầu có uống hoa đậu biếc được không?

Do trong hoa đậu biếc có chất anthocyanin có thể làm co bóp tử cung nên các mẹ bầu cần hạn chế sử dụng. Trong trường hợp cần dùng hoa đậu biếc tươi hoặc hoa đậu biếc khô, mẹ bầu nên kiểm tra thật kỹ xem bông hoa có còn dính hạt không. Đồng thời lượng hoa đậu biếc bà bầu dùng không nên vượt quá 4 bông/lần. 

1.2. Tác hại của hoa đậu biếc đối với trẻ em và trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn non yếu nên cha mẹ cũng hạn chế cho con dùng hoa đậu biếc. Đặc biệt với các bé hệ tiêu hóa kém thì có thể bị tiêu chảy, buồn nôn khi ăn các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc. Có nhiều chất trong hoa đậu biếc mà cơ thể trẻ nhỏ không hấp thụ được, từ đó dễ sinh ra phản ứng phụ. 

Với những nhà trồng cây hoa đậu biếc, cha mẹ nên chú ý rào cây lại hoặc tạo khoảng cách an toàn đối với bé. Tránh trường hợp con nghịch ngợm, tự ý bứt hoa và hạt cây đậu biếc, ăn vào sẽ gây nguy hiểm. Cha mẹ nên nhắc bé không được tự ý chơi với hạt và hoa đậu biếc.

1.3. Tác hại của hoa đậu biếc đối với người lớn

Với các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang uống thuốc chống đông máu thì nên hạn chế dùng hoa đậu biếc. Liều dùng hoa đậu biếc ở người lớn tốt nhất là không quá 100g/ngày. Nếu uống trà hoa đậu biếc để trị bệnh thì không dùng quá 5 bông/ấm.

2. Sử dụng hoa đậu biếc sai cách gây hại cho sức khỏe ra sao?

Sử dụng hoa đậu biếc không đúng cách có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Trong hoa đậu biếc có chứa các chất như flavonoid, antioxidants và anthocyanin. Nếu bạn bị dị ứng với một trong số các hoạt chất này thì không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc.

Ngoài ra, các chị em còn mách nhau cách dùng hoa đậu biếc để làm mặt nạ dưỡng da cũng nên cẩn thận. Đặc biệt với các chị em da nhạy cảm thì nên thử nghiền một chút hoa đậu biếc với nước, sau đó thoa lên cổ hoặc tay để kiểm tra. Nếu xảy ra hiện tượng ngứa rát, mẩn đỏ hoặc phát ban thì không nên sử dụng cho da mặt.

3. Công dụng và tác dụng phụ của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc không chỉ được dùng để tạo màu thực phẩm mà còn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh và làm đẹp da. Cụ thể, hoa đậu biếc có tác dụng:

  • Dưỡng da sáng mịn, chống lão hóa, giảm nhăn da;
  • Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ trong máu;
  • Hỗ trợ  ngăn ngừa bệnh ung thư;
  • Tốt cho bệnh nhân bị tim mạch;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cân bằng lượng đường trong máu;
  • Giúp cải thiện thị lực, giảm nhức mỏi và khô mắt;
  • Giúp an thần, giảm lo âu, căng thẳng kéo dài.

Trong trường hợp bạn dùng hoa đậu biếc quá liều có thể bị chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm và cồn ruột. Do đó, mỗi lần sử dụng hoa đậu biếc để nấu ăn hoặc pha trà, chỉ nên dùng tối đa 8-10 bông là đủ. Với những người tiêu hóa kém, đang điều trị bệnh bằng thuốc thì nên hạn chế dùng hoa đậu biếc.

Sưu tầm